CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.5 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ mở rộng (TAM2)
Mơ hình TAM có giới hạn riêng của mình trong việc thực hiện nghiên cứu sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với các hệ thống hoặc sản phẩm công nghệ mà người sử dụng là người dùng công nghệ cũng như người dùng dịch vụ.
Trước hết, TAM bắt nguồn từ lĩnh vực hệ thống thông tin (IS) làm tăng năng suất trong mơi trường văn phịng (Van der Heijden, 2004). Nói cách khác, TAM là mơ hình nghiên cứu về các hệ thống tiện dụng nhằm mục đích cung cấp các lợi ích tiện dụng cho người sử dụng như thực hiện nhiệm vụ ngày càng tăng ( Van der Heijden, 2004). Trong bối cảnh này, lợi ích hưởng thụ xuất phát từ ý nghĩa của niềm vui đang được hưởng trong q trình sử dụng khơng được xem xét là một vấn đề quan trọng.
Thứ 2, TAM được thiết kế dựa trên các tình huống người sử dụng công nghệ bị các tổ chức bắt buộc áp dụng trong các hoạt động hàng ngày của họ. Những người trả tiền cho các chi phí cần thiết cho việc sử dụng công nghệ không phải là nhân viên trực tiếp sử dụng nó. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, mục đích của việc áp dụng và sử dụng cơng nghệ được xác định bởi các tổ chức theo chiến lược kinh doanh của họ. Tuy nhiên, theo Zeithaml, giá trị của người sử dụng nhận thức và đánh giá cao sau khi tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của họ là những lợi ích thu được và những tổn thất mất đi (tiền tệ và phi tiền tệ) cần thiết để bỏ ra để đưa ra quyết định cuối cùng là chấp nhận mua hoặc sử dụng (Zeithaml, 1988). TAM chỉ tập trung vào các khía cạnh lợi ích từ việc sử dụng công nghệ.
Cảm nhận hữu dụng Cảm nhận dễ sử dụng Cảm nhận về thương hiệu Cảm nhận về rủi ro Cảm nhận về chi phí Ý định sử dụng Ngân hàng trực tuyến
Do vậy, mơ hình TAM ban đầu thường được các tác giả mở rộng trong những nghiên cứu của mình với sự tham gia của các yếu tố khác bên cạnh hai yếu tố nguyên bản là cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng. Ví dụ: Venkatesh và Davis (2000) đã thực hiện mở rộng mơ hình TAM ban đầu với các biến bên ngồi để giải thích rõ hơn ý định sử dụng của người tiêu dùng. Mơ hình này thường được gọi là mơ hình TAM mở rộng hay cịn gọi là TAM2. Mơ hình TAM2 trong nghiên cứu của Venkatesh & Davis (2000) bao gồm thêm hai yếu tố nữa là sự tự nghuyện và sự bắt nuộc. Các kết quả nghiên cứu đều ủng hộ việc sử dụng TAM2 trong các nghiên cứu xã hội học để giải thích hành vi tiêu dùng của khách hàng (Venkatesh & Davis, 2000). Venkatesh và cộng sự (2003) cũng phát triển một mơ hình TAM mở rộng khác, trong đó nêu lên 3 yếu tố tác động ảnh hưởng đến ý định hành vi là hiệu quả mong đợi, nổ lực mong đợi và ảnh hưởng xã hội. Gần đây, Sundarraj & Manochehri (2011) đã đưa ra mơ hình TAM mở rộng trong nghiên cứu ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến như sau:
Hình 2.4: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ mở rộng (TAM2)
(Nguồn: Sundarraj & Manochehri, 2011)