Phương pháp đo lường lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến lạm phát tại việt nam (Trang 25 - 26)

Có nhiều phương pháp đo lường lạm phát; như:

Chỉ số giá sinh hoạt (CLI – Cost of Living Index): Đo sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ.

Chỉ số giá hàng hóa (Commodity Price Index): Đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng.

Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính tốn của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính tốn các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân.

Chỉ số giá sản xuất (PPI – Producer Price Index): Đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được khơng tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu.

Chỉ số giá bán buôn (WPI – Wholesale Price Index): Đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán bn (thơng thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index): Đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi người tiêu dùng (không bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ, các hãng). Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Các nhà kinh tế thường dùng chỉ tiêu này để đánh giá lạm phát của nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các mặt hàng trong "rổ" hàng hóa và dịch vụ đại diện. CPI nhằm giúp theo dõi mức tăng giảm giá của hàng hóa tiêu dùng, các nhóm hàng quan trọng nhất có ảnh hưởng đến đời sống cũng như tâm lý của dân chúng. CPI có thể đo lường hằng tháng, phản ánh nhanh những biến động của thị trường. (Vương Thị Thảo Bình, 2010)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến lạm phát tại việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)