Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học e5 của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh theo lý thuyết giá trị tiêu thụ (Trang 37 - 40)

Tổng hợp các giả thuyết đề xuất:

(1) Giá trị chức năng về chất lượng ảnh hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp.HCM.

(2) Giá trị chức năng về giá cả ảnh hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp.HCM

(3) Giá trị xã hội ảnh hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp.HCM.

(4) Giá trị cảm xúc ảnh hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp.HCM.

(5) Giá trị tri thức ảnh hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp.HCM.

Giá trị chức năng về chất lượng

Giá trị chức năng về giá Giá trị xã hội Giá trị cảm xúc

Giá trị điều kiện

Giá trị tri thức

Hành vi lựa xăng sinh học E5 Mức độ quan tâm đến môi trường H1 + H 2 + H3 + H4+ H5 + H6 + H7 + Nhân khẩu học

(6) Giá trị có điều kiện ảnh hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp.HCM.

(7) Mức độ quan tâm về mơi trường có tương quan tích cực đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp.HCM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Cơ sở lý luận về sản phẩm xanh đã được tổng hợp trong chương 2, dựa trên nền tảng lý thuyết này, 7 giả thuyết đã được phát triển và một mơ hình nghiên cứu ban đầu được giả định, cụ thể là:

− Định nghĩa về sản phẩm xanh, xăng sinh học E5, đồng thời giải thích xăng sinh học E5 vì sao được xem là sản phẩm xanh.

− Lý thuyết giá trị tiêu thụ và các mơ hình nghiên cứu trước đây.

− Hành vi lựa chọn xăng sinh học được ảnh hưởng bởi 7 yếu tố trong lý thuyết giá trị tiêu thụ liên quan đến sản phẩm xanh bao gồm giá trị chức năng về chất lượng, giá trị chức năng về giá cả, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị điều kiện, giá trị tri thức và mức độ quan tâm đến mơi trường.

− Đề xuất mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. HCM

Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đưa ra.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 trình bày lý thuyết về giá trị tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5. Mơ hình lý thuyết đã được xây dựng kèm theo các giả thuyết. Chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đưa ra. Chương này bao gồm bốn phần: (1) Thiết kế nghiên cứu; (2) Xây dựng thang đo; (3) Thiết kế mẫu; (4) Các tiêu chí đánh giá thang đo.

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.1, cụ thể như sau:  Bước 1: Xây dựng thang đo

Thang đo nháp 1 được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng với các đo lường chúng đã được kiểm định tại thị trường quốc tế.

 Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ định tính

Các thang đo đã được thiết lập tại nước ngồi có thể chưa phù hợp với thị trường và người tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam nói chung và tại Tp. HCM nói riêng do có sự khác biệt về văn hố, ngơn ngữ, và mức độ phát triển kinh tế, thu nhập, … Vì vậy, các thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và thảo luận trực tiếp với người có kiến thức nhiều về xăng sinh học E5. Thông qua kết quả của nghiên cứu định tính này, thang đo nháp 1 được điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh thang đo nháp này (gọi là thang đo nháp 2) được dùng cho nghiên cứu định tính lần thứ hai.

 Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức

Thang đo chính thức được dùng cho nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Nghiên cứu này dùng để kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Tất cả dữ liệu thu thập sẽ được làm sạch và bắt đầu xử lý với sự hỗ trợ

của phần mềm SPSS 20.0

Các thang đo này được kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo, sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi qui tuyến tính bội.

Sau khi thực hiện các phân tích, kết luận về kết quả nghiên cứu và đưa ra hàm ý quản trị cho xăng sinh học E5.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học e5 của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh theo lý thuyết giá trị tiêu thụ (Trang 37 - 40)