Phân loại nợ xấu để có các biện pháp xử lý phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)

Nợ xấu tại các NHTM, đặc biệt nợ khơng có khả năng chi trả phần lớn là của khách hàng doanh nghiệp, nợ xấu nằm trong mạng lưới nợ của các doanh nghiệp, mỗi

doanh nghiệp đang nợ ngân hàng lại nằm trong mạng lưới nợ lẫn nhau. Do đó nếu xử lý khơng khéo sẽ gây sụp đổ dây chuyền. Vì thế, cần phải có giải pháp cụ thể cho từng loại nợ xấu, từng loại doanh nghiệp để có thể xử lý tốt nợ xấu.

Đối với các khoản nợ được đánh giá mất hoàn toàn khả năng trả nợ (doanh nghiệp nợ bị phá sản, TSĐB khơng cịn giá trị): Cần xác định rõ trách nhiệm của ngân hàng trong trường hợp này. Ngân hàng phải chấp nhận chịu lỗ, trích dự phịng rủi ro để giải quyết, thậm chí phải cắt lợi nhuận của ngân hàng để bù đắp vào khoản nợ không thể thu hồi này.

Đối với các khoản nợ có TSĐB, khoản nợ doanh nghiệp có khả năng phục hồi nếu có sự hỗ trợ. Trường hợp này nên kết hợp giải pháp chứng khoán hoá nợ xấu và mua bán chứng khoán nợ xấu. Chứng khoán hoá nợ xấu là việc chuyển nợ xấu thành cổ phần hoặc vốn góp có giá trị tương đương. Việc chứng khốn hóa được thực hiện theo các phương pháp cụ thể: Với các doanh nghiệp có lịch sử quan trị kinh doanh tốt, gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp các doanh nghiệp tồn tại phát triển. Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển.

Đây là hình thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ quốc tế. Đối với Việt Nam, từ trước tới nay đã có rất nhiều trường hợp thành cơng cứu được doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản và bảo toàn được nguồn vốn của các NHTM. Tuy nhiên, để tiến trình chứng khốn hóa được thành công, các NHTM cần tích cực nâng cao tính cộng đồng, phối hợp cùng nhau để xử lý nợ xâu. Các NHTM cần tích cực sử dụng các cơng ty con của mình như cơng ty quản lý mua bán nợ, cơng ty chứng khốn, công ty quản lý quỹ tham gia vào q trình chứng khốn hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)