Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại TPHCM , (Trang 32 - 36)

Chƣơng 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai bƣớc chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.

3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ định tính

Nghiên cứu sơ bộ định tính đƣợc thực hiện qua kỹ thuật: phỏng vấn 20 ý kiến, phỏng vấn tay đơi và phỏng vấn nhóm. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ định tính là khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát.

- Phỏng vấn 20 ý kiến: bảng câu hỏi mở đƣợc phát ra cho 25 phụ huynh để

phụ huynh tự điền các yếu tố mà theo họ có ảnh hƣởng đến việc lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con mình (xem phụ lục 1).

- Phỏng vấn tay đôi: Bảng câu hỏi phỏng vấn tay đôi đƣợc xây dựng dựa

trên thang đo của các nghiên cứu trƣớc kết hợp với kết quả phỏng vấn khám phá. Dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn tay đôi, tác giả gặp và phỏng vấn trực tiếp các phụ huynh bằng câu hỏi mở để để thu thập thêm các ý kiến và tìm ra các ý kiến chung nhất. Sau khi phỏng vấn 21 phụ huynh thì các ý kiến đã có hiện tƣợng lặp lại trên 80%, tác giả dừng q trình phỏng vấn tay đơi lại.

tìm thêm các ý kiến của phụ huynh. Sau đó, tác giả đƣa ra danh sách các yếu tố để phụ huynh chọn mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thứ tự: quan trọng nhất; quan trọng thứ hai; quan trọng thứ ba và không quan trọng. Mức độ quan trọng này là một thông tin tham khảo cần thiết để xem xét các biến quan sát có thể loại bỏ ra khỏi bảng câu hỏi chính thức khi tiến hành phỏng vấn sơ bộ hay không. Sau bƣớc phỏng vấn nhóm, một số yếu tố đã bị loại bỏ khỏi nghiên cứu chính thức vì đa số các thành viên trong buổi thảo luận nhóm cho rằng các yếu tố này không quan trọng đối với họ khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con. Một số yếu tố cũng đƣợc bổ sung vào nghiên cứu chính thức vì các thành viên cho rằng nó quan trọng đối với họ.

Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ

Mục đích của nghiên cứu định lƣợng sơ bộ là đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với nghiên cứu của tác giả. Thang đo của nghiên cứu sơ bộ định lƣợng sẽ đƣợc sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chi tiết với thang đo Likert 5 mức độ để nghiên cứu sơ bộ định lƣợng. Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lƣợng có kích thƣớc là 150 mẫu và đƣợc chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha) và phân tích nhân tố (EFA) nhằm loại bỏ các biến không phù hợp cho nghiên cứu và điều chỉnh các biến trong bảng câu hỏi cho phù hợp hơn cho lần nghiên cứu tiếp theo.

3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức

 Xác định mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Tp.HCM với phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Đối tƣợng khảo sát là các phụ huynh tại Tp.HCM có con trong độ tuổi gửi mẫu giáo hoặc chuẩn bị gửi mẫu giáo (3-5 tuổi).

Hair & ctg(2006) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ( 2012,398)), cho rằng đề sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5:1. Nghiên cứu chính thức có 35 biến quan sát độc lập, vậy số mẫu cần ít nhất là 165 mẫu. Để đạt đƣợc mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, số lƣợng bảng khảo sát đƣợc phát ra trong nghiên cứu định lƣợng chính thức là 320 mẫu và tỉ lệ hồi đáp dự kiến là 80%.

 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập từ các bảng khảo sát đƣợc đƣa vào SPSS sau khi loại bỏ các bảng không đạt yêu cầu. Từ dữ liệu này, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach Alpha; phân tích nhân tố EFA; phân tích hồi quy. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng t-TEST và ANOVA để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm phu huynh: phân nhóm theo giới tính, độ tuổi, trình độ, mức thu nhập, phụ huynh có con duy nhất và phụ huynh có từ 2 con trở lên.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu đƣợc trình bày đƣợc trình bày qua hình 3.1. - Quá trình nghiên cứu sơ bộ, tác giả thực hiện:

o Phỏng vấn khám phá: 25 mẫu o Phỏng vấn tay đôi: 21 mẫu

o Phỏng vấn nhóm: 16 mẫu (2 nhóm) o Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ: 150 mẫu - Nghiên cứu chính thức: 259 mẫu.

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Thang đo nháp

Nghiên cứu sơ bộ

Thang đo chính thức Nghiên cứu chính thức (n=259) Phỏng vấn 20 ý kiến (n=25) Phỏng vấn tay đơi (n=21) Thảo luận nhóm (2 nhóm 8 ngƣời)

Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ (n=150)

- Thống kê mơ tả

- Phân tích nhân tố (EFA) - Phân tích Cronbach’s Alpha - Phân tích hồi quy

- Kiểm định

Viết báo cáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại TPHCM , (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)