0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ MỸ THẮNG - HUYỆN PHÙ MỸ - TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 29 -46 )

Diện tích canh tác lúa của xã Mỹ Thắng ít, manh mún và vùng trũng, với nguồn lao động đồi dào và sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng là ngành sản xuất phụ nên việc áp dụng các loại máy móc trong khâu làm đất và thu hoạch gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động trong

nông nghiệp. Việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa ở xã thể hiện ở bảng 21 sau:

Bảng 21: Sử dụng các loại máy móc trong sản xuất lúa năm 2007.

ĐVT: % Nhóm hộ Các loại máy Nhóm hộ khá Nhóm hộ Trung bình Nhóm hộ nghèo Máy làm đất 60 53,3 46,7

Máy bơm nước 90 83,3 60

Máy gặt 76,7 70 50

Máy tuốt 100 100 100

Máy gặt đập liên hợp 0 0 0

Máy phun thuốc BVTV 0 0 0

Qua bảng 21 ta thấy:

Việc sử dụng các loại máy móc trong canh tác lúa của các nhóm hộ có khác nhau, các hộ khá sử dụng các loại máy vào các khâu như làm đất, thu hoạch nhiều hơn. Đối với các hộ nghèo do khả năng đầu tư ít nên tận dụng sức lao động của hộ gia đình nên ít thuê các máy móc vào các khâu của quá trình sản xuất lúa.

Theo báo cáo của UBND xã thì hiện trên địa bàn xã không có máy gặt đập liên hợp và máy phun thuốc BVTV nên không có hộ dân nào sử dụng các dịch vụ này.

Nông dân sử dụng máy làm đất dao động từ 46,7– 60%, số lượng đàn trâu bò của xã ít (khoảng 869 con) nên nông dân sử dụng máy, tuy nhiên ở những vùng trũng việc sử dụng máy làm đất khó khăn, người nông dân phải thuê hoặc mượn trâu bò để làm đất.

Đối với máy gặt, chủ yếu sử dụng máy cắt lúa loại nhỏ (cải tiến từ máy cắt cỏ), các hộ khá sử dụng máy cắt chiếm 76,7%, trong khi các hộ nghèo tỷ lệ này là 50%. Qua điều tra cho thấy 100% số hộ sản xuất lúa đều sử dụng máy tuốt lúa.

Việc sử dụng máy bơm chủ yếu là máy bơm điện, với tỷ lệ dao động từ 60 – 90 % tuỳ theo nhóm hộ, các hộ khá sử dụng máy bơm đạt 90%, các hộ nghèo

vẫn còn bơm tát theo kiểu truyền thống. Đối với những chân ruộng ở xa, đường điện không đến được nông dân phải bơm tát.

4.4.5. Năng suất lúa của xã Mỹ Thắng

Theo bảng 14, năng suất lúa của xã dao động từ 49,4 - 54,9 tạ/ha và năng suất cao nhất là 56 tạ/ha (vụ hè thu). Để đánh giá năng suất lúa của xã Mỹ Thắng, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra 3 nhóm hộ nông dân, tập trung ở 3 thôn có diện tích sản xuất lúa lớn (Thôn 4, Thôn 8 Tây, Thôn 7 Bắc), điều kiện sản xuất lúa của xã (đất đai, thời vụ, thâm canh ...) của nông dân ở 3 thôn này gần như giống nhau.

Qua điều tra 3 nhóm hộ trong xã chúng tôi thấy rằng trong sản xuất nông nghiệp cơ cấu các loại cây trồng nói chung, cơ cấu giống lúa nói riêng có tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng. Bố trí giống lúa phù hợp với từng chân đất và điều kiện môi trường canh tác thuận lợi đầu tư thâm canh hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản xuất có lãi, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân, kinh tế phát triển có điều kiện để tái sản xuất mở rộng. nhưng muốn có năng suất cao người dân phải có nhận thức sâu sắc, ngoài việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, việc chọn giống cây trồng phù hợp là hết sức quan trọng cho năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy trong những năm qua đã cơ cấu giống cây trồng một cách hợp lý và sự đầu tư thâm canh của bà con nông dân khá hợp lý nên năng suất lúa hàng năm tăng lên đáng kể. Qua điều tra năng suất lúa bình quân của các nhóm hộ cho thấy sự chênh lệch nhất định về năng suất giữa các giống lúa và các nhóm hộ do sự chênh lệch đầu tư và chi phí sản xuất. Năng suất các giống lúa của từng nhóm hộ trong 3 thôn của xã Mỹ Thắng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 22: Năng suất các giống lúa của từng nhóm hộ qua các vụ.

(Đơn vị tính: tạ/ha)

Vụ Giống Nhóm hộ

Đông xuân Hè thu vụ mùa OMCS 96 ĐV 108 ĐB 5 ĐB 6 ML 48 DV 108 OMCS 96 OMCS 96 Nhóm hộ khá Thôn 4 53 54 55 55 55 52 50 Thôn 7 Bắc 52 53 55 53 51 50 50 Thôn 8 Tây 52 57 55 56 54 51 Trung bình 52,3 53,5 55 56 54,3 54 53 50,3 Nhóm hộ trung bình Thôn 4 51 53 54 54 53 51 49 Thôn 7 Bắc 50 50 53 53 52 50 49 Thôn 8 Tây 50 54 53 54 51 50 Trung bình 50,3 51,5 54 54 53,3 53 50,7 49,3 Nhóm hộ nghèo Th ôn 4 50 51 52 53 52 50 48 Thôn 7 Bắc 48 50 52 50 51 49 47 Thôn 8 Tây 49 53 50 51 49 47 Trung bình 49 50,5 52 53 51 51,3 49,3 47,3 Bình quân 50,5 51,8 53,6 54,3 52,9 52,8 51,0 49,0

( Nguồn: qua điều tra 3 nhóm hộ xã Mỹ Thắng)

Qua kết quả điều tra năng suất lúa của 3 nhóm hộ ở 3 thôn thể hiện ở bảng 22 ta thấy:

Năng suất các giống lúa có sự khác nhau trên cùng một vụ Hè thu, năng suất giống lúa thấp nhất là OMCS 96 (51 tạ/ha) và giống lúa có năng suất cao nhất là giống ML 48 (52,9 tạ/ha). Giống lúa OMCS 96 được sử dụng trong cả 3 vụ và năng suất các vụ có khác nhau, năng suất cao nhất là vụ hè thu (51 tạ/ha) và thấp nhất là vụ mùa (49 tạ/ha). Như trên đã trình bày, diện tích lúa vụ mùa của xã ít, chủ yếu là gieo khô và năng suất thường bấp bênh do bị ngập úng vào cuối vụ.

Năng suất lúa của các nhóm hộ khác nhau sản xuất cùng 1 giống lúa trong 1 vụ cũng có sự khác nhau, năng suất các nhóm hộ khá đều cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo, điều này thể hiện khả năng đầu tư và chăm sóc của các

nhóm hộ có khác nhau. Ví dụ như cùng 1 giống lúa ML 48 nhưng năng suất bình quân của nhóm hộ khá đạt 54,3 tạ/ha, trong khi nhóm hộ nghèo năng suất chỉ đạt 51 tạ/ha, giảm 3,3 tạ/ha.

Về nguyên nhân năng suất giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch lớn là vì: nhóm hộ khá họ có vốn đầu tư kịp thời, có điều kiện thời gian tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình sử dụng phân bón cân đối và hợp lý hơn, bón đầy đủ các loại phân vô cơ, hưu cơ và có bón vôi khả chưa trước khi gieo sạ. Điều này thể hiện khá rõ khả năng đầu tư phân bón của nông dân.

4.4.6. Tình hình sâu hại lúa ở xã Mỹ Thắng trong năm 2007

* Tình hình sâu bệnh

Như chúng ta đã biết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay việc cơ cấu cây trồng rất đa dạng, mùa vụ xen canh, quản canh trồng nhièu chủng loại khác nhau, hệ thống canh tác cũng khác nhau dẫn đến sâu bệnh gây hại hoa màu nói chung và gây hại cây lúa nói riêng ngày càng tăng. Bên cạnh đó sử dụng thuốc trừ sâu bệnh bừa bãi làm ảnh hưởng đến chủng quần sinh học đồng ruộng, tiêu diệt các loại thiên địch, làm cho sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại mạnh mẽ cả số lượng và chủng loại. Chính vì vậy trong thời gian qua ở xa Mỹ Thắng được sự quan tâm của Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật hướng dẫn bố trí mật độ cây trồng hợp lý, tập huấn cho nông dân biết cách phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) để cân bằng sinh thái trên đồng ruộng. Vì vậy bà con nông dân đã biết cách phòng trừ sâu bệnh tốt hơn, giảm được chi phí cho việc phòng trừ sâu bệnh hại, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng chất lượng sản phẩm.

Quá trình sâu bệnh hại qua điều tra phỏng vấn 90 hộ nông dân của 3 thôn trong xã đánh giá mức độ thiệt hại như sau:

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện, các đối tượng sâu bệnh hại chính trên lúa chủ yếu là: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh thối thân thối bẹ, bệnh lem lép hạt…. Tuy nhiên, các đối tượng sâu bệnh trên gây hại cục bộ phụ thuộc vào thời vụ, cơ cấu giống, mùa mùa… để đánh giá tình

hình sâu bệnh hại lúa, chúng tôi tiến hành điều tra các loại sâu bệnh gây hại trên lúa kết quả thể hiện bảng 23.

Bảng 23: Diễn biến mức độ những sâu bệnh hại của các giống lúa trong vụ hè thu 2008.

Giống lúa

Sâu hại chính Bệnh hại chính

Đục thân Cuốn Rầy nâu Đạo ôn Khô vằn Thối thân, thối bẹ Lem lép hạt OMCS 96 + + - + + + ++ - ĐV 108 + + + + ++ + + + + ML 48 + + + ++ + + + +

(Nguồn: Điều tra trên 90 hộ nông dân xã Mỹ Thắng) Chú ý: - Không nhiễm bệnh

+ Nhiễm nhẹ

+ + Nhiễm trung bình

Qua số liệu bảng 23 cho chúng ta thấy tình hình mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lua, các thời kỳ như sau:

Các giống lúa trong cơ cấu đều nhiễm các loại sâu bệnh với mức độ khác nhau, riêng giống OMCS 96 không nhiễm rầy nâu và bệnh lem lép hạt.

Sâu đục thân các giống lúa đều nhiễm nhưng nhiễm nhẹ, đối với giống ĐV 108 nhiễm rầy nâu ở mức trung bình.

Các giống lúa đều nhiễm bệnh khô thối thân thối bẹ ở mức trung bình, các giống ĐV 108, ML 48 nhiễm bệnh khô vằn và lem lép hạt ở mức nhẹ, riêng giống OMCS 96 nhiễm bệnh khô vằn ở mức trung bình.

* Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chính

Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, ngay từ đầu vụ Trạm đã gửi các dự báo tình hình sâu bệnh đến các địa phương để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, từng đợt sâu bệnh, UBND xã hướng dẫn các thôn, xóm biện pháp phòng trừ nên đã hạn chế được thiệt hại do sâu bệnh, cụ thể như sau:

- Sâu đục thân: Hướng dẫn nông dân tiến hành cày bừa kỹ, làm dầm đất, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ, gieo sạ tập trung theo trà, theo vùng. Bón phân cân đối, hợp lý theo quy trình kỹ thuật phù hợp với từng chân đất, từng giống. Hạn chế thừa đạm tránh trình trạng lúa lốp hoặc đẻ kéo dài. Ngoài biện pháp canh tác,

cần sử dụng biện pháp hoá học kết hợp với biện pháp bảo vệ ong ký sinh, ngắt ở ổ trứng và dùng thuốc hoá học như: Padan 95SP, Basudin 10H.

- Sâu cuốn lá: Xuất hiện ở các giai đoạn thường ở ruộng xanh tốt, nhất là ruộng gieo khô, sử dụng các loại thuốc hoá học như karate, regent...

- Bọ trĩ: Thường gây hại khi thời tiết nắng nóng vào giai đoạn cây con, xử lý thuốc Basudin, Padan, Fatac… .

- Bệnh đạo ôn: Phát triển mạnh trên chân ruộng bón thừa đạm kết hợp với mưa và thời tiết âm u kéo dài, đêm và sáng sớm có sương mù. Khi lúa bị nhiễm phải ngừng ngay việc bón đạm Urê và xử lý bằng phun thuốc hoá học Fujione.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 240C – 320C, ẩm độ bảo hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh, phát triển mạnh, tốc độ lây lan mạnh. Cần gieo đúng thời vụ, đảm bảo mật độ hợp lý, tránh bón đạm tập trung trong giai đoạn lúa làm đòng. Khi cây lúa bị bệnh phải dùng thuốc hoá học phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây kết hợp phải rút cạn nước trên ruộng (thuốcTiltsuper 300EC, Vilidacin…).

- Bệnh lem lép hạt: Xuất hiện và phát triển mạnh nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, lúc lúa trổ 50% bệnh dể xuất hiện và gây hại, khi lúa bị bệnh thường xử lý bằng thuốc Tiltsuper 300EC, Vilidacin… .

Bệnh thối thân, thối bẹ: Thường gây hại ở một số giống nhiễm ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến trỗ, phát triển mạnh khi thời tiết mưa nắng xen kẽ, gió mạnh. Khi bị bệnh xử lý bằng thuốc hoá học Topsin, Top.

4.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong sản xuất lúa

Là một xã đồng bằng ven biển, với địa hình thấp, lồi lõm, khu vực ven biển có đất gò bãi, khu vực trong đồng bằng có đất vàng cao, đất vàng, đất vàng trũng, độ cao trung bình từ 8 m - 21,5 m. Bề mặt tương đối phức tạp, bị chia cắt thành nhiều vùng, gò bãi xen kẻ với ao đầm, đất nông nghiệp manh mún, nhiễm mặn vào mùa khô.

Bên cạnh điều kiện tự nhiên không ưu đãi, về mặt xã hội có nhưng khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, cụ thể là: là một xã ven biển, ngành thủy sản chiếm trên 70% cơ cấu kinh tế của xã, có 5 thôn sống dựa vào ngành trồng trọt, tuy nhiên lực lượng lao động trẻ ở các thôn này

cũng chuyển dịch sang ngành thủy sản, vì vậy sản xuất trồng trọt chủ yếu là những người lớn tuổi, trình độ còn hạn chế và xem sản xuất lúa là ngành sản xuất phụ. Trình độ thâm canh cây trồng của xã còn thấp, năng suất lúa là 1 trong những xã thấp huyện. Nhằm đánh giá những thuận lợi và khó khăn của sản xuất lúa của xã, ngoài điều tra các hộ dân, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo xã, các trưởng thôn và các đại lý dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã. Nhìn chung tình hình sản xuất lúa của xã Mỹ Thắng có những thuận lợi và khó khăn như sau:

4.5.1. Thuận lợi

- Những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt các chính sách như giao đất nông nghiệp lâu dài cho các hộ gia đình, miễn thuế, thuỷ lợi phí ... đã tạo sự động lực cho người dân đầu tư thâm canh, cải tạo đất đai.

- Hàng năm, UBND tỉnh và huyện đều đầu tư kinh phí hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn (Mỹ Thắng là xã bãi ngang), ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ giống lúa cho nông dân nghèo. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông hàng năm đều tổ chức 5 – 6 lớp tập huấn cho nông dân, giúp người dân tiếp cận được những giống lúa, kỹ thuật canh tác mới.

- Giá cả các mặt hàng nông sản luôn ổn định và ở mức cao đã làm người dân bắt đầu quan tâm và ngày càng gắn bó với đồng ruộng, gắn bó với cây lúa.

- Hạ tầng nông thôn, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi được đầu tư xây mới và nâng cấp. Bằng các nguồn vốn của tỉnh, huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã nâng cao năng lực tưới của các công trình thuỷ lợi.

- Nguồn lao động nông thôn dồi dào, với bản chất cần cù, chịu khó cùng với kinh nghiệm trong sản xuất cây lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa các giống mới, các giải pháp canh tác vào đồng ruộng.

- Thực hiện có hiệu quả công tác “dồn điền đổi thửa”, quy hoạch lại vùng sản xuất. Bước đầu đã áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp như khâu làm đất, thu hoạch.

- Các chương trình tín dụng nông thôn thực hiện có hiệu quả, người dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, mua sắm được các máy móc phục vụ sản xuất.

4.5.2. Khó khăn

- Địa hình tương đối phức tạp, diện tích đất còn manh mún gây khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, áp dụng cơ giới vào đồng ruộng.

- Diện tích sản xuất nông nghiệp nói chung và diện tích sản xuất lúa nói riêng ít (đất nông nghiệp chiếm 36,67% diện tích tự nhiên). Một số diện tích nhiễm phèn, nhiễm mặn gây khó khăn trong canh tác.

- Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, tưới tự chảy ít

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ MỸ THẮNG - HUYỆN PHÙ MỸ - TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 29 -46 )

×