Đầu tư phân bón

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát phát triển kinh tế nông hộ tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định (Trang 26 - 29)

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lúa nói riêng mà đặc biệt là sản xuất lúa vùng thâm canh không thể thiếu nguồn phân bón được. Phân bón đóng vai trò trong sản xuất nông nghiệp làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn, tăng năng suất cao hơn, phẩm chất gạop tốt hơn.

Trong quá trình canh tác cây lúa, ông cha ta từ xưa đã đúc kết kinh nghiệm: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, đã thể hiện vai trò của phân bón trong canh tác lúa, nhất là đối với vùng trồng lúa thâm canh. Trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của huyện và xã, vấn đề phân bón luôn được chú trọng và xem đây là vấn đề mấu chốt để năng cao năng suất lúa. Chính vì vậy, xã đã chú trọng đến vấn đề bón đầy đủ và cân đối, công tác tập huấn của khuyến nông đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón một cách hợp lý và hiệu quả.

Trong sản xuất lúa, phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng để đạt năng suất cao, chất lượng tốt hơn, trả lại độ phì cho đất đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ mùa sau. Bón phân cân đối làm tăng tính chống chịu sâu bệnh và các yếu tố bất lợi khác như thời tiết, khí hậu góp phần xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững.

Bảng 19: Lượng phân bón đầu tư cho cây lúa (tính cho 1 sào/vụ) Nhóm hộ Loại phân Khá Trung bình Nghèo Bình quân Theo quy trình 1. Phân chuồng 500 400 400 433 500 2. Vôi 10 8 5 7,7 15 3. Phân đạm 10 10 8 9,3 12 3. Phân lân 20 15 10 15 25 4. Kali 6 6 5 5,7 9

Theo Hiệp hội phân bón Quốc tế IFD thì đối với cây lúa muốn có năng suất trên 5 tấn/ha thì có thể lấy đi từ đất 110 N/ha tương đương 240 kg Urê/ha và 32 kg P2O5 tương đương 190 kg lân, 150 kg K20 tương đương 250 kg KCl/ha, 32 kg MgO tương đương 220 kg MgSO4 và 20 kg CaO. Như vậy so với lượng dinh dưỡng mà cây lúa lấy đi thì khả năng bù đắp do số lượng phân bón chưa đảm bảo. Theo kết quả điều tra về mức đầu tư phân bón của các hộ dân xã Mỹ Thắng thể hiện ở bảng 19 ta thấy:

Mức đầu tư của các hộ dân ở xã Mỹ Thắng thấp hơn so với quy trình hướng dẫn của Phòng nông nghiệp & PTNT huyện, cụ thể như sau: phân chuồng giảm 67 kg; vôi giảm 7,3 kg; phân urê giảm 2,7 kg; phân lân 10 kg; phân ka ly giảm 3,3 kg. Đối với nhóm hộ khá, mức đầu tư thuộc diện cao nhưng cũng thấp hơn so với quy trình.

Khả năng đầu tư phân bón của các nhóm hộ có sự khác nhau, nhóm hộ khá đầu tư cao hơn nhóm hộ trung bình và nghèo. Đối với một số hộ nghèo người dân chú trọng đến bón phân đạm, ít đầu tư lân và kaki. Diện tích canh tác lúa ở các thôn điều tra hầu như đều nhiễm phèn nhưng người dân, nhất là các hộ ngheo không bón vôi trước khi gieo sạ, nên lúa thường bị bệnh nghẹt rễ vào giai đoạn cây con ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Theo kết quả điều tra, một số hộ không chăn nuôi thì hầu như không sử dụng phân chuồng để bón cho lúa đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của lúa.

Tình hình sử dụng các loại phân bón cơ sự khác nhau:

Phân đạm: Hầu hết nông dân đều bón phân đạm, lượng phân bón cả 3 nhóm hộ có sự chênh lệch nhau, với lượng phân bón từ 8 – 20 kg, đối với nhóm hộ

nghèo mức đầu tư phân đạm còn thấp (8 kg/sào/vụ), lượng phân đạm được bón từ 2 – 4 đợt.

Lượng phân lân: Đây là vùng đất bị chua phèn nên nông dân đều sử dụng phân lân Lâm Thao hoặc lân Văn Điển và dùng bón lót 100% trước khi gieo sạ. Lượng phân lân bón của các nhóm hộ khá nhiều so với nhóm hộ trung bình chênh lệch 5 kg/sào và so với nhóm hộ nghèo 10 kg/sào, đặc biệt có hộ không bón phân lân.

Lượng phân Kali: Lượng phân kaki được nông dân bón vào giai đoạn sau của lúa, được thành thành 1 – 2 đợt. Lượng phân kaky bón giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Tuy nhiên so với quy trình tình thì lượng phân kaki còn ít.

Qua mức đầu tư phân bón của các nhóm hộ chúng ta thấy lượng phân bón đại diện các nhóm hộ của xã Mỹ Thắng đầu tư cho cây lúa chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng, năng suất của các giống lúa, lượng phân bón đầu tư ở mức trung bình.

Từ kết quả điều tra của các nhóm hộ và tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Mỹ Thắng. Chúng tôi nhận thấy các hộ đầu tư phân bón còn thấp, đầu tư phân bón cho lúa đông xuân thường thấp hơn cho vụ hè thu và vụ mùa. Bởi vì vụ đông xuân đất đai trước khi gieo cấy lúa có thời gian nghỉ ngơi dài 2 – 3 tháng và mùa mưa lũ có lượng phù sa bồi đấp làm tăng thêm màu mỡ cho đất. Vụ sản xuất hè thu, vụ mùa “với phương châm thu hoạch đến đâu gieo sạ đến đó” để kịp thời vụ tránh thời gian thu hoạch gặp mùa mưa bảo, cho nên đất đai không có thời gian được nghỉ do vậy phải đầu tư phân bón nhiều hơn cả phân hữu cơ và phân vô cơ. Những hộ gia đình kinh tế có khá hơn điều kiện đầu tư phân bón cho lúa, bón đúng lúc và kịp thời hơn cho năng suất cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo.

Bón phân cho lúa cần phải thực hiện 3 đúng “đúng lượng, đúng cách, đúng lúc…” do đó cần hướng dẫn bà con nông dân bón đúng lượng, đúng tỷ lệ NPK đúng với từng loại chân đất và đúng với thời gian sinh trưởng của cây trồng mới cho năng suất cao được. Ngoài lượng phân vô cơ các nhóm hộ cần phải có kế hoạch đầu tư thêm phân hữu cơ để cải tạo bồi dưỡng nhằm tăng độ phì cho đất đặc biệt là nhóm hộ nghèo của xã cần chú ý bón vôi để cải tạo cho đất.

Số đợt bón phân của nông dân theo kết quả điều tra cũng có sự khác nhau, thể hiện ở bảng 20.

Bảng 20. Số đợt bón phân cho lúa năm 2007

ĐVT: %

Vụ

Số đợt bón Vụ đông xuân vụ hè thu vụ mùa

2 lần 1,1 0 10

3 lần 35,6 24,4 90

4 lần 61,1 74,5 0

5 lần 2,2 1,1 0

Theo quy trình hướng dẫn, số lần bón phân cho lúa từ 4 – 5 đợt vào các thời kỳ như bón lót; bón thúc lần 1 (sau sạ 10-12 ngày); bón thúc lần 2 (sau sạ 18-20 ngày); bón thúc lần 3 (trước khi lúa trỗ 18-20 ngày); bón thúc lần 4 (lúa trỗ khoảng 10%). Theo kết quả điều tra thể hiện ở bảng 20 ta thấy:

Đối với vụ đông xuân và vụ hè thu, người dân bón 3- 4 đợt chiếm tỷ lệ lớn. Những hộ bón 3 đợt chủ yếu là bón lót, bón thúc lần 2 và lần 3, không bón thúc đợt 4. Đối với những hộ bón 4 đợt chủ yếu là bón lót và bón thúc lần 1, lần 2 và lần 3. Số hộ bón phân 5 đợt rất ít (từ 1,1 – 2,2%). Riêng vụ mùa chỉ bón 2-3 đợt, nguyên nhân là vụ mùa chủ yếu là lúa gieo khô, đối với những năm nắng hạn, lúa đã làm đòng nhưng chưa có mưa không thể bón phân, khi có mưa nông dân tập trung bón 1 -2 lần đến khi thu hoạch.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát phát triển kinh tế nông hộ tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w