Thị phân tán Scatterplot

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng, nghiên cứu tại địa bàn tỉnh long an (Trang 58 - 111)

Hình 4 .1 Mơ hình kết quả nghiên cứu

Hình 4.4 thị phân tán Scatterplot

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)

Qua kết quả phân tích hồi quy trên , chúng ta có thể kết luận rằng các giả thuyết sau được chấp nhận

- H1: Cảm nhận hữu dụng ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến ý định sử dụng

Ebanking

- H2: Cảm nhận dễ sử dụng ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến ý định sử dụng

Ebanking

- H3: Cảm nhận về rủi ro ảnh hưởng ngược chiều (âm) đến ý định sử dụng

Ebanking

- H4: Cảm nhận về thương hiệu ảnh hưởng cùng chiều (dương) đến ý định sử

dụng Ebanking

- H5: Cảm nhận về chi phí ảnh hưởng ngược chiều (âm) đến ý định sử dụng

4.5. Kiềm định Independent sample T-Test và Kiểm định ANOVA

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An

Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test từ phần mềm SPSS ta được bảng sau:

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test theo giới tính Giới tính

Biến

Kiểm định Levene Kiểm định T-Test

Sig. Sig.

Ý định 0.462 0.165

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. Trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của hai nhóm nam và nữa ngang bằng nhau. Xét đến kiểm định T-Test có giá trị sig. > 0.05 ta có thể nhận xét là khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.

4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An

Kết quả kiểm định ANOVA từ phần mềm SPSS ta được bảng sau:

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định ANOVA theo độ tuổi Độ tuổi Độ tuổi

Biến

Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA

Sig. Sig.

Ý định 0.082 0.243

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của nhóm độ tuổi ngang bằng nhau. Xét đến phân tích ANOVA, Sig. trong bảng ANOVA > 0.05 ta có thể nhận xét là

4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An

Tiến hành chạy ANOVA theo nhóm nghề nghiệp với ý định sử dụng dịch ebanking trên phần mềm SPSS, tác giả được kết quả như sau:

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định ANOVA theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Nghề nghiệp

Biến

Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA

Sig. Sig.

Ý định 0.196 0.687

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. Trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của nhóm nghề nghiệp ngang bằng nhau. Xét đến phân tích ANOVA, Sig. Trong bảng ANOVA > 0.05 ta có thể nhận xét là khơng có sự khác biệt về nhóm nghề nghiệp đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.

4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An

Kết quả từ kiểm định ANOVA, ta được bảng sau:

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định ANOVA theo thu nhập Thu nhập Thu nhập

Biến

Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA

Sig. Sig.

Ý định 0.290 0.188

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. Trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của nhóm thu nhập ngang bằng

nhau. Xét đến phân tích ANOVA, Sig. Trong bảng ANOVA > 0.05 ta có thể nhận xét là khơng có sự khác biệt về nhóm thu nhập đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.

4.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo thời gian sử dụng internet ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Long An

Tiến hành kiểm định anova trên phần mềm SPSS, ta được bảng sau:

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định ANOVA theo thời gian sử dụng internet Thời gian sử dụng internet Thời gian sử dụng internet

Biến

Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA

Sig. Sig.

Ý định 0.468 0.785

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014 của tác giả)

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy giá trị Sig. Trong kiểm định Levence của ý định sử dụng dịch vụ ebanking > 0.05 tức là phương sai của nhóm thời gian sử dụng internet ngang bằng nhau. Xét đến phân tích ANOVA, Sig. Trong bảng ANOVA > 0.05 ta có thể nhận xét là khơng có sự khác biệt về nhóm thời gian sử dụng internet đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.6.1. Về tác động của các nghiên cứu đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử:

Qua kết quả phân tích hồi quy các yếu tố Cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về thương hiệu có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của người dân tại địa bàn Tỉnh Long An. Cảm nhận về rủi ro và cảm nhận về chi phí có tác động ngược chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng tại địa bàn Tỉnh Long An. Ảnh hưởng của 5 yếu tố này lần lượt là 0.313 (cảm nhận hữu dụng), 0.304 (cảm nhận dễ sử dụng), -0.265 (cảm nhận về rủi ro), 0.203 (cảm nhận về thương hiệu), -0.191 (cảm nhận về chi phí). Các yếu tố này giải thích được

58,4% độ biến thiên của ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng tại địa bàn Tỉnh Long An. Điều này chứng tỏ

- Một là, ngoài năm yếu tố được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu cịn những yếu tố khác tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng tại địa bàn Tỉnh Long An nhưng chưa được khám phá và đưa vào mơ hình nghiên cứu.

- Hai là, cường độ tác động của năm yếu tố được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu sắp xếp theo thứ tự là là cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về rủi ro, cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận về chi phí. Kết quả này xuất phát từ các nguyên nhân sau:

 Đối với cảm nhận hữu dụng: là yếu tố được giải thích dưới gốc độ khách hàng hiện nay mong muốn dịch vụ ebanking ngày càng có nhiều dịch vụ hơn, có thể sản phẩm liên kết với hệ thống ebanking của ngân hàng ... cho nên sự hữu dụng của dịch vụ ebanking sẽ luôn được khách hàng quan tâm.

 Đối với cảm nhận dễ sử dụng: do các ngân hàng hiện nay ngày càng chú trọng phát triển dịch vụ ebanking để nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong điều kiện các các sản phẩm truyền thống như cho vay, huy động đang có dấu hiệu chững lại, khơng đóng góp nhiều lợi nhuận như trước đây. Vì vậy, các ngân hàng phải càng ngày cải tiến các sản phẩm khác như Ebanking để làm sao tiếp cận khách hàng dễ dàng, thuận lợi, tạo cho khách hàng dễ dàng sử dụng nhất, thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, mạng lưới internet tại Việt Nam nói chung và tại Long An nói riêng gần như là đã phủ sóng hết từng xã phường, nên khách hàng dễ dàng sử dụng dịch vụ ebanking.

 Đối với cảm nhận về rủi ro: hiện nay mạng lưới internet phát triển rộng khắp, nhưng hệ thống an mạng của các ngân hàng vẫn chưa có độ bảo mật cao. Tình hình thực tế là vẫn cịn nhiều vụ lừa đảo, ăn cắp thông tin tài khoản, ăn cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng. Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ ebanking yếu tố rủi ro được khách hàng quan tâm hơn so với các dịch vụ khác.

 Đối với cảm nhận về thương hiệu: Cảm nhận về thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng tỉnh

Long An. Các ngân hàng hiện nay đang ngày càng chú trọng hơn trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhiều ngân hàng đã phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và các nhân viên quan hệ khách hàng chuyên nghiệp nhằm làm cho khách hàng cảm thấy tự tin hơn, an tâm, thoải mái khi giao dịch với ngân hàng. Các tiêu chi này cũng được khách hàng quan tâm khi lựa chọn sử dụng dịch vụ ebanking.

 Đối với cảm nhận về chi phí: khi sử dụng bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào khách hàng ln quan tâm đến lợi ích nhận được và chi phí phải bỏ. Bởi vì khách hàng luôn muốn giá trị tối đa trong phạm vi túi tiền, cơng sức và trình độ hiểu biết của mình.Vì vậy, yếu tố chi phí cũng là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.

4.6.2. Về sự khác biệt của các đặc điểm cá nhân tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử: dịch vụ Ngân hàng điện tử:

Kết quả tổng hợp đánh giá các đặc điểm cá nhân tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking của người dân tại địa bàn Tỉnh Long An theo được trình bày như sau:

Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm định Independent sample T-Test và One- Way ANOVA

Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp Thu nhập Thời gian sử dụng internet Ý định

Trong đó:

: Có sự khác biệt

: Khơng có sự khác biệt

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 6 – 8/2014)

Kết quả cho thấy tại mức ý nghĩa 95% tác giả có thể khẳng định: khơng có sự khác biệt đối với các đặc điểm các nhân.

4.6.3. So sánh kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu trƣớc đây

4.6.3.1. So sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Năm năm 2012

Đề tài nghiên cứu của tác giả này là “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone) của người dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Sản phẩm đề tài nghiên cứu của tác giả là dịch vụ Ngân hàng điện tử, đây cũng là loại hình dịch vụ có liên quan đến công nghệ nên tác giả đã chọn mơ hình nghiên cứu của Sundarraj & Manochehri năm 2011 tương tự với mơ hình nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu của tác giả trên để nghiên cứu.

Điểm khác biệt đầu tiên về kết quả nghiên cứu: trong phần nghiên cứu của tác giả thì Cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng là hai yếu có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng còn trong kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Năm yếu tố có mức ảnh hưởng mạnh nhất là cảm nhận về thương hiệu.

Điểm khác biệt thứ hai là thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cũng khác nhau. Trong nghiên cứu của tác giả thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố như sau: cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về rủi ro, cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận về chi phí. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Năm thi theo thứ tự sau: cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng, cảm nhận về chi phí, cảm nhận về rủi ro.

Điểm mới nghiên cứu của tác giả là xác định lại mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cho phù hợp với sản phẩm mà mình nghiên cứu. Từ đó tác giả có thể đưa ra một số hàm ý chính sách phù hợp hơn.

4.6.3.2. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nhóm sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế Huế năm 2010

Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả trên là “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại Thành phố Huế”. Sản phẩm đề tài nghiên cứu này tương đồng với đề tài nghiên cứu của tác giả.

Điểm khác biệt đầu tiên: Trong nghiên cứu của nhóm tác giả trên thì cho rằng thái độ yếu tố tác động chính đến ý định sử dụng và các yếu tố cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng thông qua yếu tố thái độ.

Ngồi ra, trong nghiên cứu của nhóm tác giả này cịn có các yếu tố bên ngồi tác động đến hai yếu tố cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng là đặc điểm cá nhân, yếu tố rủi ro cảm nhận, sự tự chủ và sự thuận tiện. Trong khi đó, đề tài nghiên cứu của tác giả các yếu tố cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận thương hiệu, cảm nhận rủi ro, cảm nhận chi phí đều tác động trực tiếp đến ý định sử dụng.

Điểm khác biệt thứ hai: trong kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên cho thấy yếu tố thái độ có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng, kế tiếp cảm nhận dễ sử dụng. Trong kết quả nghiên cứu của tác giả yếu tố cảm nhận hữu dụng có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất, kế tiếp mới là cảm nhận dễ sử dụng.

Điểm mới nghiên cứu của tác giả là xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng khác với các yếu tố của đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả trên

Tóm tắt chƣơng 4

Chương bốn đã trình bày kết quả nghiên cứu định lượng dựa trên số mẫu thu thập được là 195 mẫu thu thập được và có 171 mẫu thích hợp để đưa vào việc phân tích. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả phân tích, mơ hình nghiên cứu đề nghị đã điều chỉnh vào phân tích hồi quy tuyến tính. Cuối cùng kiểm định giả thuyết bằng T-test và ANOVA nhằm phân tích có hay khơng sự khác biệt của các đặc điểm cá nhân đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking.

Kết quả cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận và cường độ tác động của năm yếu tố được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu sắp xếp theo thứ tự là là cảm nhận hữu dụng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về rủi ro, cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận về chi phí. Kết quả kiểm định giá trị trung bình tổng thể cho thấy khơng có sự khác biệt trong nhóm giới tính, nhóm độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, thời gian sử dụng internet.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Để có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính nhằm khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố và nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng.

Chương hai trình bày cơ sở lý thuyết liên quan dịch vụ ngân hàng điện tử và các mơ hình của các nghiên cứu trước đây. Từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và đề xuất dựng mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cùng với các giả thiết.

Trong chương ba, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn. Từ cơ sở lý thuyết ở Chương 2 tác giả đã phát triển thang đo các thành phần ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử được xây dựng thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ với kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và tham khảo ý kiến chuyên gia; sau đó nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu nhỏ 50 mẫu được thực hiện để hoàn chỉnh thang đo cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với mẫu 171 mẫu thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.

Trong chương bốn, Các thang đo được kiểm định bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Mơ hình nghiên cứu và các giả thiết được kiểm định thơng qua phân tích tương quan, hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng, nghiên cứu tại địa bàn tỉnh long an (Trang 58 - 111)