2.3.1. Dữ liệu nghiên cứu.
Dữ liệu trong bài được tổng hợp, thu thập và tính tốn thủ cơng từ nhiều nguồn khác nhau từ năm 2008 đến năm 2013 vì tại Việt Nam hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ. Đa số dữ liệu được lấy trong các báo cáo của những tổ chức uy tín như: IFS (Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF), Tổng cục thống kê Việt Nam, website Ngân hàng Thế giới.
Kết quả cuối cùng của dữ liệu là 24 quan sát trong gian đoạn từ năm 2008 đến 2013
Biến Ký hiệu Nguồn
Chỉ số giá tiêu dùng(%) CPI Tổng cục thống kê Việt Nam
Tổng sản phẩm trong nước GDP Tổng cục thống kê Việt Nam
Giá dầu (USD/thùng) OIL Ngân hàng Thế giới
Tốc độ gia tăng cung tiền M2 (tỷ đồng) M2 Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng EX Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF
Lãi suất tiền gửi (%) R Tổ chức thống kê tài chính
quốc tế thuộc IMF
2.3.2. Lựa chọn biến cho mơ hình ước lượng.
2.3.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng: kiểm định lạm phát kỳ trước và kỳ vọng lạm phát của
người dân tác động đến lạm phát
Để đánh giá tình hình lạm phát tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu CPI.
Dữ liệu CPI được lấy từ mục “Tình hình kinh tế - xã hội” qua từng thời kỳ thuộc website của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho tồn bộ hàng tiêu dùng. Chỉ số giá hàng tháng của từng mặt hàng được sử dụng để tính chỉ số giá so với năm gốc. Những chỉ số này sau đó được sử dụng để tính chỉ số giá so với cùng kỳ năm trước và tháng trước của tháng báo cáo. Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo cơng thức Laspeyres. Các chỉ số này được tính tốn dựa trên quyền số cố định. Vì vậy CPI chính là một dạng của chỉ số Laspeyres.
Cơng thức tính CPI của Tổng cục Thống kê: thơng tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật ký chi tiêu của các đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu. Để tính tốn CPI, người ta tính số bình qn gia quyền theo cơng thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở, gồm các bước:
- Cố định giỏ hàng hóa : Thơng qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
- Xác định giá cả: Thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm.
- Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hóa rồi cộng lại.
- Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính CPI bằng cơng thức sau:
0 1 0 0 0 1 0 1 0 * i t i n i i i i n i i t i n i t p p W q p q p I
I: CPI thời kỳ báo cáo
P0i: Giá mặt hàng i tại kỳ gốc
Pti: Giá mặt hàng i tại kỳ báo cáo
“Giỏ hàng hóa” để tính CPI Việt Nam được Tổng cục Thống kê tính và cơng bố, đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Năm 2001, Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục hàng hóa và quyền số của các nhóm hàng, năm gốc được chọn là năm 2000. Từ tháng 10 năm 2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật quyền số và danh mục mặt hàng đại diện, lấy năm 2009 làm gốc. Trong lần cập nhật này, rổ hàng hóa để tính CPI đã bỏ một số mặt hàng khơng cịn phổ biến và bổ sung thêm một số mặt hàng mới.
CPI sử dụng rổ hàng hóa và quyền số mới được tính tốn và cơng bố từ tháng 11 năm 2009. Bảng 2.10: Rổ hàng hóa để tính CPI Quyền số (%) Mã Các nhóm hàng Trước tháng 11/2009 Sau Tháng 11/2009
C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00 100,00
01 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 42,85 39,93
02 Đồ uống và thuốc lá 4,56 4,03
03 May mặc, mũ nón, giày dép 7,21 7,28
04 Nhà ở, điện nước, vật liệu xây
dựng
9,99 10,01
05 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,62 8,65
06 Thuốc và dịch vụ y tế 5,42 5,61
07 Giao thông 8,87
08 Bưu chính viễn thơng 9,04 2,73
09 Giáo dục 5,41 5,72
10 Văn hóa, giải trí, du lịch 3,59 3,83
11 Hàng hóa, dịch vụ khác 3,31 3,34
2.3.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng đến
lạm phát.
Dữ liệu được lấy từ mục “Tình hình kinh tế - xã hội” qua từng thời kỳ thuộc website của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Tổng cục Thống kê đã áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, nguồn thông tin và phương pháp tính GDP theo đúng quy định trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của thống kê Liên hợp quốc; trực tiếp tính chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội - GDP của toàn bộ nền kinh tế theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng, không dựa trên cơ sở cộng đơn thuần số liệu GRDP của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dựa vào phân tích luồng chu chuyển thu nhập và chỉ tiêu trong nền kinh tế, các nhà kinh tế đã chỉ ra mối quan hệ đẳng thức giữa tổng sản phẩm trong nước với tổng thu nhập từ sản xuất và tổng chi tiêu trong nền kinh tế. Các đẳng thức này là cơ sở lý luận của ba phương pháp tính chỉ tiêu GDP, đó là phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng và phương pháp thu nhập.
2.3.2.3 Cung tiền: xem xét gia tăng cung tiền nội tệ có ảnh hưởng lớn đến lạm phát
Dữ liệu được lấy từ website của Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF. Đo lường M2 bằng cách đo lường: M0, M1
Phép đo M0 (còn gọi là phép đo lượng tiền mặt) bao gồm:
Tiền mặt (Cash - ký hiệu là C): là bộ phận tiền giấy do Ngân hàng Nhà nước phát hành lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng. Nó bằng lượng tiền giấy do ngân hàng Nhà nước phát hành trừ đi lượng tiền giấy do các ngân hàng (kể cả ngân hàng Nhà nước) nắm giữ. Đây là bộ phận tiền tệ có tính lỏng cao nhất và đang có xu hướng giảm dần trong tổng phương tiện thanh toán. Ở Việt Nam, M0 giảm mạnh từ tỷ trọng 60 - 70% đầu những năm 1990 xuống còn khoảng 30% trong những năm gần đây.
Phép đo M1 (còn gọi là phép đo lượng tiền giao dịch) bao gồm: M0 + Tiền gửi không kỳ hạn (Demand deposit - ký hiệu DD). Với Tiền gửi không kỳ hạn (Demand
deposit - ký hiệu DD): gồm những khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu, có thể tồn tại dưới tài khoản phát séc hoặc không phát séc. Đây là bộ phận tiền được sử dụng cho các giao dịch thường xuyên và là đối tượng kiểm soát trước hết của ngân hàng Nhà nước các nước.
Phép đo M2, bao gồm: M1 + Tiền gửi tiết kiệm (Saving deposit - SD) + Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng (Time deposit - TD). M2 kém linh hoạt hơn M1 nhưng sự kiểm soát M2 là quan trọng vì tiền gửi tiết kiện và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng là lượng tiền giao dịch tiềm năng. Hơn nữa, giữa chúng và M1 thường xuyên có sự chuyển hố lẫn nhau.
2.3.2.4 Tỷ giá hối đối: kiểm định chính sách của ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng
lên lạm phát
Dữ liệu được lấy từ website của Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF. Đo lường tỷ giá hối đối bình qn giữa VNĐ so với đơ la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng. Thông qua chỉ tiêu này, các cơ quan quản lý Nhà nước nắm bắt
được diễn biến thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để đề ra các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, kích thích và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư.
Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền đo bằng loại tiền khác - Số đơn vị tiền tệ trong nước trên một đơn vị ngoại tệ (đang áp dụng). Tỷ giá hối đối bình quân giữa VNĐ và USD trên thị trường liên ngân hàng là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo hàng ngày, được xác định trên cơ sở bình quân các tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Phương pháp tính Tỷ giá hối đối bình qn giữa VNĐ và USD trên thị trường liên ngân hàng theo tháng, q, năm được tính theo phương pháp bình qn giản đơn.
2.3.2.5 Lãi suất: kiểm định chính sách của NHNN ảnh hưởng lên lạm phát.
Dữ liệu được lấy Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF. Dữ liệu là lãi
suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng do ngân hàng Nhà nước quy định.
2.3.2.6 Giá dầu thế giới: Việt Nam là một nước nhập khẩu xăng dầu nhiều. Ngoài ra,
xăng là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành kinh tế nên giá xăng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lạm phát
Dữ liệu được lấy từ website của Ngân hàng thế giới.
Giá xăng dầu được trích dẫn dùng để chỉ WTI Cushing, dầu thơ giao ngay Giá West Texas Intermediate (WTI), cịn được gọi là Texas Light Sweet, là một loại dầu thô được sử dụng như một chuẩn mực về giá dầu và hàng hóa cơ bản của hợp đồng tương lai dầu New York Mercantile Exchange.