Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 48)

1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các nước và bài học cho Việt Nam

1.3.2 Bài học cho Việt Nam

Những kinh nghiệm trong giải quyết nợ xấu thành công của một số quốc gia trong những năm vừa qua là bài học có thể nghiên cứu áp dụng cho giải quyết vấn đề nợ xấu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên việc vận dụng các kinh nghiệm trên cần tính tốn đến các điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay như: Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, tài sản đảm bảo phần lớn là bất động sản trong khi thị trường này chưa phục hồi.

Ngày 26/7/2013, NHNN chính thức khai trương Cơng ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng. VAMC được kỳ vọng sẽ góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế có thể thấy VAMC hoạt động chưa hiệu quả như sự mong đợi, đến thời điểm hiện tại hoạt động chủ yếu của VAMC là ủy quyền cho tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng, ủy quyền cho các tổ chức tín dụng khởi kiện khách hàng mà chưa tiến hành bán nợ. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, và để VAMC hoạt động thực sự hiệu quả xin đề xuất một số giải pháp sau:

(1) VAMC cần được giao quyền lực đủ mạnh. Quyền lực VAMC cần được giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định, gắn với một thời hạn cụ thể để giúp xử lý các khoản

nợ xấu đang ở mức cao. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng VAMC là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính.

(2) Phát triển khung pháp lý cho thị trường mua - bán và xử lý các tài sản xấu để VAMC dễ dàng thu hồi các khoản nợ đã mua. Do đây là hoạt động mới mẻ tại Việt Nam nên dù hành lang pháp lý đã có nhưng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

(3) Xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á sau khủng hoảng tài chính 1997 –1998 là luôn kết hợp giữa xử lý nợ xấu với tái cấu trúc doanh nghiệp (cả Nhà nước và tư nhân) và họ đã thành công. Do vậy, nhằm giúp xử lý nợ xấu nói riêng và tái cấu trúc nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách triệt để, nhất quán, thành cơng thì các cơ quan chức năng nên nghiên cứu xây dựng, ban hành khung pháp lý điều chỉnh, hướng dẫn đồng bộ nhằm giúp các bên tham gia vào q trình xử lý nợ xấu, có thể chủ động xây dựng kế hoạch, phương hướng thực hiện trong ngắn hạn và cả dài hạn.

Nghiên cứu phương án huy động vốn cho hoạt động xử lý nợ xấu bằng phát hành trái phiếu của chính AMC nhắm vào các định chế tài chính cả trong nước và nước ngồi. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu có thể chuẩn bị một khoản cho vay đặc biệt để cung cấp tín dụng cho hoạt động xử lý nợ của AMC. Không tài trợ vốn bằng cách in tiền để xử lý nợ xấu vì sẽ làm nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại ngay trong ngắn hạn và nền kinh tế tiếp tục lâm vào tình trạng bất ổn vĩ mơ.

Chính phủ cần theo dõi, giám sát chặt chẽ, sát sao quá trình và hiệu quả xử lý nợ xấu. Trong đó, Bộ tài chính sẽ chủ trì các chương trình phát hành trái phiếu và NHNN Việt Nam cung cấp tín dụng, chủ trì xử lý nợ xấu đồng thời với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ nên thành lập một uỷ ban thường trực gồm các chuyên gia của Bộ tài chính, NHNN, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia...để điều hành trực tiếp quá trình xử lý nợ xấu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nội dung chương 1, luận văn đã tổng hợp và điểm lại lý luận chung về nợ xấu như khái niệm nợ xấu, các chỉ tiêu cơ bản, tác động của nợ xấu. Xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu qua các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và thế giới, tổng hợp nguyên nhân gây ra nợ xấu trong thời gian qua tại Việt Nam có yếu tố từ ngân hàng, khách hàng vay và môi trường kinh doanh. Phần cuối chương, luận văn trình bày kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số quốc gia và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

2.1 Phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn Việt Nam 2.1.1 Từ trước năm 2013

Theo quyết định của Thống đốc NHNN số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và quyết định của NHNN số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN cho rằng:

“Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn quy định tại điều 6 và điều 7 của Quyết định 493 và Quyết định 18. Các TCTD được phép thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng hoặc định tính (TCTD phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách dự phòng rủi ro và chỉ được thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản). Như vậy khi xem xét định nghĩa nợ xấu của các NHTM có thể thấy về mặt định lượng thời gian trả nợ quá hạn từ 91 ngày trong định nghĩa nợ xấu của Việt Nam và thông lệ quốc tế là khá tương đồng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn nợ xấu thì yếu tố định tính xem xét khả năng trả nợ của người vay, đặc biệt khơng chỉ có dấu hiệu rõ ràng về việc khơng trả được nợ, mà cịn phải xét tới các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai là rất quan trọng.

Ở Việt Nam, một số ít các ngân hàng áp dụng phương pháp định tính trong phân loại nợ (BIDV, Agribank, VCB) sẽ có tính tốn nợ xấu cao hơn so với các ngân hàng chỉ tính tốn theo phương pháp định lượng. Ngồi ra, một số yếu tố chi tiết hơn trong phân loại nợ và trích lập dự phịng sẽ tiếp tục làm cho khoảng cách nợ xấu theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam và thơng lệ quốc tế cách xa nhau (Đinh Thị Thanh Vân, 2012).

Bảng 2.1: So sánh quan điểm về nợ xấu

Tiêu chí Basel II IAS 39 FSIs Việt Nam Mục tiêu tính nợ xấu Giám sát và ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng Lập báo cáo kết quả hoạt động trong kỳ Tính tốn chỉ tiêu lành mạnh tài chính Lập báo cáo kết quả trong kỳ Định lượng Nợ quá hạn 90 ngày trở lên Nợ quá hạn 90 ngày trở lên Nợ quá hạn 90 ngày trở lên Nợ quá hạn trên 90 ngày

Định tính Dấu hiệu khoản vay chưa được thanh toán, các mất mát có thể xảy ra

Dấu hiệu khách quan là khoản vay giảm giá trị

Dấu hiệu người vay có khả năng khơng trả được nợ

Dấu hiệu khoản nợ không thu hồi được và có khả năng mất vốn

Nguồn: Đinh Thị Thanh Vân, 2012

2.1.2 Từ năm 2013 đến nay

Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 v/v: Quy định phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 01/06/2013.

Thông tư số 12/2013/TT-NHNN ngày 27/05/2013 sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, trong đó lui thời điểm áp dụng từ 01/06/2013 đến ngày 01/06/2014.

Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thơng tư số 02/2013/TT- NHNN có hiệu lực kể từ 20/03/2014.

Về bản chất, Thông tư 02 khơng có gì thay đổi nhiều về phương pháp phân loại nợ trích lập dự phịng rủi ro hay mang tính đột phá, mà chỉ yêu cầu các TCTD cần phân tích chất lượng tín dụng theo phương pháp định lượng, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong trích lập dự phịng rủi ro cho ngân hàng.

Điểm mới của Thơng tư 02 có thể nhận thấy là bên cạnh việc tất cả các TCTD phải phân loại nợ theo 5 nhóm như cũ, cịn phải kèm theo các tiêu chí chặt chẽ hơn. Đặc biệt nhiều khoản cấp tín dụng dưới các hình thức như ủy thác đầu tư, cho vay hợp vốn, mua trái phiếu DN chưa niêm yết... phải trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro.

Trước đây, các TCTD tự phân nhóm đối với các khoản nợ tín dụng, bao gồm cả tiêu chí định lượng và định tính tuy nhiên, các tiêu chí định lượng chưa đóng vai trị quyết định, do đó có mức độ chủ quan trong đánh giá là cao khiến rủi ro đạo đức tăng cao. Theo quy định mới, các ngân hàng chuyển thơng tin lên Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC), NHNN tổng hợp và sau đó các TCTD muốn tìm hiểu về khách hàng phải truy xuất thông tin từ CIC. Quy định mới sẽ dẫn tới sự thống nhất trong việc phân loại nhóm nợ đối với một khách hàng cụ thể và do đó tránh tình trạng khách hàng có nợ xấu tại NHTM này có thể tiếp tục vay tại NHTM khác làm gia tăng rủi ro hệ thống.

Theo quy định tại Thông tư này, mỗi quý một lần, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả cho Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC). CIC có trách nhiệm tổng hợp và cung cấp lại danh sách khách hàng có nhóm nợ ở mức độ rủi ro cao nhất để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi điều chỉnh kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Bảng 2.2: So sánh Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN

Thông tư 02/2013/TT- NHNN Thông tư 09/2014/TT- NHNN Nhận xét Các TCTD xếp hạng tín dụng nội bộ theo kết quả xếp hạng tín dụng của CIC kể từ 1/6/2014

Các TCTD xếp hạng tín dụng nội bộ theo kết quả xếp hạng tín dụng của CIC kể từ 1/1/2015.

Thông tư 09/2014/TT- NHNN lùi thời hạn áp dụng cho hình thức phân loại chặt chẽ này.

Quyết định 780/QĐ- NHNN hết hiệu lực kể

Thông tư 09 bổ sung quy định về cơ cấu lại thời hạn

Về nguyên tắc, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ

từ ngày 1/6/2014. Theo đó, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ chấm dứt từ ngày 1/6/2014.

trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với hiệu lực thi hành kể từ 20/3/2014 và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2015. Những quy định mới này chặt chẽ hơn so với Quyết định 780/QĐ-NHNN và Chỉ thị 04/CT-NHNN. Theo đó, các TCTD phải ban hành quy định nội bộ về kiểm sốt, giám sát

ngun nhóm nợ vẫn tiếp tục được thực hiện, tuy nhiên, với các điều kiện chặt chẽ hơn. Đặc biệt, mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần nhằm tránh hiện tượng các TCTD lợi dụng việc cơ cấu việc cơ cấu nợ nhiều lần, làm sạch khoản vay và làm đẹp báo cáo tài chính.

Các khoản nợ vi phạm quy định pháp luật phải được phân loại lại phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.

Các khoản nợ vi phạm pháp luật và các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra được phân loại tối thiểu vào nhóm 3 và tùy theo thời gian quá hạn kể từ ngày ra quyết định thu hồi nợ hoặc kể từ ngày phải thu hồi theo kết luận thanh tra, các khoản nợ này phải được phân loại vào nhóm 4 hoặc nhóm 5 tương ứng

Quy định này áp dụng đối với những vi phạm liên quan đến cấp tín dụng cho chủ ngân hàng và người thân, doanh nghiệp mà chủ ngân hàng sở hữu trên 10% vốn điều lệ và vi phạm các quy định khác về giới hạn cấp tín dụng. Theo Thơng tư

09/2014/TT-NHNN những khoản nợ vi phạm nói trên sẽ bị thu hồi nợ và phân loại tối thiểu vào nhóm 3. Tuy nhiên, tác động của quy định này không quá lớn do việc phát hiện và chứng minh vi

phạm này tương đối phức tạp.

Khơng quy định Trích dự phịng đối với trái phiếu VAMC: Ngân hàng bán nợ xuất toán ra khỏi các khoản mục nội bảng của bảng cân đối kế toán các khoản nợ xấu đã được bán cho VAMC và ghi nhận trái phiếu đặc biệt VAMC phát hành là một tài sản. Ngân hàng bán nợ phải trích lập dự phịng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt mà VAMC phát hành. Trái phiếu đặc biệt là tài sản có phải trích dự phòng rủi ro của NHTM.

Các TCTD sẽ tiến hành trích lập dự phịng đối với trái phiếu đặc biệt của VAMC trong vòng 5 năm, theo quy định tại Thơng tư

19/2013/TT-NHNN. Do đó, chi phí trích lập dự phòng đối với những TCTD đã bán nợ cho VAMC trong năm 2013 sẽ tăng lên.

Không quy định Các TCTD phải có quy định nội bộ tự đánh giá tài sản đảm bảo để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phịng cụ thể. Đồng thời, kết quả định giá tài sản bảo đảm có giá trị sử dụng tối đa 12 tháng kể từ ngày của kết quả định giá đó

Hiện nay, giá trị tài sản đảm bảo là giá trị ghi nhận theo giá trị sổ sách tại thời điểm khách hàng thế chấp để vay vốn. Trên thực tế, giá của một số loại bất động sản đã giảm mạnh tới 30% trong hai năm gần đây. Bên cạnh đó, rất nhiều tài sản thế chấp cho các khoản vay là tài sản

ảo, hoặc không thể bán để thu hồi vốn được. Việc định giá lại các tài sản bảo đảm hàng năm phù hợp với giá thị trường, trên cở sở đó tính số tiền trích lập dự phịng cụ thể sẽ khiến cho nhiều ngân hàng phải tăng chi phí trích lập dự phòng do giá trị tài sản bảo đảm thực chất đã giảm đi nhiều.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.1.3 Tình hình trích lập dự phịng

Trích lập dự phịng nhằm bảo đảm an tồn cho hoạt động nhưng sẽ làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Do vậy, dưới áp lực về chỉ tiêu lợi nhuận của cổ đông nhiều NHTM đã tìm cách giảm số tiền trích lập dự phịng.

Hình 2.1 : Số liệu trích lập dự phịng của các NHTM

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của NHTMCP

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000

CTG STB BID VCB ACB EIB MBB SHB 2010 2011 2012 2013

Có thể thấy ba ngân hàng lớn gồm BIDV, Vietinbank và Vietcombank, với dư nợ tín dụng quy mơ gấp nhiều lần các ngân hàng cịn lại, thường chiếm từ 70 – 80% quy mơ dự phịng và sử dụng dự phịng trong số 8 ngân hàng được thống kê.

2.2 Tổng quan tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ 2009-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)