Sơ bộ hạch toán kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát phát triển kinh tế nông hộ tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định (Trang 38 - 46)

Sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng là sản xuất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu lương thực của gia đình do số sào ruộng/người thấp (350 m2/người) nên khó phát triển lúa theo hướng hàng hoá. Để giúp nông dân thấy hiệu quả việc đầu tư và sản phẩm nông nghiệp thu được trên đơn vị diện tích, trong phạm vi của đề tài chúng tôi tính toán hiệu quả kinh tế theo kết quả bình quân điều tra về năng suất và mức đầu tư của các nhóm hộ, trên cơ sở đó khuyến cáo người dân đầu tư một hợp lý. Kết quả thể hiện ở bảng 24.

Bảng 24: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nhóm hộ ở xã Mỹ Thắng (tính cho 1 sào)

(đồng)

1. Tổng chi phí 1.003.930

1.1 Ngày công Công 10 40.000 400.000

1.2 Giống Kg 5 8.000 40.000 1.3 Phân bón 509.550 - Phân urê Kg 9,3 9.500 88.350 - Phân lân Kg 15 4.300 64.500 - Phân kali Kg 5,7 17.000 96.900 - Phân chuồng Kg 433 600 259.800 1.4 Vôi Kg 5,3 600 4.380 1.5 Thuốc BVTV 50.000 1.6 Các khoản phải nộp 0 2. Thu nhập Kg 260 5.000 1.300.000 3. Lãi ròng 296.070

(Ghi chú: giá các loại vật tư phân bón theo bản tin sản xuất và thị trường nông lâm sản Bình Định của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Định, tháng 8/2008)

Qua bảng 24 ta thấy:

Chi phí đầu tư cho 1 sào lúa hiện nay ở mức cao (1.003.930 đồng/sào), trong đó đầu tư cho phân bón chiếm 50,76% do hiện nay giá phân bón đang ở mức cao, nên một số hộ dân đầu tư phân bón còn thấp. Công lao động cho 1 sào là 400.000 đồng/sào, chiếm 39,84% tổng chi phí.

Với mức thu nhập bình quân 1 sào lúa của xã theo kết quả điều tra là 1.300.000 đồng, so với mức bình quân của huyện còn thấp (thu nhập 1 sào lúa trung bình của huyện 1.400.000).

Lãi ròng từ 1 sào lúa còn thấp (296.070 đồng/sào), nếu tính theo công lao động thì 1 công lao động thu lãi được khoảng 29.607 đồng. Nhìn chung năng suất lao động sản xuất lúa rất thấp. Tuy nhiên đa số người dân sản xuất lúa của xã sử dụng lao động gia đình theo kiểu “lấy công làm lãi”.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách giảm các khoảng đóng góp của người dân như Thuế nông nghiệp, thuỷ lợi phí… phần nào giảm bớt gánh nặng của người dân, góp phần tăng thu nhập của người sản xuất lúa.

PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua điều tra tình hình sản xuất lúa xã Mỹ Thắng, bước đầu chúng tôi có một số kết luận như sau:

5.1.1. Mỹ Thắng là một xã đồng bằng ven biển, với địa hình thấp, đất bị nhiễm phèn. Diện tích đất nông nghiệp thấp chỉ chiếm 36,67% so với đất tự nhiên, trong đo diện tích đất lúa chỉ chiếm 29,77% đây là điều khó khăn để phát triển nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.

5.1.2. Cây trồng hàng năm của xã chỉ có 3 loại cây (lúa, sắn, rau dưa các loại), gây khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá các loại cây trồng.

5.1.3. Diện tích canh tác lúa của xã chủ yếu là vùng trũng, thường hay bị ngập úng vào đầu vụ đông xuân, nên chủ yếu chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm; vụ đông xuân thường xuống giống muộn so với thời vụ gieo sạ của huyện từ 20 - 30 ngày và thời điểm xuống giống không tập trung (nước rút đến đâu sạ đến đó), trên đồng ruộng xuất hiện nhiều trà lúa.

5.1.4. Bộ giống lúa của xã tương đối ít, chỉ sử dụng các giống trung và ngắn ngày, không có giống dài ngày và giống lúa OMCS 96 là giống chủ lực cho cả 3 vụ.

5.1.5. Mức đầu tư phân của các hộ dân ở xã Mỹ Thắng thấp hơn so với quy trình hướng dẫn của Phòng nông nghiệp & PTNT huyện, cụ thể như sau: phân chuồng giảm 67 kg; vôi giảm 7,3 kg; phân urê giảm 2,7 kg; phân lân 10 kg; phân ka ly giảm 3,3 kg.

5.1.6. Việc áp dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng còn thấp, cụ thể là nông dân sử dụng máy làm đất dao động từ 45,7 – 60,1%; sử dụng máy gặt chiếm 50,2 -80,4%; sử dụng máy bơm nước từ 90,1- 100%.

5.1.7. Năng suất các giống lúa có sự khác nhau, năng suất giống lúa thấp nhất là OMCS 96 (49 tạ/ha) và giống lúa có năng suất cao nhất là giống BĐ 6 (54,3 tạ/ha) và năng suất lúa thuộc nhóm hộ khá cao hơn nhóm trung bình và nhóm nghèo.

5.1.8. Lãi ròng từ 1 sào lúa còn thấp (296.070 đồng/sào), nếu tính theo công lao động thì 1 công lao động thu lãi được khoảng 29.607 đồng. Nhìn chung năng suất lao động sản xuất lúa rất thấp.

5.1.9. Sản xuất lúa của xã thuận lợi ít nhưng gặp nhiều khó khăn về điều kiện đất đai manh mún, nhiễm phèn, nhiễm mặn, vùng trũng thường bị ngập úng.

5.2. Đề nghị

Qua thực hiện đề tài “Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Mỹ Thắng – huyện Phù Mỹ – tỉnh Bình Định” và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương chúng đưa ra một số đề xuất như sau:

5.2.1. Cần tuyển chọn một số giống lúa ngắn và trung ngày năng suất cao để đa dạng cơ cấu giống lúa, giảm bớt áp lực về sâu bệnh trên đồng ruộng.

5.2.2. Quy hoạch các vùng sản xuất lúa, chuyển diện tích chân ruộng 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc để tránh áp lực về thời vụ. Đồng thời dưa các giống trung và dài ngày năng suất cao vào chân ruộng 2 vụ.

5.2.3. Những diện tích vùng trũng, nhiễm mặn chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả cao hơn.

5.2.4. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, cấp phát tờ dơi, tờ bướm, quy trình kỹ thuật để nâng cao nhận thức người dân trong sản xuất lúa, đảm bảo mức đầu tư theo đúng quy trình kỹ thuật.

5.2.5. Đẩy mạnh việc cơ giới hoá vào sản xuất lúa để giải phóng sức lao động và chuyển sang các ngành nghề khác.

5.2.6. Phát triển tín dụng nông thôn để người dân có vốn đầu tư sản xuất và chuyển đổi ngành nghề.

5.2.7. Tranh thủ mọi nguồn vốn xây dựng, nâng cấp Trạm bơm Phú Lộc, kiên cố hoá một số tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo tưới, tiêu thuận lợi.

5.2.8. Thành lập Tổ dịch vụ nông nghiệp để cung ứng kịp thời giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân; phát triển các nghề phụ ở nông thôn như dệt chiếu, đan lưới, làm bánh tráng ...

PHẦN THỨ SÁU TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình cây lúa ĐHNN I – NXB NN 1997

2. Giáo trình cây lương thực Trường ĐHNL Huế. NXB Hà Nội 2003 3. FAO. Org/giew/english/fo/index.htm.

4. Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê năm 2007. 5. Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2007.

6. Niên giám thống kê của huyện Phù Mỹ năm 2007 7. Văn phòng tổng hợp của UBND xã Mỹ Thắng

MỤC LỤC

Trang

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU ……. ……… 1

1.1.Đặt vấn đề ………..1 1.2.Mục đích và yêu cầu ………2

1.2.1. Mục đích ……….2

1.2.2. Yêu cầu ………..2

PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………...3

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ………3.

2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa ……….3

2.1.2. Gia trị ding dưỡng của lúa ………3

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ………..4

2.2.1. Tình hình sản xuất lúa, gạo trên thế giới ……….4

2.2.2. Tình hình sản xuất lúa trong nước ………8

2.2.3. Tình hình thị trường xuất khẩu gạo trong nước ………11.

2.2.4. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Bình Định ………..11

2.2.5. Tình hình sản xuất lúa của huyện Phù Mỹ ………13

PHẦN THỨ BA: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………15

3.1.Đối tượng nghiên cứu………15

3.2. Nội dung nghiên cứu ………...15

3.3. Phương pháp nghiên cứu ………15

PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………..17

4.1. Điều kiện tự nhiên xã Mỹ Thắng ………17

4.1.1. Vị trí địa lý ………..17

4.1.2. Thời tiết, khí hậu ………...17

4.1.3. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai ………18

4.1.4. Nguồn nước ……….21

4.2. Điều kiện xã hội xã Mỹ Thắng ………21

4.3. Tình hình sản xuất lúa xã Mỹ Thắng ………...22

4.4. Tình hình áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng ………24

4.4.1. Mùa vụ gieo sạ ……….24

4.4.2. Cơ cấu giống lúa của xã Mỹ Thắng ……….26

4.4.4. Áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất ………...31

4.4.5. Năng xuất lúa của xã Mỹ Thắng ………..33

4.4.6. Tình hình sâu hại lúa ở xã Mỹ Thắng trong năm 2007 ………35

4.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong sản xuất lúa ………….…..37

4.5.1. Thuận lợi ………...38

4.5.2. Khó khăn ………..39

4.5.3. Giải pháp………40

4.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế ………...40

PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………43

5.1. Kết luận ………...43

5.2. Đề nghị ………44

PHẦN THỨ SÁU: TÀI LIỆU THAM KHẢO ………45

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian 5 năm học tập tại trường Đại học Nông lâm Huế, tôi đã được các thầy cô giáo trang bị những chuyên môn về xã hội. Đây là thời gian mà tôi đã

học hỏi được rất nhiều kiến thức từ các thầy cô giáo, để hôm nay trong thời gian thực tập, tôi đã vận dụng nó hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trong thời gian thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S. Vũ Tuấn Minh cùng với các thầy cô giáo trong Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Phù Mỹ, Đảng ủy, UBND xã Mỹ Thắng. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và ghi nhận sự giúp đỡ quý báu đó.

Do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Mỹ Thắng, ngày 15 tháng 9 năm 2008

Sinh viên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát phát triển kinh tế nông hộ tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w