1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới.
Lạm phát là một đề tài được nhiều người tiếp cận và nghiên cứu trên thế giới, gồm các nghiên cứu về lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm cho từng quốc gia
hoặc nhóm các quốc gia có mối liên hệ với nhau. Nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề các nhân tố quyết định lạm phát hoặc lạm phát sẽ tác động như thế nào lên nền kinh tế. Qua đó, ta thấy thế giới đã nghiên cứu đề tài về lạm phát từ lâu, thường sử dụng mơ hình định lượng với bộ dữ liệu được thu thập qua nhiều năm ở nhiều quốc gia trong cùng một khu vực hoặc có chung một đặc tính; từ đó, kiểm chứng lại đầy đủ các lý thuyết về lạm phát.
Năm 1983, Stanley Fischer đã kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế vào những năm sáu mươi trong bài nghiên cứu “Inflation and Growth”. Qua bằng chứng thực nghiệm (bằng mơ hình “Simple monetary maximizing model”), cho thấy rằng có mối tương quan tiêu cực giữa sự tăng trưởng và lạm phát; có liên quan giữa lạm phát càng cao với đến tăng trưởng thấp hơn, làm giảm hiệu quả của các yếu tố sản xuất, bởi vì chính phủ thực hiện các chính sách về tiền tệ và chính sách thuế.
Năm 2005, Alessandro Cologni and Matteo Manera cho ra đời nghiên cứu “Oil prices, inflation and interest rates in a structural cointegrated var model for the G-7 countries”; trong đó thể hiện rõ mối quan hệ giữa giá dầu, lạm phát, lãi suất. Mục tiêu của bài viết này là đo lường tác động trực tiếp của giá dầu trên các chỉ số kinh tế vĩ mô và xác minh nếu các ngân hàng Nhà nước của các nước G-7 đã phản ứng ngoại sinh đối với cú sốc giá dầu. Trong tình hình giá dầu mỏ tăng cao trên thị trường dầu mỏ thế giới, gây ra lo ngại về chậm có thể có trong các hoạt động kinh tế của các nước phát triển nhất. Một số tác giả đã cho rằng việc tăng giá năng lượng đã trực tiếp làm suy thoái kinh tế, một số khác lại cho rằng các phản ứng chính sách tiền tệ do dầu tăng giá dẩn đến lạm phát, suy thoái kinh tế. Alessandro Cologni và Matteo Manera đã sử dụng mơ hình VAR để xác minh nếu những thay đổi trong giá dầu đã ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của các nước thuộc nhóm G-7 trong hai mươi năm qua. Bài nghiên cứu các mối quan hệ không chỉ nghiên cứu trong dài hạn mà còn xem xét các mối quan hệ ngắn hạn. Kết quả cho thấy rằng, đối với hầu hết các nước được nghiên cứu, một cú sốc giá dầu bất ngờ dẫn sự gia tăng tỷ lệ lạm phát và sự suy giảm tăng trưởng sản lượng. Ngân hàng nhà nước của một số quốc gia đã phản ứng bằng
cách thông qua lãi suất thấp hơn, để giảm các tác động của các cú sốc lên tốc độ tăng trưởng sản lượng. Ngược lại, cơ quan tiền tệ của hầu hết các nước phản ứng bằng cách tăng lãi suất, cho thấy đây là chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Hơn nữa, việc ước tính tổng tác động của giá dầu sốc năm 1990 chỉ ra rằng các cú sốc giá dầu đã gián tiếp dẫn đến phản ứng của chính sách tiền tệ.
Rudiger Dornbusch, Stanley Fischer thực hiện nghiên cứu tại tám quốc gia, trong đó có ba đang bây giờ bị lạm phát vừa phải, và bốn mà đã thành công (trong việc giảm tỷ lệ lạm phát một con số); xem xét các biến quyền lực của người lãnh đạo, chỉ số hoá và disindexation, cam kết tỷ giá hối đối và chính sách tiền tệ và tài khóa trong nghiên cứu “Moderate Inflation” vào năm 1991. Các bằng chứng cho thấy quyền lực của người lãnh đạo đóng vai trị khiêm tốn trong sự tồn tại của lạm phát. Các quốc gia thường gặp tình trạng lạm phát trung bình hoặc cao là kết quả của những cú sốc bên ngoài. Lạm phát ở mức vừa phải (Colombia và Chile, Mexico, Brazil) vì nhờ vào việc các nước tăng trưởng chậm. Lạm phát thấp (Ireland, Hàn Quốc và Tây Ban Nha) vì đã giảm chi phí sản xuất đáng kể. Mỗi quốc gia sử dụng các biện pháp phi thị trường để điều chỉnh lạm phát (chính sách thu nhập ở Hàn Quốc, trợ cấp ở Indonesia). Lạm phát vừa phải thường ở các nước có tỷ giá hối đối linh hoạt (Ireland và Tây Ban Nha , Mexico). Chính phủ thành cơng trong việc kéo giảm lạm phát, thông qua một sự kết hợp của chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, và cụ thể là một số cam kết tỷ giá hối đoái.
Với nghiên cứu “Key Elements Of Global Inflation” vào năm 2009, Các tác giả Robert Anderton, Alessandro Galesi, Marco Lombardi và Filippo di Mauro đã thực hiện nghiên cứu trong bối cảnh biến động lớn về giá hàng hóa thế giới và tăng trưởng tồn cầu; q trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, ước tính GVAR để kiểm tra xem những cú sốc giá đến lạm phát. Dựa vào mô phỏng GVAR, trong những năm 2000, cho rằng cú sốc giá dầu (giá nhập khẩu) có thể khơng có tác động đáng kể (hoặc rất hạn chế) trên lạm phát ở các quốc gia thuộc OPEC. Nếu ước tính trên một quy mơ thời gian dài hơn, hiệu ứng từ tồn cầu hóa và / hoặc thay đổi trong chính sách tiền tệ tác động yếu theo thời gian trên lạm phát; ngược lại, giá nhập khẩu dường như ngày
càng quan trọng trong quá trình lạm phát - phù hợp với trọng lượng ngày càng tăng của họ trong chỉ số CPI.
Một nghiên cứu lạm phát ở Pakistan do Mohsin S. Khan và Axel Schimmelpfennig đã tiến hành thực hiện năm 2006: Inflation in Pakistan: Money or Wheat? Bài viết này xem xét các biến ảnh hưởng lạm phát ở Pakistan: cung tiền, tín dụng cho khu vực tư nhân, tỷ giá hối đối, giá hỗ trợ lúa mì. Mơ hình bài nghiên cứu này được ước tính cho giai đoạn từ 1/1998 đến 6/2005, dữ liệu thu thập hàng tháng. Kết quả cho thấy: Các yếu tố tiền tệ (gồm: sự tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân) đóng vai trị chi phối lạm phát, ảnh hưởng đến lạm phát với độ trễ khoảng một năm. Trong ngắn hạn, thay đổi giá hỗ trợ lúa mì ảnh hưởng đến lạm phát, khơng ảnh hưởng trong dài hạn; hơn nữa, trong trung hạn sự hỗ trợ giá lúa mì chỉ ảnh hưởng nếu được cung cấp bằng cách chính sách tiền tệ. Để giữ lạm phát gần với mục tiêu của nó là 5%, trước hết Pakistan tập trung sự chú ý vào các chính sách tiền tệ độc lập riêng của mình, trong đó có mục tiêu về tỷ giá hối đối như một neo danh nghĩa. Lúc đó, tỷ giá hối đối sẽ khơng cịn có sẵn để bù đắp tác động của các cú sốc từ bên ngoài đến nền kinh tế trong nước.
Maher Hasan and Hesham Alogeel1 đã điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát trong khu vực GCC bằng cách kiểm tra các quá trình lạm phát ở Saudi Arabia và Kuwait (Understanding The Inflationary Process In The GCC Region: The Case Of Saudi Arabia And Kuwait – năm 2008). Bài báo sử dụng một mơ hình nghiên cứu các yếu tố nước ngồi (gồm các đối tác thương mại của lạm phát và tỷ giá hối đoái), cũng như yếu tố trong nước ảnh hưởng đến lạm phát. Kết luận rằng, trong dài hạn, lạm phát có sự đóng góp đáng kể từ tỷ giá hối đối, giá dầu. Trong ngắn hạn, những cú sốc cầu tiền và cung tiền sẽ ảnh hưởng đến lạm phát. Trong thời gian nghiên cứu, lạm phát chịu áp lực bởi sự gia tăng đối tác thương mại, tỷ giá đồng đô la, giá dầu thế giới.
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.
Qua các đề tài về lạm phát ở Việt Nam, ta thấy, hiện nay, các nghiên cứu đã từng bước sử dụng các mơ hình định lượng để đánh giá thực trạng, hơn là nguyên cứu
định tính, từ đó đưa cá dự báo chính xác những biến đổi trong tương lai. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu có bộ dữ liệu cịn ít, phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
Trên tạp chí Kinh tế và Phát triển số 150, Phạm Thế Anh đã công bố nghiên cứu “Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam”. Qua đó, ơng đã sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp của Engle – Granger (1987) và Johansen (1990) nhằm xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến.
Cũng trên tạp chí Nghiên cứu và Trao đổi, số 10, có một “Nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Đặng Dũng, đề cập các yếu tố nào đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam, đồng thời chạy mơ hình định lượng SVAR để kiểm định mức độ ảnh hưởng đến lạm phát của tổng yếu tố.
Năm 2012, Trần Thị Thúy Vân đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam trong luận văn thạc sĩ của mình, chủ yếu phân tích tình hình thực tế tại Việt Nam và đưa ra định hướng phát triển kinh tế, các biện pháp kiềm chế tại Việt Nam giai đoạn 2012 -2015.
Nghiên cứu Vương Thị Thảo Bình với luận án tiến sĩ "Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mơ hình tốn kinh tế” đã rút được một số kết luận sau: giá dầu tăng thì lạm phát cũng tăng; tác động của tăng thu nhập danh nghĩa (lương) hay tác động của tăng cung tiền lên biến động lạm phát mạnh hơn tác động của giá dầu lên lạm phát trong giai đoạn lấy mẫu từ kết quả ước lượng mơ hình phân tích lạm phát theo tiếp cận đường Phillips.
Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát theo các nghiên cứu khác.
STT Nhân tố Chiều
hướng
Nghiên cứu
01 Tổng sản
phẩm quốc
Cùng chiều “Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt
nội (GDP)
Trái chiều “Inflation and Growth” - Stanley Fischer
Cùng chiều
“Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam” - Phạm Thế Anh
“Inflation in Pakistan: Money or Wheat?” - Pakistan do Mohsin S. Khan và Axel
Schimmelpfennig
"Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mơ hình tốn kinh tế” - Vương Thị Thảo Bình
02 Cung tiền
(M2)
Trái chiều “Nghiên cứu lạm phát tại Việt nam” - Nguyễn
Thị Liên Hoa, Trần Đặng Dũng
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam” - Trần Thị Thúy Vân
03 Tỷ giá hối
đoái Cùng chiều “Inflation in Pakistan: Money or Wheat?” -
Pakistan do Mohsin S. Khan và Axel Schimmelpfennig
“Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam” - Phạm Thế Anh
04 Lãi suất Trái chiều “Oil prices, inflation and interest rates in a
structural cointegrated var model for the G-7 countries” - Alessandro Cologni and Matteo Manera
05 Tiền lương Cùng chiều
“Moderate Inflation” - Rudiger Dornbusch, Stanley Fischer
"Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mơ hình tốn kinh tế” - Vương Thị Thảo Bình
khơng ảnh hưởng
“Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam” - Phạm Thế Anh
“Key Elements Of Global Inflation” - Robert Anderton, Alessandro Galesi, Marco Lombardi và Filippo di Mauro.
06 Giá dầu thế
giới
Cùng chiều
“Oil prices, inflation and interest rates in a structural cointegrated var model for the G-7 countries” - Alessandro Cologni and Matteo Manera
“Understanding The Inflationary Process In The GCC Region: The Case Of Saudi Arabia And Kuwait” - Maher Hasan and Hesham Alogeel1
"Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mơ hình tốn kinh tế” - Vương Thị Thảo Bình
1.5 Mơ hình xác định lạm phát.
Dựa trên những nội dung đã bàn về lạm phát ở các phần trên, ta tiến hành xây dựng được mơ hình thực nghiệm VAR - mơ hình hệ phương trình - để đo lường các nhân tố tác động đến lạm phát. Ưu điểm nổi trội nhất của mơ hình VAR là khơng cần xác định biến nào là biến nội sinh, biến nào là biến ngoại sinh. Vì như ta đã biết mối quan hệ giữa các biến số - đặc biệt là biến số kinh tế - không đơn thuần chỉ theo một chiều là biến dộc lập ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà còn theo chiều ngược lại, đòi hỏi phải xem xét mối quan hệ giữa các biến cùng một lúc bằng cách sử dụng mơ hình nhiều phương trình. Trong mơ hình của bài nghiên cứu này gồm các biến: chỉ số giá tiêu dùng, tổng sản phẩm quốc nội, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, giá dầu thế giới. Tuy nhiên, một khó khăn khi sử dụng mơ hình VAR là phải đảm bảo tính dừng của các biến và lựa chọn độ trễ phù hợp.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã cung cấp cơ sở lý luận chung về các khái niệm của lạm phát và các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát, phương pháp đo lường tác động cũng những nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày sự cần thiết phải nghiên cứu các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của lạm phát. Dựa trên những kinh nghiệm từ các nghiên cứu có liên quan cùng với cơ sở lý luận được trình bày sẽ là nền tảng khoa học vững chắc cho việc phân tích chi tiết ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình thực trạng lạm phát tại Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố ngày 12/7/2013, Việt Nam xếp ở vị trí 42, với GDP hơn 322 tỷ USD (trong đó, tổng sản phẩm quốc nội – GDP tính theo ngang giá sức mua: 1 USD có thể mua được các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, tùy vào từng quốc gia; ở các nước ít phát triển hơn, 1 USD có thể mua được nhiều hàng hóa hơn; vì vậy, xếp hạng theo GDP ngang giá sức mua của họ sẽ cao hơn). Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam có mơi trường kinh tế vĩ mơ nhìn chung tương đối ổn định, cán cân đối ngoại được cải thiện, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điạ chỉ đầu tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN. Tuy nhiên, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng chậm kéo dài. Theo giá so sánh năm 1994, bình quân 06 năm, GDP tăng 5,77%/năm, và điều rất lo ngại là khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng.
Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị tính: % (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Chỉ tiêu Năm Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2008 6,18 4,07 6,11 7,18 2009 5,32 1,83 5,52 6,63 2010 6,78 2,78 7,70 7,52 2011 5,89 4,01 5,53 6,99 2012 5,03 2,72 4,52 6,42 2013 5,42 2,67 5,43 6,56
Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2008 – 2013 Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % 2008 2009 2010 2011 2012 2013 4.07 1.83 2.78 4.01 2.72 2.67 6.11 5.52 7.7 5.53 4.52 5.43 7.18 6.63 7.52 6.99 6.42 6.56 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
So với các nước khác trong khu vực, khoảng cách tụt hậu của Việt Nam vẫn còn. Để đất nước ngày càng phát triển, Việt Nam cần phải duy trì được tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, tăng trưởng bền vững, có chất lượn; duy trì kiểm sốt lạm phát ổn định.
Chỉ tiêu lạm phát được thể hiện qua biến số chỉ số giá tiêu dùng CPI
Bảng 2.2: Chỉ số CPI từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2013 của Việt Nam
Đơn vị tính: % (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2008 2.38 3.64 3.17 2.41 4.36 2.48 1.34 1.87 -0.22 -0.23 -0.93 -0.82 2009 0.32 1.17 -0.17 0.35 0.44 0.55 0.52 0.24 0.62 0.37 0.55 1.38