Giả thuyết Nội dung
H1 Tính thuận tiện có tác động dương (+) lên ý định MHTTQM của người tiêu dùng
H2 Mong đợi về giá có tác động dương (+) lên ý định MHTTQM của người tiêu dùng
H3 Tính dễ sử dụng có tác động dương (+) lên ý định MHTTQM của người tiêu dùng
H4 Ảnh hưnng x hội có tác động dương (+) lên ý định MHTTQM của người tiêu dùng
H5 Đa dạng sự lựa chọn có tác động dương (+) lên ý định MHTTQM của người tiêu dùng
H6 Thoải mái khi mua sắm có tác động dương (+) lên ý định MHTTQM của người tiêu dùng
H7 Nhận thức rủi ro có tác động âm (-) lên ý định MHTTQM của người tiêu dùng
4.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 4.5.1. Phân tích tương quan
Phân tích tương quan là tính độ mạnh hay mức độ liên hệ tuyến tính giữa hai biến để xem xét có gây ra hiện tượng đa cộng tún hay khơng trước khi đưa vào phân tích hồi quy.
Trong nghiên cứu này, phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc là ý định mua hàng (YDMH) với 7 biến độc lập gồm tính thuận tiện (TT), mong đợi về giá (GIA), tính dễ sử dụng (DSD), ảnh hưởng xã hội (AHXH), đa dạng sự lựa chọn (DDLC), thoải mái khi mua sắm (TMMS) và nhận thức rủi ro (RR). Bên cạnh đó cũng phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa chúng, vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Theo sách Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc –NXB Thớng kê, 2008) có nói:
|r|> 0.8: Tương quan tuyến tính (TQTT) rất mạnh
|r|= 0.6–0.8: TQTT mạnh
|r|= 0.4–0.6: có TQTT
|r|= 0.2–0.4: TQTT yếu