tích nhân tố (xem Phụ lục 3) cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (vì Sig =.000), do vậy các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau, đồng thời hệ số KMO bằng 0.819 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là phù hợp.
Tổng phương sai trích được bằng 71.308% cho biết 10 nhân tố vừa rút ra giải thích được 72.458% biến thiên của tập dữ liệu, còn lại 27.542% sự thay đổi của tập dữ liệu là do các nhân tố khác chưa xem xét trong đề tài; do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được với giá trị eigenvalue thấp nhất = 1.002.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là nếu như các biến quan sát được trích vào các nhân tố 2 (Tiếp thị khuyến mãi), nhân tố 4 (Cảm giác an toàn), nhân tố 6 (Sự thuận tiện), nhân tố 7 (Ảnh hưởng người khác), nhân tố 10 (Dịch vụ cung ứng) không thay đổi so với thang đo lý thuyết trước khi EFA, thì đã có điều chỉnh các thang cịn lại (Lợi ích tài chính, Sự thu hút và Dịch vụ ATM), cụ thể là:
- Biến AT4 của thang đo “Dịch vụ ATM” chuyển sang thang đo “Lợi ích tài chính”. Điều này cho thấy khách hàng xem “AT4 - ATM có thể giao dịch nội mạng & ngoại mạng khơng tốn phí” mang lại lợi ích tài chính cho khách hàng.
- Thang đo “Sự thu hút” bị tách ra làm hai nhân tố 3 và nhân tố 8. Điều này cho thấy thang đo “Sự thu hút” trong điều kiện tại Tp. HCM phải được bao gồm hai thang đo khác biệt, để tên các nhân tố phù hợp hơn với nội dung của các biến quan sát, tác giả đã đặt lại tên cho nhân tố 3 và nhân tố 8 tương ứng là “Thái độ của nhân viên” và “Hình ảnh của ngân hàng”
Bảng 3.3: Kết quả EFA quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng Biến quan Biến quan
sát
Các nhân tố Biến quan sát Các nhân tố 1 2 1 2 QD4 .816 QD1 .581 QD5 .706 QD6 .812 QD3 .678 QD2 .796 QD8 .623 QD7 .643
Tương tự, kết quả EFA thang đo quyết định tiêu lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Tp. HCM được thể hiện trong bảng 3.3 cho thấy chỉ số KMO = 0.7 và Sig. = 0.000, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp với EFA. Tuy nhiên, thang đo “quyết định lựa chọn” bị chia thành hai nhân tố với phương sai trích = 51.875% và eigenvalue thấp nhất = 1.721. Tác giả sẽ đánh giá lại các thang đo bằng kiểm định Cronbach alpha trước khi đưa ra hiệu chỉnh cuối cùng cho mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đề xuất ở chương 1.
3.3. Kết quả của kiểm định thang đo
Sau khi chạy phân tích nhân tố để đánh giá sơ bộ thang đo và rút ra được 10 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng và 2 nhân tố quyết định lựa chọn, trong mục này các thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này tiếp tục giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 25). Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh đang nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
Trong đề tài này, tác giả tham khảo các biến quan sát và các nhân tố từ các nghiên cứu trước đây. Từ đó, tác giả đã điều chỉnh các biến quan sát thông qua nghiên cứu định tính nhằm khám phá, hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát vào các thang đo cho phù hợp với thị trường Việt Nam là việc làm tương đối mới, do đó với kết quả Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 là có thể chấp nhận được với điều kiện các biến có hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3 (Phụ lục 4).
Bảng 3.4 - Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép, trừ thang đo của nhân tố 9 và nhân tố 10 có Cronbach Alpha < 0.6 nên thang đo này không đạt độ tin cậy cho phép, bị loại ra. Do tác giả đã bỏ nhân tố 9 và nhân tố 10 cùng với các biến quan sát TT5, TT6, DV6
và DV7 nên tác giả phải sử dụng phân tích nhân tố EFA lần 2 để kiểm tra các thang đo đạt độ tin cậy trên có tách thành những nhân tố mới hay bị loại bỏ ra hay không. Điều này sẽ đánh giá chính xác hơn thang đo, đồng thời loại bỏ bớt các biến đo lường khơng đạt u cầu, mục đích làm cho các thang đo đảm bảo tính đồng nhất.