CHƯƠNG 3 :KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.2 Chỉ tiêu nông học, thành phần năng suất và năng suất của 10 giống/dòng
3.2.8 Năng suất thực tế
Để có năng suất cao đòi hỏi các yếu tố cấu thành năng suất phải tốt. Kết quả
Bảng 3.4 cho thấy tất cả các giống/dịng lúa thơm thí nghiệm đều cho năng suất thực tế cao hơn so với giống đối chứng OM4900 (3,01 tấn/ha). Trong đó giống/dịng có năng suất thực tế cao nhất là BN3 (4,93 tấn/ha), giống/dòng Thơm
7 Núi Đột Biến (4,92 tấn/ha), giống/dòng TP6 (4,77 tấn/ha). Giống đối chứng OM4900 có năng suất thực tế thấp nhất (3,01 tấn/ha). Năng suất thực tế của 10
giống/dịng lúa thơm thí nghiệm khác biệt mức ý nghĩa thống kê 5%.
3.2.9 Năng suất lý thuyết
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy để có được năng suất cao, cây lúa cần có số bơng/m2 vừa phải, tăng số hạt chắc/bơng trên đơn vị diện tích là biện pháp tăng
năng suất tốt hơn khi gia tăng số bông/m2 (Lê Xuân Thái, 2003).
Theo kết quả Bảng 3.4 năng suất lý thuyết của 10 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm biến thiên trong khoảng từ 4,96-6,65 tấn/ha, và khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Các giống/dòng KDML x TP5 2-1 (5,87 tấn/ha), TP6 (6,04 tấn/ha),
BN3 (6,09 tấn/ha), KDML x TP5 2-3 (6,2 tấn/ha), T7NĐB (6,65 tấn/ha) đạt năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng OM 4900 (5,04 tấn/ha).
Bảng 3.4 Năng suất thực tế, năng suất lý thuyết của 10 giống/dòng lúa thơm vụ Đông- Xuân 2012-2013 tại huyện Bến Lức, Tỉnh Long An
STT Giống/dòng NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha)
1 TP6 4,77a 6,04b 2 BN3 4,93a 6,09b 3 T7NĐB 4,92a 6,65a 4 TP9 x TP5 1-3-4 3,65c 4,96d 5 KDML x TP5 1-1 3,22d 5,14d 6 KDML x TP5 1-2 3,26cd 5,26d 7 KDML x TP5 2-1 3,40cd 5,87bc 8 KDML x TP5 2-2 3,20d 5,43cd 9 KDML x TP5 2-3 4,15b 6,20b 10 OM4900 (ĐC) 3,01d 5,04d F * * CV% 5,97 5,34
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê, * = khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%
3.3 Đánh giá phẩm chất gạo