Phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng bảng điểm cân bằng của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 71)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ BÀN LUẬN

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.2 Phân tích hồi quy đa biến

4.2.2.1 Mơ hình hồi quy tổng thể.

Như đã trình bày ở chương 3, phần này tác giả tác giả tiến hành phân tích hồi quy đa biến của mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể mơ hình hồi quy đa biến đã xây dựng như sau:

VDBSC = β0 + β1QMCT + β2TGLD + β3CLKD + β4TTNB + β5CPTC +β6TDNV Trong đó:

VDBSC: Biến phụ thuộc (Vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh)

Các biến độc lập: QMCT, TGLD, CLKD, TTNB, CPTC,TDNV. - QMCT: Quy mô công ty

- TGLD: Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao - CLKD: Chiến lược kinh doanh

- TTNB: Truyền thơng nội bộ - CPTC: Chi phí tổ chức BSC

- TDNV: Trình độ nhân viên kế tốn β0, β1, … β6: Các tham số của mô hình.

Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu này được trình bày ở những nội dung tiếp theo dưới đây.

4.2.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

Kết quả cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 56.0% > 50% (Bảng 4.9), đồng thời, kiểm định F trong bảng ANOVA (Bảng 4.10) cho thấy giá trị này có ý nghĩa thống kê với Sig. < 0.05. Từ đó kết luận mơ hình là phù hợp, các biến độc lập (QMCT, TGLD, CLKD, TTNB, CPTC, TDNV) giải thích được 56.0% sự thay đổi của biến phụ thuộc (VDBSC), phần cịn lại được giải thích bởi các yếu tố khơng được xem xét trong mơ hình.

Bảng 4.9: Mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu

Mơ hình Hệ sốR Hệ sốR2 Hệ số R2 - hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Durbin- Watson

1 .756a .572 .560 .14758 1.919

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Bảng 4.10 Bảng ANOVA Mơ hình Tổng bình Mơ hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 6.200 6 1.033 47.443 .000b Phần dư 4.639 213 .022 Tổng 10.839 219

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

4.2.2.3 Kiểm định trọng số hồi quy

Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy (Bảng 4.11), cho thấy giá trị Sig của các biến độc lập QMCT, TGLD, CLKD, TTNB, CPTC, TDNV đều nhỏ hơn 0.05, từ đó tác giả kết luận các biến độc lập tương quan và có ý nghĩa với biến độc lập VDBSC.

Mơ Hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF 1 (Constant) 1.264 .167 7.578 .000 QMCT .094 .017 .270 5.676 .000 .891 1.123 TGLD .102 .016 .282 6.198 .000 .973 1.027 CLKD .218 .041 .303 5.324 .000 .621 1.610 TTNB .111 .028 .205 3.932 .000 .742 1.347 CPTC .076 .021 .179 3.590 .000 .808 1.238 TDNV .081 .016 .234 5.092 .000 .953 1.050

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Từ kết quả trong bảng trọng số hồi quy (bảng 4.11), xác định được phương trình hồi quy như sau:

Phương trình hồi quy:

VDBSC = 0.270QMCT + 0.282TGLD + 0.303CLKD + 0.205TTNB + 0.179CPTC + 0.234TDNV

4.2.2.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có sự tương quan hồn toàn với nhau. Để kiểm tra hiện tượng đa công tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Kết quả trong bảng 4.11 cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, từ đó kết luận mơ hình nghiên cứu khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

4.2.2.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư.

Tự tương quan là hiện tượng các sai số ngẫu nhiên có mối liên hệ tương quan nhau, khi đó có thể xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Sử dụng hệ số Durbin-Watson để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất), hệ số có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu các phần sai số khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với

nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2. Dựa vào kết quả bảng 4.9, cho thấy d được chọn rơi vào miền chấp nhận giả thuyết khơng có tương quan chuỗi bậc nhất (d = 1.919 gần bằng 2) Như vậy, kết luận khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mơ hình, mơ hình có ý nghĩa.

4.2.2.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư.

Mơ hình hồi quy tuyến tính chỉ thực sự phù hợp với các dữ liệu quan sát khi phần dư có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Để kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư, ta sử dụng biểu đồ Histogram và biểu đồ P– P Plot.

Kết quả trong biểu đồ tần số Histogram (Hình 4.1) cho thấy một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số, với độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,986 và Mean gần bằng 0, ta có thể kết luận rằng, giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Để củng cố cho kết luận này, chúng ta xem thêm biểu đồ P-P Plot (Hình 4.2) của phần dư chuẩn hóa, các điểm quan sát khơng phân tán xa đường chéo kỳ vọng, nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.

Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

4.2.2.7 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi

Kết quả xử lý trong đồ thị phân tán (Hình 4.3) cho thấy thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi khơng đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của sai số (phần dư) khơng đổi.

Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

4.2.2.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy, sử dụng trọng số hồi quy chuẩn hóa để xem xét mức độ giải thích của các biến độc lập cho sự biến thiên của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011), có thể kết luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1 (+) Quy mơ cơng ty có tác động cùng chiều đến vận dụng

BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến QMCT có giá trị β = 0.270> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H1.

Giả thuyết H2 (+) Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao có tác động cùng

phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến TGLD có giá trị β = 0.282> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H2.

Giả thuyết H3 (+) Chiến lược kinh doanh có tác động cùng chiều đến vận

dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến chiến lược kinh doanh có giá trị β = 0.303> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H3.

Giả thuyết H4 (+) Truyền thơng nội bộ có tác động cùng chiều đến vận dụng

BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến TTNB có giá trị β = 0.205> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H4

Giả thuyết H5 (+): Chi phí tổ chức BSC có tác động cùng chiều đến vận

dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến CPTC có giá trị β = 0.179> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H5.

Giả thuyết H6 (+) Trình độ nhân viên kế tốn tác động cùng chiều đến vận

dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến TDNV có giá trị β = 0.234> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H6.

4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả về mức độ tác động của các nhân tố độc lập đến biến phụ thuộc cho kết quả rằng trong các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thì nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là chiến lược kinh doanh với mức độ tác động là β = 0.303; nhân tố mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao ảnh hưởng mạnh thức hai với β = 0.282, nhân tố quy mô công ty ảnh hưởng mạnh thứ ba với β = 0.270, nhân tố trình độ nhân viên kế toán ảnh hưởng thứ tư với β = 0.234, nhân tố truyền thông nội bộ với β = 0.205 và nhân tố chi phí tổ chức có ảnh hưởng thấp nhất với mức ảnh hưởng β = 0.179.

- Quy mô công ty: Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô cơng ty có ảnh

Minh, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Patrícia Rodrigues Quesado và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013) hay Nguyễn Trần Phương Giang (2017). Thực tế điều này có thể được giải thích rằng khi quy mơ của cơng ty liên quan đến các chỉ tiêu như doanh thu, số lượng nhân viên, tổng tài sản càng lớn thì doanh nghiệp cần vận dụng BSC để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của đơn vị hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

- Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, kết quả này là hồn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Geert Braam, Ed Nijssen (2008), Trần Quốc Việt (2013). Thực tế nhà lãnh đạo có vai trị rất quan trọng trong việc thiết lập và vận hành bất kỳ hệ thống nào vào đơn vị mình và BSC cũng không là ngoại lệ. Khi nhà lãnh đạo nhận thức được tính hữu ích của BSC, hiểu được việc sử dụng các chỉ số và tiêu chuẩn để xây dựng và triển khai chiến lược là cần thiết thì khi đó họ mới chấp nhận tổ chức vận dụng BSC tại đơn vị nhằm thu được các lợi ích mà BSC mang lại.

- Chiến lược kinh doanh: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược kinh

doanh có ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Hendricks, K., Menor, L., & Wiedman, C. (2004), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), Nguyễn Trần Phương Giang (2017). Thực tế thì ở mỗi chiến lược kinh doanh khác nhau như chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược tập trung phẩm mới, chiến lược tăng trưởng doanh thu thì nhu cầu vận dụng BSC cũng khác nhau.

- Truyền thông nội bộ: Kết quả nghiên cứu cho thấy truyền thơng nội bộ có ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Geert Braam, Ed Nijssen (2008), Trần Quốc Việt (2013). Thực tế điều này có thể được giải thích

rằng việc vận dụng BSC và các bộ phận, cá nhân khác trong đơn vị truyền đạt những thông tin, dữ liệu được cho phép, cần thiết, từ đó hỗ trợ lẫn nhau, giúp các nhân viên này thực hiện nhiệm vụ của mình hiệu quả hơn, và tăng sức mạnh của họ trong tổ chức.

- Chi phí tổ chức BSC: Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí tổ chức BSC có ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Carol Chepng’eno Koske and Willy Muturi (2015). Thực tế điều này có thể được giải thích rằng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp chính là lợi nhuận vì vậy mà các quyết định kinh tế khi đưa ra đều cần cân nhắc đến hiệu quả của chúng, tức là sự so sánh giữa lợi ích mà vận dụng BSC mang lại với các chi phí cần bỏ ra để nhận được những lợi ích đó như chi phí đào tạo chuyển giao BSC, chi phí đầu tư cơng nghệ phục vụ tổ chức BSC, chi phí tư vấn từ các tổ chức, chuyên gia về tổ chức BSC.

- Trình độ nhân viên kế tốn: Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ nhân

viên kế tốn có ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Phương Giang (2017). Thực tế điều này có thể được giải thích rằng để vận dụng BSC thì con người mà ở đây là các nhân viên kế tốn cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định để vận dụng BSC từ đó khai thác lợi ích mà BSC mang lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra rằng mơ hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ có 6 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: chiến lược kinh doanh, mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao, quy mơ cơng ty, nhân tố trình độ nhân viên kế tốn, truyền thơng nội bộ và nhân tố chi phí tổ chức BSC.

Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các kiến nghị về vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh liên quan đến từng nhân tố ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã trả lời được những câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở phần mở đầu cũng như giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể như sau:

- Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh? Kết quả cho thấy việc vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh chịu sự tác động của các nhân tố như Quy mô công ty; Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao; Chiến lược kinh doanh; Truyền thơng nội bộ; Chi phí tổ chức BSC; Trình độ nhân viên kế tốn.

- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

TT Nhân tố Mức độ tác động

1 Quy mô công ty

0.270 2 Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao

0.282 3 Chiến lược kinh doanh

0.303 4 Truyền thông nội bộ

0.205 5 Chi phí tổ chức BSC 0.179 6 Trình độ nhân viên kế tốn 0.234 (Nguồn: tác giả tổng hợp)

Dựa trên kết quả nghiên cứu về sự tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tác giả tiến hành đề xuất một số các hàm ý chính sách liên quan đến từng nhân tố tác động của các nhân tố đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, thơng qua đó tác giả giải quyết mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này.

5.2 Hàm ý chính sách

Tác giả xin đưa ra một số các hàm ý chính sách về vận dụng BSC tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh theo từng nhân tố và theo mức độ tác động giảm dần của từng nhân tố đến vận dụng BSC tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:

5.2.1 Chiến lược kinh doanh

Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những nhân tố tác động đến vận dụng BSC ở các doanh nghiệp xây dựng Tp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng bảng điểm cân bằng của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)