CHƯƠNG 2 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.7 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM
2.7.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam qua các giai đoạn
Giai đoạn từ năm 1989 đến 1995
Đây là những năm đầu của thời kỳ mới xuất khẩu, sản xuất và xuất khẩu không ổn định. Trong 7 năm, xuất khẩu được 11,63 triệu tấn gạo với kim ngạch đạt 2,52 tỉ USD và giá xuất khẩu trung bình 218 USD/tấn. Phần lớn gạo xuất khẩu là 35% đến 25% tấm (Võ Hùng Dũng, 2012).
Giai đoạn từ năm 1996 đến 1999
Tình hình sản xuất đi vào ổn định. Xuất khẩu đạt 14,82 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,77 tỉ USD. Đỉnh điểm của xuất khẩu đạt vào năm 1999 với số lượng 4,5 triệu tấn và kim ngạch duy trì ở mức 1 tỉ USD (Võ Hùng Dũng, 2012).
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2004
Xuất khẩu gạo giảm mạnh về số lượng và giá cả. Trong 5 năm, tổng xuất khẩu đạt 18,31 triệu tấn gạo với kim ngạch 3,32 tỉ USD. Năm 2001 giá trung bình chỉ cịn 154 USD/tấn, năm 2003 là 186 USD/tấn (Võ Hùng Dũng, 2012).
Giai đoạn từ năm 2005 đến 2011
Thời kỳ tăng trưởng rất mạnh của việc xuất khẩu gạo về cả giá và lượng. Trong 7 năm đạt 39 triệu tấn, chiếm 47% số lượng và kim ngạch đạt 15,4 tỉ USD, chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 1989 đến 2011. Giá xuất khẩu gia tăng nhanh với tỉ lệ tăng trung bình 10,8% năm. Riêng năm 2008 mức giá trung bình ở mức kỷ lục 570 USD/tấn. Trong đó, tháng 7 lên tới 802 USD/tấn (Võ Hùng Dũng, 2012).
Từ 2011 đến nay
Năm 2012 Việt Nam vươn lên ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu gạo đạt 7,65 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng gạo xuất khẩu thì lớn nhưng chỉ tương đương với giá trị xuất khẩu năm 2011 (Đào Huyền, 2013).
19
Theo Đoàn Mạnh Tường, 2012 thì sản lượng gạo xuất khẩu và tổng giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 1989 đến 2012 (ước tính) được thể hiện qua các biểu đồ sau:
Hình 2.4: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2012
(Nguồn: Đoàn Mạnh Tường, 2012)
1,37 1,46 2,05 3,39 5,20 6,05 6,75 7,10 7,26 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1989 1990 1995 2000 2005 2009 2010 2011 2012 Triệu tấn Năm
Hình 2.5: Tổng giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2012
(Nguồn: Đoàn Mạnh Tường, 2012)
310,3 274,5 538,8 615,8 1279,3 2464,0 2912,0 3507,0 3234,0 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 1989 1990 1995 2000 2005 2009 2010 2011 2012 Triệu USD Năm
20
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.250 – 5.350 đ/kg, lúa dài khoảng 5.450 – 5.550 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 (gạo 5% tấm) hiện khoảng 6.900 – 7.000 đ/kg , gạo nguyên liệu loại 25% tấm là 6.750 – 6.850 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm khơng bao bì hiện khoảng 8.050 – 8.150 đ/kg, gạo 15% tấm 7.650 – 7.750 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.300 – 7.400 đ/kg tùy chất lượng và địa phương (Trần Thúy, 2013).
2.7.2 Thách thức của xuất khẩu gạo Việt Nam
Dự báo, năm 2013, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đối diện nhiều khó khăn khi chịu sự cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan, Myanmar, nhiều thị trường nhập khẩu đã tuyên bố giảm lượng gạo nhập (Đào Huyền, 2013).
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện các doanh nghiệp trong nước chưa ký được hợp đồng xuất khẩu gạo lớn. Hợp đồng xuất khẩu gạo năm 2012 chuyển sang năm 2013 khoảng 400.000 tấn, sản lượng gạo tồn kho chuyển sang khoảng 600.000 tấn. Trong khi quý I là thời điểm các tỉnh ĐBSCL bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân. Dự báo, sản lượng gạo hàng hóa sẽ tăng rất nhanh nếu khơng sớm tìm được đầu ra, chậm ký kết các hợp đồng mới, sẽ tạo áp lực lên giá lúa, giá gạo (Đào Huyền, 2013).
Bên cạnh đó, hàng loạt các thị trường tiềm năng của Việt Nam đã đưa ra dự báo giảm lượng gạo nhập khẩu. Thị trường Philippines có thể hủy các kế hoạch nhập gạo. Nếu như trong năm 2012, Indonesia nhập khẩu 1,7 triệu tấn gạo từ Việt Nam thì hiện nước này thơng báo có thể không nhập khẩu hoặc giảm lượng gạo nhập khẩu tối đa trong năm 2013. Malaysia cũng đang tồn kho nhiều nên trong quý I không nhập gạo. Cùng nằm trong xu hướng giảm, nhiều nước Châu Phi cũng tuyên bố tồn kho nhiều nên sẽ giảm số lượng gạo nhập hoặc nhập chậm hơn so với kế hoạch năm trước (Đào Huyền, 2013).
Đặc biệt, năm 2012, Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, nhưng Trung Quốc vừa ký một thỏa thuận gạo với Thái Lan, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu sang thị trường này (Đào Huyền, 2013).
Ngoài ra, gạo Việt Nam phải chịu cạnh tranh gay gắt với Thái Lan, Myanmar. Theo nhận định của Bộ Tài chính, giá gạo xuất khẩu năm nay có xu hướng giảm khoảng 7- 8% so với mức giá cuối năm 2012. Như vậy, khi nguồn cung đang tăng mạnh, khả năng Việt Nam sẽ thiếu các hợp đồng gạo ngay trong quý I – 2013. Đây là những khó khăn rất lớn đối với xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm Quý Tỵ này (Đào Huyền, 2013).
21