Chính sách mua hàng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động mua hàng cho sản phẩm động cơ Vikyno – Vinappro tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát.doc (Trang 25 - 36)

3.6.1 Mục tiêu mua hàng.

Doanh nghiệp ít tốn thời gian mục tiêu mua hàng. Bởi vì, snar phẩm Vikyno & Vinappro là sản phẩm đã có sẵn thương hiệu mà doanh nghiệp lại là địa lý cho công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp miền nam. Tuy nhiên, bảo đảm cho

nguồn hàng của doanh nghiệp thì việc tìm them nhà cung ứng khác với giá rẻ và có chính sách sau bán hàng tốt cũng không thể thiếu.

3.6.2 Lựa chọn nhà cung ứng.

Các tiêu chí để lựa chọn nhà cung ứng của doanh nghiệp như sau:

3.6.2.1 Giá cả.

Gía rẻ luôn là tiêu chí hàng đầu của doanh nghiệp.

3.6.2.2 Chất lượng hàng hóa.

Hàng hóa chất lượng phải tốt, đảm bảo đúng quy cách, mẫu mã, màu sắc quy định.

(giới thiệu tiêu chuẩn kỹ thuật một và sản phẩm đang kinh doanh)

3.6.2.3 Phương thức thanh toán.

Vào đầu kỳ, nếu doanh nghiệp lấy hàng thì phải trả cho nhà cung ứng 30% giá trị tổng lượng hàng mà mình lấy và khi doanh nghiệp thông báo cho nhà cung ứng ra hóa đơn và thanh toán trị giá sản phẩm đã bán ra trong vòng 05 (năm) ngày kể từ ngày bán. Phương thức thanh toán sử dụng là chuyển khoản.

3.6.2.4 Phương thức nhận hàng và vận chuyển.

Doanh nghiệp mua hàng chủ yếu qua điện thoại hoặc fax. Nhà cung ứng sẽ giao hàng tại kho nhà cung ứng. Sau đó, công ty vận tải sẽ chuyển hàng đến doanh nghiệp bằng xe tải. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp chi trả.

3.6.3 Quy trình đánh giá nhà cung ứng. 3.6.3.1 Mục đích. 3.6.3.1 Mục đích.

- Tìm kiếm nhà cung ứng sao đảm bảo cho hàng hóa nhập về phù hợp theo các nhu cầu của doanh nghiệp về quy cách, cỡ loại, màu sắc, mẫu mã…

- Đảm bảo hàng hóa luôn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường tỉnh Bến Tre.

3.6.3.2 Nội dung.

a. Nhận yêu cầu tìm kiếm của nhà cung ứng.

Nhu cầu tìm kiếm nhà cung ứng cho doanh nghiệp phát sinh trong các trường hợp sau:

- Nhà cung ứng trước đó không còn cung ứng cho doanh nghiệp nữa. - Theo yêu cầu khác của chủ doanh nghiệp.

- Nhân viên mua hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận hoặc chủ động đề xuất các yêu cầu về tìm nhà cung ứng cho doanh nghiệp.

b. Xác định tiêu chí đánh giá nhà cung ứng.

Nhân viên mua hàng phải chịu trách nhiệm xây dựng bản tiêu chuẩn đánh giá nàh cung ứng và giao cho chủ doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng bao gồm và không giới hạn trong các nội dung sau:

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cung cấp. - Phương thức giao hàng.

- Điều kiện về hóa đơn. - Điều kiện thanh toán.

- Gía cả sản phẩm mua vào hợp lý.

- Mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Khả năng cung ứng về số lượng.

- Bảo hành.

c. Thu thập thông tin về nhà cung ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tìm kiếm thông tin nhà cung ứng:

Thông tin về nhà cung ứng có thể thu thập từ các nguồn như sau: - Thông tin quảng cáo trên truyền thông, truyền hình, báo chí… - Catalogue chào hàng của nhà cung ứng.

- Trực tiếp liên hệ tại cơ sở nhà cung ứng. - Sự giới thiệu của các đơn vị có liên quan.

 Thu thập bộ hồ sơ nhà cung ứng:

Nhân viên mua hàng có trách nhiệm thu thập đủ bộ hồ sơ nhà cung ứng bao gồm và không hạn chế các nội dung sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Catalogue giới thiệu công ty, hàng hóa, dịch vụ. - Bảng báo giá.

Ngoài ra, nhân viên mua hàng cũng có trách nhiệm xác minh nguồn hàng, cơ sở vật chất, cách thức trưng bày, chất lượng sản phẩm và phương thức phục vụ khách hàng của công ty.

d. Ký hợp đồng.

Nếu chủ doanh nghiệp đã phê duyệt, nhân viên mua hàng phải cùng với nhân viên mua hàng thảo lại bản hợp đồng và làm thủ tục ký hợp đồng như quy định.

Hồ sơ đánh giá nhà cung ứng do nhân viên mua hàng lưu giữ.

e. Khảo sát giá trên thị trường.

Nhân viên mua hàng phải thực hiện khảo sát trên thị trường trong các trường hợp sau: - Khảo sát định kỳ: 1 tháng 1 lần. Đối với nhà cung ứng và các đại lý khác để đảm bảo hàng hóa doanh nghiệp bán ra luôn hợp lý.

- Khi nhà cung cấp báo giá tăng.

- Khi nguồn hàng bắt đầu khan hiếm hay đang trong thời vụ.

3.7 Quá trình mua hàng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khi cần mua hàng thì phải thực hiện các quy trình sau: - Nhân viên xác định loại hàng, số lượng hàng cần mua.

- Tìm kiếm và lựa chọn nàh cung ứng (nếu như chưa có xác định nhà cung ứng). - Lập đơn đặt hàng và chuyển cho nhà cung ứng.

- Xác định thời gian nhận hàng và kiểm tra hàng hóa được giao. - Thanh toán chi phí mua hàng và chi phí vận chuyển.

3.8 Nguyên tắc mua hàng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp luôn đặt uy tín lên hàng đầu. Vì vậy hàng của doanh nghiệp cần phải luôn đảm bảo là hàng thật, chất lượng thật, giá cả phù hợp, vận chuyển dễ dàng. Mua hàng phải đảm bảo sao cho khách hàng luôn hài lòng về chất lượng, mẫu mã, màu sắc, quy cách…

3.9 Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của nhân viên bán hàng. 3.9.1 Tiêu chuẩn nhân viên mua hàng 3.9.1 Tiêu chuẩn nhân viên mua hàng

- Trình độ học vấn / chuyên môn: có bằng 12/12 trở lên. - Có trình độ B vi tính trở lên.

- Có kiến thức tốt về sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh. - Khả năng giao tiếp tốt.

- Tác phong nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, trung thực, cẩn thận.

3.9.2 Nhiệm vụ nhân viên giao hàng

- Nhận phiếu yêu cầu mua hoặc bảo hành cho sản phẩm của doanh nghiệp. - Tìm nhà cung ứng, lấy báo giá, lựa chọn nhà cung ứng cho doanh nghiệp.

- Kiểm tả nguồn hàng tgrong doanh nghiệp và đảm bảo cho nguồn hàng luôn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện công tác mua hàng khi nguồn hàng thiếu hụt. - Một số công việc khác…

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. 4.1 Nhận xét. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua qúa trình thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát đã giúp em học hỏi và tiếp thu được phần nào về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây là những nhận xét của em về hoạt động của doanh nghiệp:

Những ưu điểm phát huy:

-Doanh nghiệp có các thành viên luôn năng nổ, nhiệt tình với công việc, nhạy bén với thị trường. Kiến thức nhân viên về hàng hóa của doanh nghiệp khá cao, trình độ kỹ thuật chuyên môn cũng đáp ứng vừa đủ những yêu cầu doanh nghiệp đưa ra.

-Doanh nghiệp luông quan tâm chặt chẽ về tình hình tài chính, đó là thước đo mức độ kinh doanh của công ty. Nguồn vốn lưu động luôn đủ để phục vụ cho công tác mua hàng đảm bảo cho việc kinh doanh diễn ra liên tục.

-Hiện công ty có rất nhiều nhà cung ứng đảm bảo đủ nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.

-Mặt hàng của doanh nghiệp luôn đa dạng và phong phú về giá cả và chất lượng là điều kiện thuận lợi cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, dù giá cả của sản phẩm Vikyno & Vinappro tương đối cao nhưng phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng và đi đôi với chất lượng. Ngoài ra thương hiệu Vikyno & Vinappro đã được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Đây cũng là mặt hàng chiến lược để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thông qua việc làm đại lý cho sản phẩm này. Những khuyết điểm cần khắc phục:

-Nguồn nhân lực còn thiếu nên doanh nghiệp chưa thể khai thác hết khả năng kinh doanh của mình và làm chậm trễ quá trình mua bán khi lượng khách hàng đông.

-Lượng vốn vay còn lớn trong tổng số vốn đầu tư nên tiền lãi doanh nghiệp phải trả là khá lớn, tương ứng thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải sử dụng nguồn vốn vay sao cho có hiệu quả nhất. Và phải có giải pháp để thay dần lượng vốn vay bằng vốn chủ sở hữu.

4.2 Kiến nghị.

4.2.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Xây dựng nguồn nhân sự tinh, gọn, hiệu quả.

Nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng về các mặt hàng của doanh nghiệp để biện pháp tích cực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hoạt động kinh doanh trên thị trường luôn cạnh tranh gay gắt nên doanh nghiệp phải luôn có chiến lược cạnh tranh linh hoạt.

Kinh doanh thêm những mặt hàng phụ kiện kèm theo để tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Cụ thể như: phụ tùng máy xăng, máy cắt cỏ, máy cắt cây…

4.2.2 Kiến nghị đối với nhà cung ứng

Khả năng đáp ứng lượng hàng còn kém trong những thời điểm trọng yếu của thời vụ nên làm cho doanh nghiệp đình trệ hoạt động kinh doanh. Nhà cung ứng cũng nên tạo nguồn hàng đầy đủ tránh trường hợp có khách nhưng không có hàng đáp ứng.

Sản xuất thêm nhiều nhiều sản phẩm có công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đa dạng hóa sản phẩm để tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn và phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

Giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ với nhà cung ứng sản phẩm Vikyno & Vinappro ở các miền khác đồng cấp để đảm bảo cho nguồn hàng không bị thiếu hụt do ảnh hưởng của nhà cung ứng hiện thời.

4.2.3 Kiến nghị đối với khách hàng.

Đóng góp ý kiến về sản phẩm cho doanh nghiệp, tao điều kiện cho doanh nghiệp biết được nhu cầu về sản phẩm để tìm kiếm nguồn hàng cho phù hợp.

Tìm hiểu kỹ về sản phẩm mà họ có nhu cầu trước khi mua, tránh trường hợp mua nhằm rồi mang đổi lại làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nên lựa chọn nhà cung ứng có uy tín, cung ứng các sản phẩm có chất lượng tốt.

Trong xã hội hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải trải qua quá trính chọn lựa sản phẩm một cách chặc chẽ và hợp lý. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường hiện nay, và hiện nay doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát đã có thể lựa chọn được loại sản phẩm và có những chiến lược phù hợp cho hoạt động mua hàng, từ đó có thể cung cấp và đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng tốt hơn.

Hoạt động mua hàng cho sản phẩm động cơ Vikyno-Vinappro đã góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài, em đả học hỏi được nhiều kinh nghiệm về thực tiễn để củng cố cho các kiến thức đã học ở trường.

Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ, năng lực và thời gian có hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi thiếu xót. Kính mong được sự góp ý của cô để bái báo cáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong doanh nghiệp, cùng cô hướng dẫn thực tập, đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

1. Quản trị doanh nghiệp (Phạm Vũ Luân 1995). 2. Các tài liệu của doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát.

3. Quản trị học (NXB Văn Hóa). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Các tài liệu khác qua truyền thông báo chí.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỂ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÁT

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp. ... 2

1.1.3 Quy mô doanh nghiệp. ... 3

1.1.3.1 Quy mô kinh doanh. ... 3

1.1.3.2 Năng lực nhân sự. ... 3

1.1.3.3 Thị trường tiêu thụ. ... 4

1.2.2 Chức năng từng bộ phận. ... 4

1.2.2.1 Giám đốc. ... 4

1.2.2.2 Các bộ phận khác. ... 5

2.1 Nội dung của nghiệp vụ mua hàng tại doanh nghiệp thương mại. ... 9

2.1.1 Khái niệm về mua hàng. ... 9

2.2.2 Nội dung về nghiệp vụ mua hàng. ... 9

2.2.2.1 Nội dung về nghiệp vụ mua hàng. ... 9

2.2.2.2 Xác định khối lượng hàng cần mua và phương pháp chọn thị trường mua bán. ... 10

2.2.1 Mua theo đơn đặt hàng và hoạt động mua hàng. ... 12

2.2.2 Mua hàng không theo hợp đồng mua bán. ... 13

2.2.3 Mua hàng qua đại lý. ... 14

2.2.4 Nhận bán hàng ủy thác và bán hàng ký gởi. ... 14

2.2.5 Gia công đặt hàng và bán nguyên vật liệu, thu mua thành phẩm. ... 14

2.2.6 Tự sản xuất khai thác hàng hóa. ... 15

2.3 Chính sách mua hàng. ... 16

2.3.2 Lựa chọn nhà cung ứng. ... 17

2.3.3 Lựa chọn nhân viên giao hàng. ... 17

2.4 Quá trình mua hàng. ... 17

2.5 Các nguyên tắc đảm bảo mua hàng có hiệu quả. ... 18

3.1 Đôi nét về công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp Miền Nam (SVEAM). ... 19

3.2 Ký kết hợp đồng đại lý cho sản phẩm Vikyno – Vinappro. ... 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Các loại hàng của doanh nghiệp. ... 22

3.4 Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp. ... 22

3.4.1 Xác định lượng hàng cần mua. ... 22

3.4.2 Các loại hàng hóa cần mua. ... 24

3.4.3 Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. ... 25

3.5 Các hình thức mua hàng của doanh nghiệp. ... 25

3.5.1 Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hóa. ... 25

3.5.2 Mua hàng không theo hợp đồng mua bán. ... 25

3.6 Chính sách mua hàng của doanh nghiệp. ... 25

3.6.1 Mục tiêu mua hàng. ... 25

3.6.2 Lựa chọn nhà cung ứng. ... 26

3.6.2.1 Giá cả. ... 26

3.6.2.2 Chất lượng hàng hóa. ... 26

3.6.2.4 Phương thức nhận hàng và vận chuyển. ... 26

3.6.3 Quy trình đánh giá nhà cung ứng. ... 26

3.6.3.1 Mục đích. ... 26

3.6.3.2 Nội dung. ... 26

3.7 Quá trình mua hàng của doanh nghiệp. ... 28

3.8 Nguyên tắc mua hàng của doanh nghiệp. ... 28

3.9 Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của nhân viên bán hàng. ... 28

3.9.1 Tiêu chuẩn nhân viên mua hàng ... 28

3.9.2 Nhiệm vụ nhân viên giao hàng ... 29

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. ... 30

4.1 Nhận xét. ... 30

4.2 Kiến nghị. ... 31

4.2.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ... 31

4.2.2 Kiến nghị đối với nhà cung ứng ... 31

4.2.3 Kiến nghị đối với khách hàng. ... 31

MỤC LỤC ... 33

KẾT LUẬN... 32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động mua hàng cho sản phẩm động cơ Vikyno – Vinappro tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Phát.doc (Trang 25 - 36)