Bản chất quá trình chuyển nghĩa của từ là tạo ra từ mới, đó thực chất là phát triển chức năng định danh của từ (tạo ra đơn vị định danh). Với con đường ngữ nghĩa ta có thể nâng khả năng định danh của đơn vị gốc lên nhiều lần: Một từ cùng một vỏ ngữ âm phát triển ra bao nhiêu nghĩa thì ta có bấy nhiêu
đơn vị định danh. Và các nghĩa mới của từ được phái sinh trên cơ sở nghĩa
gốc của từ. Cho nên các nghĩa phái sinh của từ có quan hệ chặt chẽ với nghĩa gốc. Quan hệ giữa các nghĩa của từ là có tính quy luật, tạo thành hệ thống ngữ nghĩa của từ đa nghĩa và từ chuyển loại.
Trong sự chuyển biến nghĩa của từ, có khi nghĩa gốc, nghĩa ban đầu khơng cịn nữa (ví dụ: đăm chiêu nghĩa là “trái phải”) nhưng thông thường cả nghĩa mới và nghĩa ban đầu cùng tồn tại, hoạt động.
Giữa nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới diễn ra sự biến đổi nghĩa theo hai kiểu: kiểu móc xích (xâu chuỗi) và kiểu tỏa ra (hướng nghĩa của từ chuyển theo cách sau: nghĩa đầu tiên sang nghĩa thứ hai, từ nghĩa thứ hai chuyển sang nghĩa thứ ba, từ nghĩa thứ ba chuyển sang nghĩa thứ tư…).
Ở kiểu “tỏa ra” thì các nghĩa mới đều được tạo ra từ nghĩa đầu tiên (dựa vào
nghĩa đầu tiên mà xuất hiện). Tất nhiên, mối liên hệ giữa nghĩa đầu tiên với những nghĩa xuất hiện sau không phải bao giờ cũng thấy rõ nhờ nét nghĩa cơ sở, có khi mối liên hệ này bị đứt quãng. Lúc này từ vốn là một như đã tách thành hai từ đồng âm. Ví dụ: hỏa lị – bếp đun than và hỏa lò – nhà tù. Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng thuộc một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì thường chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng giống nhau. Ví dụ: hàng loạt từ chỉ bộ phận cơ thể, được chuyển sang phạm
vi đồ vật, vật thể địa lý chỉ bộ phận đối tượng này.
Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳn ý nghĩa trước. Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến nó trở thành đồng nghĩa với các từ trái nghĩa trước kia của nó. Ví dụ: Đứng chuyển nghĩa như trong cách dùng “chị công nhân đứng 24 máy một ca”, thì đứng và chạy lại
đồng nghĩa nhau (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [7]).
Khi các nghĩa chuyển còn liên hệ với nhau, sự chuyển nghĩa có thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Nói nghĩa của từ “mở rộng” tức là nói tính khái qt của nó tăng lên, các nét nghĩa cụ thể, quy định phạm vi vốn chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức thì nay dùng rộng rãi trên nhiều phương diện.
Phương diện đó có thể là tình cảm, tinh thần, quan hệ. Đồng thời, nó cũng có
thể bị thu hẹp lại, sự thu hẹp ý nghĩa của từ đi kèm với sự cụ thể hóa ý nghĩa. Nói tóm lại, sự chuyển biến ý nghĩa của từ luôn luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội. Nguyên nhân của sự chuyển di ý nghĩa, phát triển nghĩa của từ chính là ở nhận thức của người bản ngữ và tính chất tiết kiệm trong ngôn ngữ.