Phương thức chuyển nghĩa

Một phần của tài liệu lv_ngon_ngu_hoc_29__823 (Trang 31 - 36)

Quá trình chuyển nghĩa đã tạo thêm nghĩa mới cho từ. Song nghĩa mới của từ phát triển không phải do ngẫu nhiên, bất kỳ mà là sự phát triển có quy luật theo một trong hai con đường: ẩn dụ và hoán dụ. Đây là hai phương thức, cách thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.

Nếu ẩn dụ và hoán dụ chỉ là hai phương thức để tạo nghĩa mới của lớp từ vựng tồn dân nói chung thì đối với những từ – ngữ lóng, ẩn dụ và hốn dụ lại có vai trị tiên quyết. Rất nhiều từ – ngữ phải dựa trên hai phương thức

này để tạo ra những nghĩa lóng, góp phần tạo nên tính chất bí mật của tiếng

lóng.

a) Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

Giáo sư Đỗ Hữu Châu, đã định nghĩa như sau: “Cho A là một hình thức ngữ

âm, X và Y là ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi Y (để biểu thị Y) nếu như và Y giống nhau trong thực tế” [7; 153].

Nói cách khác, theo quan hệ liên tưởng ẩn dụ, nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên sự vật này chuyển sang gọi tên sự vật khác do các sự vật đó có một

điểm giống nhau (tương đối).

Có ba dạng cơ bản của chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ:

Dạng 1: Ẩn dụ hình thức (nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật hiện tượng). Xét ví dụ:

- Mà nếu chỉ nhìn qua phong cách, bề ngoài mà chọn ngay thì

chính các nàng đang tự đánh đồng mình với những “bình hoa di động” đấy (2! số 248, ra ngày 07/02/2012, Hội bênh vực trai Việt).

“Bình hoa di động” là một cụm từ lóng, được cấu tạo dựa trên sự giống

nhau về hình dáng bề ngồi. Bình hoa là vật trang trí vơ tri vơ giác, tất yếu nó khơng tự dịch chuyển được. Khi người nói phát ngơn “bình hoa di động” tức là khơng ám chỉ bình hoa thơng thường nữa mà đang nói đến những “người

con gái xinh đẹp mà đầu óc rỗng tuếch”, cũng như bình hoa kia vậy.

Dạng 2: Ẩn dụ tính chất (nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về tính chất giữa các sự vật hiện tượng). Xét ví dụ:

- Lòi ra mới biết toàn hàng...chợ đen! (TTC số 469, ra ngày

01/02/2013, Táo Quân dâng sớ).

“Chợ đen” được chuyển nghĩa dựa trên sự liên tưởng về nơi tụ họp

thỏa thuận vừa ý đơi bên thì có thể trao đổi những món hàng không rõ nguồn gốc, không thuế má.

Dạng 3: Ẩn dụ chức năng (nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật hiện tượng). Ví dụ:

- Tuần này, Ý Yên tặng bạn 10 “bùa yêu” để các bạn sử dụng nhé (2! số 258, ra ngày 17/04/2012, Trong tim một cô gái).

Thông thường, “bùa” mang nghĩa không tốt, liên quan đến các hoạt động mê

tín dị đoan. “Bùa” là một phương thức bí ẩn được dùng để đạt được mục

đích đen tối. Trước đây, đã có thời “bùa” mang nghĩa lóng là tài liệu mang

vào phịng thi. Về sau, “bùa” được chuyển nghĩa thành “mẹo”. Tuy nghĩa biểu cảm khơng hoàn tồn giống nhau (“bùa” nghĩa gốc mang sắc âm tính,

“bùa” nghĩa lóng lại có màu dương tính), nhưng lại được liên hệ nhau bởi

chức năng dùng một sự vật để đạt được một mục đích nào đó. Đây chính là

điểm tương đồng giữa nghĩa gốc và nghĩa lóng.

Hay:

- Chẳng hóa ra, “cái rốn” của tình u bây giờ, khơng nằm ở trái

tim, mà là ở những chuyến tàu yêu tốc hành (2! số 288, ra ngày 13/11/2012, Mọi con đường đều về nhà nghỉ?).

“Cái rốn” vốn là đường dẫn chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi, là sự liên kết giữa hai sinh mạng, là nguồn sống của một con người. Nó quan trọng đến độ trở thành một biểu tượng của quê hương xứ xở (“nơi chơn

nhau cắt rốn”). Chính sự liên hệ về chức năng cần thiết, then chốt mà “cái rốn” được chuyển nghĩa thành trung tâm, điều quan trọng.

Dạng 4: Ẩn dụ kết quả (nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về kết quả sự vật hiện tượng).

- Vài lần em đã “cấm vận” để gây sức ép nhưng bản thân em không chịu nổi (2! số 291, ra ngày 04/12/2012, Vết sẹo tỉnh thức). “Cấm vận” là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, vận

chuyển hàng hóa… với một nước nào đó. Kết quả của hành động này tách biệt, cơ lập đất nước đó với hoạt động thương mại của thế giới. Tuy nhiên,

trong trường hợp này, “cấm vận” là một từ lóng mang nghĩa “không cho

phép bạn tình quan hệ với mình”. Điểm chung của hai hành động cấm vận

này là đều ngăn cản một yếu tố nào đó ra khỏi các yếu tố khác, khơng cho đạt được mục đích ban đầu.

b) Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

Theo con đường hoán dụ, nghĩa của từ chuyển từ gọi tên sự vật này sang gọi

tên sự vật khác, do các sự vật đó có quan hệ gắn bó logic hoặc liên quan tiếp xúc lẫn nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên, tức X và Y khơng có liên hệ

khách quan, chúng thuộc những phạm trù khác hẳn nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng.

Trái lại trong trường hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, khơng tùy thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hốn dụ có tính chất khách quan hơn các ẩn dụ.

Trong khi có đến 398/558 (tỷ lệ 71,3%) cứ liệu mà chúng tôi khảo sát được được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ thì chuyển nghĩa theo phương

thức hốn dụ lại khó xác định hơn, cứ liệu cũng ít hơn, tập trung vào một dạng thức cơ bản: Hoán dụ bộ phận – toàn thể (nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực giữa bộ phận và tồn thể). Ví dụ:

- Không chỉ là sân chơi riêng dành cho các diễn viên, LHP Cannes 2012 còn quy tụ dàn chân dài danh tiếng cùng có mặt

“đọ sắc” trong những chiếc váy lộng lẫy. (2! số 265, ra ngày 05/06/2012, “Soi” gu thời trang của sao Hollywood tại thảm đỏ Cannes 65).

Những năm gần đây, khi nhắc đến chân dài, người ta liên tưởng ngày đến những “người phụ nữ có thân hình đẹp”. “Chân” vốn là một bộ phận cơ thể

người. Chân dài là một cụm nhằm ám chỉ đôi chân đẹp trên một cơ thể đẹp.

Với phương thức chuyển nghĩa hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể đã giúp người đọc nhận thức được, hiểu được nghĩa từ một cách chính xác.

Con đường chuyển nghĩa là con đường phát triển vốn từ nhanh, có tần suất

lớn và mang lại hiệu quả cao. Từ con đường này đã tạo nên những hiện tượng tiêu biểu, đó là hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm.

Hai hiện tượng này thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Thống nhất

ở chỗ cùng là biểu hiện quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ: Một vỏ âm tiết

nhưng diễn đạt nhiều nghĩa khác nhau. Song mỗi hiện tượng lại có những đặc điểm riêng, tiềm tàng những khả năng riêng không giống nhau.

Một phần của tài liệu lv_ngon_ngu_hoc_29__823 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)