Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các công ty phần mềm tại TP HCM (Trang 55)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích hồi quy

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 8 thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Tiếp theo, phân tích hồi quy được thực hiện nhằm xác định sự tương quan này có tuyến tính hay khơng và mức độ quan trọng của từng thành phần tác động đến hiệu quả làm việc nhóm.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 8 biến độc lập bao gồm: mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng, cấu trúc nhóm hướng đến kết quả, cam kết thực hiện mục tiêu, môi trường hợp tác, tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm, năng lực nhóm, năng lực người lãnh đạo nhóm, sự cơng nhận và hỗ trợ từ bên ngồi nhóm và 1 biến phụ thuộc là hiệu quả làm việc nhóm.

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp Enter) với phần mềm SPSS 19.0.

4.3.1 Xem xét ma trận hệ số tương quan

Phụ lục 6 trình bày ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc HIEUQUA với các biến độc lập và tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc (HIEUQUA) và các biến độc lập ở mức trung bình, cao nhất là tương quan giữa biến LANHDAO (Năng lực của người lãnh đạo nhóm) và HIEUQUA (Hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên) là 0,447. Vì vậy, các biến độc lập có thể đưa vào mơ hình để giải thích cho Sự hài lịng đối với công việc của nhân viên.

MUCTIEU CAUTRUC NANGLUC CAMKET MOITRUONG TIEUCHUAN CONGNHAN LANHDAO HIEUQUA

MUCTIEU Pearson Correlation 1 ,206** ,609** ,203** ,151** ,205** ,316** ,429** ,383**

Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,004 ,000 ,000 ,000 ,000

N 362 362 362 362 362 362 362 362

CAUTRUC Pearson Correlation 1 ,189** ,245** -,021 ,095 ,232** ,244** ,338**

Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,695 ,070 ,000 ,000 ,000

N 362 362 362 362 362 362 362

NANGLUC Pearson Correlation 1 ,243** ,097 ,222** ,302** ,309** ,275**

Sig. (2-tailed) ,000 ,065 ,000 ,000 ,000 ,000

N 362 362 362 362 362 362

CAMKET Pearson Correlation 1 ,218** ,076 ,338** ,067 ,298**

Sig. (2-tailed) ,000 ,150 ,000 ,205 ,000

N 362 362 362 362 362

MOITRUONG Pearson Correlation 1 ,015 ,188** ,175** ,380**

Sig. (2-tailed) ,781 ,000 ,001 ,000

N 362 362 362 362

TIEUCHUAN Pearson Correlation 1 ,089 -,007 ,072

Sig. (2-tailed) ,092 ,888 ,173

N 362 362 362

CONGNHAN Pearson Correlation 1 ,355** ,348**

Sig. (2-tailed) ,000 ,000

N 362 362

LANHDAO Pearson Correlation 1 ,447**

Sig. (2-tailed) ,000

N 362

HIEUQUA Pearson Correlation 1

Sig. (2-tailed)

4.3.2 Đánh giá sự phù hợp của mơ hình

Hệ số R2 hiệu chỉnhđược dùng để đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu, với nguyên tắc R2 hiệu chỉnh càng gần 1 thì mơ hình đã xây dựng càng phù hợp với tập dữ liệu mẫu.

Bảng 4.8 cho thấy mơ hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với tập dữ liệu mẫu với mức ý nghĩa 0,05. Hệ số R2 hiệu chỉnh= 0,391 cho thấy mơ hình đưa ra chỉ giải thích được 39,1% cho tổng thể về mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên.

Bảng 4.8: Đánh giá sự phù hợp của mơ hình theo R2

Mơ hình R R2 R2 điều chỉnh Ước lượng độ lệch chuẩn

1 ,636a ,404 ,391 ,55711

a. Biến độc lập: (Hằng số), LANHDAO, TIEUCHUAN, CAMKET, MOITRUONG, CAUTRUC, NANGLUC, CONGNHAN, MUCTIEU

b. Biến phụ thuộc: HIEUQUA

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

4.3.3 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định ANOVA ANOVAb ANOVAb Mơ hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 74,346 8 9,293 29,942 ,000a Số dư 109,561 353 ,310 Tổng 183,907 361

a. Biến độc lập (Hằng số), LANHDAO, TIEUCHUAN, CAMKET, MOITRUONG, CAUTRUC, NANGLUC, CONGNHAN, MUCTIEU

b. Biến phụ thuộc: HIEUQUA

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4.9 cho thấy giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. = 0.000 < 0.05), bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0. Mơ hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, trang 240).

4.3.4 Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp Enter

Tên biến Hệ số hồi quy (B) Độ lệch chuẩn Hệ số hồi quy

chuẩn hóa (β) Giá trị t

Mức ý nghĩa của t

(Sig.)

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

(Constant) -,046 ,278 -,166 ,868 MUCTIEU ,129 ,048 ,148 2,667 ,008 1,824 CAUTRUC ,210 ,045 ,207 4,662 ,000 1,165 NANGLUC -,012 ,054 -,012 -,227 ,820 1,681 CAMKET ,105 ,041 ,117 2,546 ,011 1,260 MOITRUONG ,289 ,045 ,279 6,461 ,000 1,107 TIEUCHUAN ,007 ,042 ,007 ,159 ,874 1,081 CONGNHAN ,079 ,050 ,074 1,563 ,119 1,344 LANHDAO ,247 ,048 ,254 5,204 ,000 1,409

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả hồi quy trình bày ở bảng 4.10 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến lớn nhất là 1,824, thỏa điều kiện (VIF < 2) và khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2013, tr.507).

Với mức ý nghĩa 0,05, có 5 biến gồm: MUCTIEU (Mục tiêu nhóm có ý nghĩa và quan trọng), CAUTRUC (Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả), CAMKET (Cam kết thực hiện mục tiêu), MOITRUONG (Môi trường hợp tác), LANHDAO (Năng lực người lãnh đạo nhóm) có ý nghĩa thống kê trong mơ hình (Sig.<0,05) với các hệ số hồi quy βi lần lượt là 0,207; 0,279 và 0,254.

Các biến NANGLUC (Năng lực nhóm), TIEUCHUAN (Tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm), CONGNHAN (Sự cơng nhận và hỗ trợ từ bên ngồi nhóm) đều có mức ý nghĩa sig.>0,05 nên khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích đối với các cơng ty phần mềm lớn các yếu tố như năng lực của nhân viên, tiêu chuẩn đánh giá nhân viên, các mức khen thưởng, hỗ trợ đều đã được quy trình hóa, chọn lọc chặt chẽ nên trên thực tế các yếu tố này được xem như đương nhiên phải có. Đồng thời các biến NANGLUC, TIEUCHUAN, CONGNHAN có thể đã được thể hiện ở các thành phần còn lại. Vậy đối với tập dữ liệu này, các thành phần này khơng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm.

Để so sánh trực tiếp mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, ta sử dụng hệ số Beta (hệ số hồi quy chuẩn hóa). Từ kết quả hồi quy (bảng 4.10) cho thấy, 5 thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm theo thứ tự

mức độ quan trọng như sau: mạnh nhất là yếu tố Môi trường hợp tác (Beta=0,279), Năng lực của người lãnh đạo nhóm (Beta = 0,254), tiếp theo là thành phần Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả (Beta = 0,207), Mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng (Beta=0,148) và cuối cùng là thành phần Cam kết thực hiện mục tiêu (Beta =

0,117).

Vì vậy, mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên được biểu diễn lại như sau:

Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy + 0,117 + 0,117 + 0,148 + 0,207 + 0,254 + 0,279 -0,012 +0,007 + 0,074 Năng lực nhóm

Tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm Sự công nhận và hỗ trợ từ bên ngồi Mơi trường hợp tác

Năng lực của người lãnh đạo nhóm Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả Mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng

Cam kết thực hiện mục tiêu

Hiệu quả làm việc nhóm

Kết quả chi tiết phân tích hồi quy được trình bày ở phụ lục 7.

4.4 Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết

4.4.1 Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi

Kiểm định này được thực hiện bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đốn đã chuẩn hóa. Phần dư đã chuẩn hóa được thể hiện trên trục tung và giá trị dự đốn đã chuẩn hóa được thể hiện trên trục hồnh. Nếu giả định quan hệ tuyến tính và phương sai không thay đổi thỏa mãn thì phần dư sẽ phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị.

Kết quả hình 4.2 cho thấy, phần dư đã chuẩn hóa phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị, khơng tạo thành hình dạng nhất định nào. Như vậy, giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư khơng đổi. Mơ hình hồi quy là phù hợp.

4.4.2 Kiểm tra giả thuyết về phân phối chuẩn

Có nhiều lý do làm phần dư không phân phối chuẩn như: số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích, phương sai không phải là hằng số hoặc sử dụng sai mơ hình,… Tuy nhiên, chúng ta chỉ kỳ vọng phần dư phân phối gần chuẩn vì ln có sự chênh lệch do lấy mẫu.

Nghiên cứu này xây dựng biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư. Nếu đồ thị có dạng đường cong phân phối chuẩn nằm chồng lên biểu đồ tần số, có Mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ 1 thì xem như phần dư có phân phối chuẩn.

Kết quả ở hình 4.3 cho thấy, đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa có dạng đường cong phân phối chuẩn, giá trị Mean xấp xỉ bằng 0 (2.30E-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (0.989). Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư khi xây dựng mơ hình khơng bị vi phạm.

4.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kết quả kiểm định giả thuyết được trình bày ở bảng 4.11 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết

Giả

thuyết Phát biểu của giả thuyết

Giá trị p

Kết quả kiểm định H1 Mục tiêu của nhóm quan trọng và rõ ràng ảnh

hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm 0,008

Chấp nhận (p < 0.05) H2 Năng lực của nhóm ảnh hưởng tích cực đến hiệu

quả làm việc nhóm 0,820

Khơng chấp nhận (p > 0.05) H3 Tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm ảnh hưởng

tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm 0,874

Khơng chấp nhận (p > 0.05) H4 Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả ảnh hưởng tích

cực đến hiệu quả làm việc nhóm 0,000

Chấp nhận (p < 0.05) H5 Cam kết thực hiện mục tiêu có ảnh huởng tích cực

đến hiệu quả làm việc nhóm 0,011

Chấp nhận (p < 0.05) H6 Môi trường hợp tác có ảnh hưởng tích cực đến

hiệu quả làm việc nhóm 0,000

Chấp nhận (p < 0.05) H7 Sự công nhận và hỗ trợ từ bên ngồi nhóm có tác

động tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm 0,119

Không chấp nhận (p > 0.05) H8 Năng lực của người lãnh đạo nhóm có ảnh hưởng

tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm 0,000

Chấp nhận (p < 0.05)

4.6 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính

Phần này sẽ trình bày kết quả theo kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm theo các đặc điểm cá nhân của nhân viên (giới tính, độ tuổi và chức vụ).

Kiểm định sự khác biệt dựa trên giới tính (có 2 nhóm đối tượng), nghiên cứu sử dụng phép kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể. Hai nhóm cịn lại (có từ 3 nhóm đối tượng trở lên), nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA. Phương pháp này phù hợp vì nó kiểm định tất cả các nhóm mẫu cùng một lúc với khả năng phạm sai lầm chỉ 5% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Kết quả kiểm định chi tiết được trình bày ở phụ lục 8.

4.6.1 Kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo giới tính giới tính

Kiểm định Levene test được tiến hành với giả thuyết H0: phương sai của 2 tổng thể bằng nhau.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định khác biệt theo giới tính

Kiểm định giả thuyết trung bình của hai tổng thể

Kiểm định Levene's

Kiểm định t-test trung bình của hai tổng thể

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper HIEUQUA Giả định phương sai bằng nhau ,972 ,325 2,339 360 ,020 ,27513 ,11765 ,04377 ,50649 Giả định phương sai không bằng nhau 2,413 51,726 ,019 ,27513 ,11400 ,04634 ,50392

Kết quả kiểm định cho giá trị Sig. = 0,325 > 0,05, chấp nhận giả thuyết, cho thấy phương sai giữa 2 nhóm giới tính khơng khác nhau. Vì thế, trong kết quả kiểm định Independent Samples Test, tác giả sử dụng kết quả Equal Variances Assumed có Sig. = 0.325 > 0.05. Do đó, khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ về hiệu quả làm việc nhóm.

4.6.2 Kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các nhóm tuổi khác nhau các nhóm tuổi khác nhau

Theo kết quả kiểm định phương sai đồng nhất (Test of Homogeneity of Variances) (bảng 4.13), với mức ý nghĩa Sig.= 0,062> 0,05 có thể nói phương sai về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các nhóm tuổi là khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo độ tuổi

Kiểm định phương sai đồng nhất HIEUQUA

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2,802 2 359 ,062

Theo kết quả ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0,326> 0,05 nên có thể kết luận khơng có sự khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các nhóm tuổi khác nhau.

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ANOVA ANOVA HIEUQUA Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 1,144 2 ,572 1,123 ,326 Tổng nhóm 182,763 359 ,509 Tổng 183,907 361

4.6.3 Kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các nhóm chức vụ khác nhau các nhóm chức vụ khác nhau

Theo kết quả kiểm định phương sai đồng nhất (bảng 4.15), với mức ý nghĩa Sig.=0.813 > 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về hiệu quả làm việc nhóm giữa các nhóm chức vụ khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo chức vụ

Kiểm định phương sai đồng nhất HIEUQUA

Levene Statistic df1 df2 Sig.

,317 3 358 ,813

Theo kết quả ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.054 > 0.05 nên có thể kết luận có khơng sự khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên giữa các nhóm chức vụ khác nhau.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo chức vụ

ANOVA HIEUQUA Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 3,882 3 1,294 2,573 ,054 Tổng nhóm 180,025 358 ,503 Tổng 183,907 361

Tóm tắt chương 4

Chương này đã thực hiện mô tả mẫu khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo, tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha loại bỏ 2 biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng <0,3. Sau khi tiến hành phân tích EFA, có 8 yếu tố được rút ra từ 33 biến quan sát. Sau khi phân tích hồi quy, có 5 yếu tố có ý nghĩa trong mơ hình và có

ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên: mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng, cấu trúc nhóm hướng đến kết quả, cam kết thực hiện mục tiêu, môi trường hợp tác, năng lực của lãnh đạo nhóm. Và từ kết quả phân tích hồi quy, giá

trị p cho thấy có 5 trong 8 giả thuyết đưa ra được chấp nhận (giả thuyết về năng lực nhóm, tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm, sự cơng nhận và hỗ trợ từ bên ngoài ngoài nhóm khơng được chấp nhận do khơng có ý nghĩa thống kê đối với tập dữ liệu mẫu).

Đồng thời, kết quả kiểm định khác biệt cho thấy các nhóm nhân viên có giới tính, độ tuổi, chức vụ khác nhau khơng có sự khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm.

Kết quả nghiên cứu sẽ là gợi ý cho các nhà quản lý của các công ty phần mềm hoạch định các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên.

Chương 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả phân tích dữ liệu, chương 4 đã đưa ra kết luận có 5 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên. Chương 5 sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu và đề ra một số kiến nghị; đồng thời nêu lên một số hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các công ty phần mềm tại TP HCM (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)