Hàm lượng protein

Một phần của tài liệu chọn giống lúa thơm ngắn ngày năng suất cao phẩm chất tốt phù hợp với diện tích canh tác lúa dọc trục chính đường cao tốc thành phố hồ chí minh - trung lương (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 3 :KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.2 Chỉ tiêu nông học, thành phần năng suất và năng suất của 10 giống/dòng

3.3.3 Hàm lượng protein

Hàm lượng protein là một chỉ tiêu quan trọng đối với chất lượng dinh dưỡng của

hạt lúa. Tuy nhiên, hàm lượng protein di truyền rất phức tạp (Jenning et al., 1979). Từ kết quả Bảng 3.6 cho thấy hàm lượng protein của các giống/dòng nằm trong khoảng 6,36-8,20%, khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Các giống/dịng

đều có hàm lượng protein thấp hơn đối chứng, ngoại trừ giống/dòng KDML x

TP5 2-1 (8,20%) có hàm lượng protein cao hơn đối chứng OM4900 (7,70%). Giống/dịng có hàm lượng protein thấp nhất là KDML x TP5 2-3 (6,36%). Các giống/dịng có hàm lượng protein tương đương với giống đối chứng OM4900 (7,70%) là giống/dòng Thơm 7 Núi Đột Biến (7,63%), giống/dòng KDML x TP5 1-1 (7,63%).

Bảng 3.6 Hàm lượng amylose, hàm lượng protein của 10 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm vụ Đơng- Xn 2012-2013 tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An

STT Giống/dòng Hàm lượng amylose (%) Hàm lượng protein (%)

1 TP6 16,58e 6,76c 2 BN3 14,83f 6,53c 3 T7NĐB 17,05d 7,63ab 4 TP9 x TP5 1-3-4 16,74de 6,66c 5 KDML x TP5 1-1 18,28b 7,63ab 6 KDML x TP5 1-2 18,17bc 7,46b 7 KDML x TP5 2-1 15,15f 8,20a 8 KDML x TP5 2-2 18,20bc 6,73c 9 KDML x TP5 2-3 19,39a 6,36c 10 OM4900 (ĐC) 17,88c 7,70ab F * * CV% 1,10 4,47

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê, * = khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%

3.3.4 Độ trở hồ

Độ trở hồ, một đặc tính dùng để xác định phẩm chất gạo khi nấu, là nhiệt độ cần

thiết để khi nấu nước được hấp thụ và hạt tinh bột phồng lên khơng hồn nguyên lại được (Jennings et al., 1979). Từ kết quả Bảng 3.7 cho thấy độ trở hồ của các giống biến thiên từ cấp 3-7, trong đó các giống/dịng OM 4900, BN3 có độ trở hồ

được đánh giá ở mức độ cao (cấp 3), độ phân hủy do kiềm thấp (IRRI, 1966).Các

giống/dịng cịn lại có độ trở hồ được đánh giá ở mức thấp (cấp 7), giống/dòng

Thơm 7 Núi Đột Biến được đánh giá ở mức thấp (cấp 6), độ phân hủy kiềm cao.

Hình 3.2 Nhiệt trở hồ của các giống/dòng lúa thơm

3.3.5 Độ bền thể gel

Độ bền thể gel là một trong các chỉ tiêu để đánh giá kết cấu hạt cơm. Kết quả

Bảng 3.7 cho thấy các giống/dòng đều thuộc nhóm mềm (cấp 3), giống đối chứng

OM4900 được phân cấp độ bền gel (cấp 3), ngoại trừ hai giống/dòng TP6, Thơm

7 Núi Đột Biến được phân cấp độ bền gel (cấp 1) thuộc nhóm rất mềm (IRRI, 1966).

TP6 BN3

Hình 3.3 Độ bền thể gel các giống/dịng lúa thơm

Một phần của tài liệu chọn giống lúa thơm ngắn ngày năng suất cao phẩm chất tốt phù hợp với diện tích canh tác lúa dọc trục chính đường cao tốc thành phố hồ chí minh - trung lương (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)