Bản chất của đồng âm là những từ hoàn toàn khác nhau, nghĩa không liên quan với nhau, chỉ giống nhau ngẫu nhiên về âm thanh. Một bộ phận nhỏ các từ đồng âm được tạo ra do nguyên nhân chuyển nghĩa của từ, do các nghĩa
của từ phát triển đi quá xa với nghĩa gốc, mối quan hệ ngữ nghĩa của chúng
đã mờ nhạt, bị đứt đoạn, nhìn ở mặt đồng đại, khơng thể xác định được quan
hệ nghĩa giữa chúng nên hiện tượng như vậy có thể xem là đồng âm.
Sự khác biệt về ý nghĩa từ vựng là cơ sở của hiện tượng đồng âm, cịn ở hiện
tượng đa nghĩa thì các nghĩa lại vừa khác biệt, vừa thống nhất, trong đó sự
thống nhất là cơ sở để các nghĩa tạo nên một hệ thống ngữ nghĩa, một cấu trúc nghĩa hồn chỉnh.
Do u cầu nhanh gọn và chính xác trong sử dụng, các đơn vị tiếng lóng trên
báo chí thường có tính đơn nghĩa, chứ khơng có nghĩa bóng, nghĩa phái sinh,
nghĩa ngữ cảnh. Mặt khác, trái với quan niệm thơng thường, những tiếng lóng này cũng khơng hồn tồn đồng nghĩa với những từ toàn dân vốn là tiền thân của nó. Nói cách khác, nghĩa của tiếng lóng là một nét nghĩa cụ thể được tách ra từ nghĩa của một từ toàn dân là tiền thân của nó (nếu có). Đơi khi sự liên hệ đó mờ nhạt hẳn và tiếng lóng được gán cho một nghĩa hồn tồn mới. Cùng là từ lóng “bão”, nhưng ở những trường hợp khác nhau lại mang nghĩa khơng giống nhau. Xét ví dụ:
- Những kinh nghiệm giảm và tránh những “cơn bão” không nguyên nhân của các bậc phụ huynh đáng kính nè (2! số 265, ra
ngày 05/06/2012, Thương cho roi, cho vọt, cho cả… lý do!).
- Vậy là teen vừa được thưởng thức đêm “bão” Rock hồnh tráng
vừa góp phần làm cho cuộc chơi thêm ý nghĩa xã hội (HHT số 984,
05/11/2012, Điểm tin giải trí).
Bão2: Khơng khí náo nhiệt, tưng bừng.
- Cậu kể với anh rể lời khuyên năm xưa để rồi tá hỏa khi đàn anh
khẳng định đó chỉ là đang “chém bão”, trúng thì trúng, chẳng trúng thì trượt (2! số 164, ra ngày 19/05/2012, Những nạn nhân của “đội
lái”).
Bão3 (trong “chém bão”): Nhấn mạnh ý của chém gió (lời nói phét, nói khốc).
“Bão” vốn là một hiện tượng thời tiết, có gió giật mạnh, nhiều mưa, tác
động xấu đến môi trường và đời sống. Từ những nghĩa lóng và nghĩa gốc đã
nêu, ta rất khó xác định được mối liên hệ.
Tiếng lóng sử dụng rất nhiều hiện tượng đồng âm để tạo từ. Đơi khi đó là việc lợi dụng sự giống nhau về lớp vỏ âm thanh của của từ thuần Việt và những từ vay mượn. Theo dõi ví dụ:
- Với người lạ thì chẳng sao, cứ “ăn bánh bơ, đội mũ phớt”,
nhưng với cô bạn thân nhất thì làm sao đây, có cách nào có thể xoa
dịu sự ấm ức, dập tắt sự giận dữ hay khó nhất là làm “tan chảy” sự lạnh lùng của cô ấy đối với bạn hay không? (2! số 256, ra ngày
Cụm “ăn bánh bơ, đội mũ phớt” bày tỏ ý nghĩa “phớt lờ, bơ đi, tỏ vẻ bất cần đời”. “Bơ” và “phớt” vốn là từ gốc Pháp, đồng âm với “bơ” (tỉnh bơ) và “phớt” (phớt lờ) thuần Việt. Rõ ràng, đó là những từ hoàn toàn khác nhau, từ nguồn gốc đến ý nghĩa. Người ta đã vận dụng hiện tượng đồng âm để tạo ra những nét nghĩa khu biệt, tạo nên từ lóng.