5.1. Kết luận nghiên cứu
Đề tài đã xây dựng được mơ hình khái niệm gồm 35 biến quan sát, tập hợp trong 08 nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận Chính phủ điện tử. Với dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi, bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA kết hợp với phân tích hồi quy, tác giả đã tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của các nhân tố: Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Tin cậy vào Chính quyền ảnh hưởng đến Ý Định hành vi và cùng với Điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến Hành vi sử dụng có yếu tố quyết định việc chấp nhận Chính phủ điện tử. Trong nghiên cứu này, Kinh nghiệm internet cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc chấp nhận điện tử so với Trình độ học vấn.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa cho thấy nhân tố Nỗ lực kỳ vọng, có tác động lớn nhất đến Ý định hành vi sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử của người dân với hệ số Beta=0,461. Tiếp theo là nhân tố Ảnh hưởng xã hội với hệ số Beta=0,215 và nhân tố Tin cậy vào chính phủ với hệ số Beta=0,142. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Hành vi sử dụng trong việc chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh BRVT là Ý định hành vi sử dụng với hệ số hồi qui chuẩn hóa Beta=0,531, nhân tố Điều kiện thuận lợi với hệ số Beta=0,347 cũng đóng góp đáng kể đến hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại tỉnh BRVT.
Qua kiểm định T-test giữa các biến định tính như giới tính nam sử dụng nhiều hơn nữ nhưng mức chênh lệnh này không nhiều. Cịn đối với Trình độ học vấn qua phân tích ANOVA cũng có sự chênh lệnh nhưng chênh lệch này khơng nhiều.
Do đó, để tăng mức độ chấp nhận chính phủ điện tử của người dân tại tỉnh BRVT, thì cần quan tâm đặc biệt đến các nhân tố tác động đến ý định sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử, kết hợp với nhân tố Điều kiện thuận lợi để từ đó có kế hoạch phát triển hạ tầng và cung cấp các dịch vụ hành chính cơng một cách thuận lợi nhất để người dân dễ tiếp cận, như: giao diện rõ ràng, qui trình thủ tục đơn giản, thao tác thuận lợi, tìm kiếm thơng tin dễ dàng, nhanh chóng,…
5.2. Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả phân tích tác giả có nhận xét rằng việc chấp nhận chính phủ điện tử của người dân tại tỉnh BRVT có ảnh hưởng chính bởi năm yếu tố: (1)Nỗ lực kỳ vọng, (2)Ảnh hưởng xã hội, (3)Tin cậy vào Chính phủ, (4)Điều kiện thuận lợi. Từ kết luận này kết hợp với chiến lược phát triển chính phủ điện tử của tỉnh, tác giả đưa ra năm giải pháp tương ứng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cũng như sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn, để tăng tính chấp nhận chính phủ điện tử của người dân trong tỉnh.
(1) Nỗ lực kỳ vọng:
Có ảnh hưởng đáng kể đến việc chấp nhận chính phủ điện tử và là một dự đoán đáng tin cậy về ý định sử dụng của người dân. Sự sẵn lòng của người dân để chấp nhận và
sử dụng chính phủ điện tử từ sự thuận tiện, linh hoạt và dễ tiếp cận hơn từ bất cứ đâu
và bất cứ lúc nào khi so sánh với các dịch vụ truyền thống, thực tiễn này có thể lan
rộng việc sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử xuyên suốt, khuyến khích thúc đẩy
và chấp nhận rộng rãi chính phủ điện tử trong tỉnh BRVT.
(i) Cần cải thiện tính năng đầy đủ các trang website rõ ràng, dễ hiểu theo hướng dễ tiếp cận, thân thiện, tiện lợi. Giúp người dân nắm bắt được cách sử dụng nhanh chóng và trở nên thành thạo với hệ thống chính phủ điện tử, giao dịch thuận lợi mọi lúc, mọi nơi nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
(ii) Các cơ quan nhà nước cần đơn giản quy trình thủ tục hành chính hơn nữa, và xây dựng quy chế phối hợp xử lý hồ sơ, liên thông hồ sơ rõ ràng để người dân tiện theo dõi và đánh giá.
(2) Ảnh hưởng xã hội:
Là yếu tố có ảnh hưởng tương đối tới ý định hành vi quyết định sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử.
Dịch vụ Chính phủ điện tử ở tỉnh BRVT đã thành công bước đầu trong việc thúc đẩy cách tiếp cận các dịch vụ hành chính cơng rộng hơn và điều này khuyến khích cho tất
cả các bên liên quan (chính quyền, doanh nghiệp và cơng dân). Tuy nhiên, có thể làm nhiều hơn nữa để nâng cao nhận thức về chính phủ điện tử ở BRVT thông qua việc: (i) Thiết lập những chiến dịch mà những người quan trọng và có ảnh hưởng trong xã
hội được yêu cầu truyền bá nhận thức về chính phủ điện tử và khuyến khích việc sử dụng nó.
(ii) Tăng cường tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ hành chính cơng trên các trang/cổng thông tin của các cơ quan, đơn vị và tập trung của tỉnh, ngay tại bộ phận giao tiếp một cửa điện tử các cấp.
(iii) Tăng thời lượng quảng cáo, quảng bá các dịch vụ hành chính cơng trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: báo, đài phát thanh truyền hình, trên kênh IT Today của tỉnh và thiết lập kênh giao tiếp mạng xã hội như zalo, facebook.
(3) Tin cậy vào Chính phủ:
Một lý do cho tầm quan trọng của sự tin cậy vào dịch vụ chính phủ điện tử là trong mơi trường ảo mức độ không chắc chắn của các giao dịch trực tuyến cao hơn trong giao dịch truyền thống. Quyết định tham gia vào giao dịch chính phủ điện tử đòi hỏi sự tin cậy của người dân vào cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ và sự tin cậy của người dân vào cơng nghệ qua đó các giao dịch điện tử được thực hiện thông qua internet được thuận lợi. Mức độ tin cậy cao sẽ dẫn đến ý định sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử cao hơn.
(i) Thái độ phục vụ: tăng cường giao tiếp giữa các cơ quan nhà nước với người dân để thực hiện các giao dịch trực tuyến một cách trung thực, riêng tư, nhằm xây dựng
lòng tin và giảm thiểu rủi ro trong môi trường điện tử.
(ii) Hệ thống thơng tin của Chính phủ điện tử phải đảm bảo sự tin cậy, có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể tham gia (cơ quan Nhà nước, công chức và người dân) và giải pháp an toàn bảo mật thông tin, quyền riêng tư khi truy nhập hệ thống điện tử của cơ quan nhà nước.
(4) Điều kiện thuận lợi:
Nhân tố Điều kiện thuận lợi cũng đóng góp đáng kể vào việc chấp nhận của người dân tỉnh BRVT khi tham gia sử dụng Chính phủ điện tử. Do đó, ngồi những thuận
lợi đã được người dân trang bị, như: máy tính, quyền truy cập mạng internet, kiến
thức cần thiết để dễ dàng sử dụng trang web,… thì các cơ quan Nhà nước cần có
nhiều hình thức cho cơng tác hỗ trợ như:
(i) Tại bộ phận một cửa các cấp (tỉnh – huyện – xã) ln có những cơng chức, viên chức có nghiệp vụ chun mơn để hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận thông tin, giao dịch thủ tục hành chính cơng trực tiếp được thuận lợi.
(ii) Cung cấp dịch vụ bưu chính cơng ích trong việc nhận, trả hồ sơ qua VN Post nhanh chóng.
(iii) Sử dụng các clip trên website để hướng dẫn quy trình cơ bản cho người dân trong giao tiếp dịch vụ hành chính cơng trực tuyến cũng như trực tiếp, bên cạnh đó cũng tăng cường hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua mạng hoặc tư vấn qua điện thoại giúp người dân tiếp cận thông tin cũng như giao dịch thực hiện các dịch vụ hành chính cơng được thuận lợi.
(iv) Cần tăng cường hỗ trợ người dân địa phương nơi cư trú (những người ít hiểu biết về máy tính) tại bộ phận một cửa cấp xã, phường, thị trấn trong việc nộp hồ sơ trực tuyến đến cấp huyện, tỉnh, điều này sẽ giúp người dân tiếp cận dịch vụ hành chính công một cách thuận lợi, tạo sức lan tỏa trong toàn tỉnh rút ngắn khoảng cách số trong phát triển chính phủ điện tử tỉnh.
5.3. Đánh giá những đóng góp, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1. Đóng góp của đề tài
Đóng góp của nghiên cứu này được xây dựng dựa trên mơ hình UTAUT, đồng thời kết hợp các cấu trúc bổ sung vào mơ hình: sự tin cậy vào Internet, sự tin cậy vào chính phủ có thể ảnh hưởng đến sự chấp nhận chính phủ điện tử của cơng dân tại địa phương. Thơng qua phương pháp phân tích hồi qui, nghiên cứu đã cho thấy 3 nhân tố: Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Tin cậy vào Chính phủ có ảnh hưởng đến Ý định hành vi việc sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử. Yếu tố Ý định hành vi (có ảnh
hưởng nhất), Điều kiện thuận lợi và Kinh nghiệm internet có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chấp nhận chính phủ điện tử tỉnh BRVT.
Luận văn có thể cung cấp một số thơng tin hữu ích, cho các chính quyền địa phương khác tham khảo về mơ hình và thang đo để đo lường mức độ của các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử của người dân ở địa phương mình phù với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
Nhìn chung, việc đo lường các khái niệm có giá trị hội tụ và đạt độ tin cậy, có thể sử dụng làm nền tảng để tham khảo cho nghiên cứu khác liên quan.
5.3.2. Những hạn chế
Như các nghiên cứu khác, do giới hạn về thời gian nên nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định.
- Nghiên cứu chỉ tập trung tại giao dịch một cửa điện tử ở các trung tâm huyện, thành phố và tỉnh với đối tượng của nghiên cứu này là người dân đến giao dịch. Khả năng tổng quát của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu thêm vào một cửa điện tử ở các xã, phường, thị trấn và thêm khảo sát trực tuyến trên các trang/ cổng thông tin dịch vụ công.
- Mẫu nghiên cứu, dữ liệu thu thập có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người trả lời và người trả lời câu hỏi có trình độ, quan điểm, nơi ở khác nhau nên có thể chưa phản ánh đúng thực trạng của các nhân tố.
5.3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Nghiên cứu thường có thể được phát triển hơn và nghiên cứu trình bày ở đây khơng phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu này cần được điều tra và nghiên cứu sâu hơn. Đó là:
- Trong nghiên cứu này, trọng tâm là 5 yếu tố quyết định trực tiếp về ý định hành vi, để rồi cùng với điều kiện thuận lợi tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng để chấp nhận chính phủ điện tử. Giới, độ tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm internet được sử dụng làm các yếu tố quyết định trực tiếp ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử. Một khuyến nghị là tìm hiểu các nhân tố như văn hố có thể ảnh hưởng đến ý định của cơng dân để chấp nhận chính phủ điện tử ở BRVT.
- Một phần của nghiên cứu này tập trung vào lĩnh vực công dân áp dụng công nghệ (trong trường hợp này là các ứng dụng và dịch vụ Chính phủ điện tử ) bằng cách thử nghiệm mơ hình UTAUT trong bối cảnh ở tỉnh BRVT. Các nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào việc mở rộng nghiên cứu này tới các cơ quan nhà nước (G2G) trong việc chấp nhận chính phủ điện tử, hoặc về chủ đề này có thể đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến người dùng là doanh nghiệp trong việc chấp nhận chính phủ điện tử (G2B), cung cấp các kết quả nghiên cứu so sánh có giá trị với nghiên cứu hiện tại này đã tập trung vào người dân (G2C).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Bộ TT&TT, VAIP (2011-2016), Báo cáo Vietnam ICT Index 2011-2016.
Bộ TT&TT (2015), Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, CV 1178/BTTTT- THH
Chính phủ (2010), Chương trình quốc gia áp dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.
Chính phủ (2015), Chương trình quốc gia áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36a/2015/NQ-CP về Chính phủ điện tử.
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page =421&mode=detail&document_id=9480
http://ictnews.vn/cntt/nuoc-manh-cntt/chi-so-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-cua-viet- nam-tang-10-bac-141487.ict
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Tập 1, Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, NXB Hồng Đức, Trang 241
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
AlAwadhi, S., & Morris, A. (2008, January). The Use of the UTAUT Model in the Adoption of E-government Services in Kuwait. In Hawaii International Conference
on System Sciences, Proceedings of the 41st Annual (pp. 219-219). Ieee.
AlAwadhi, S., & Morris, A. (2009). Factors influencing the adoption of e- government services. Journal of Software, 4(6), 584-590.
Alsaif, M. (2014). Factors affecting citizens’ adoption of e-government moderated
by socio-cultural values in Saudi Arabia (Doctoral dissertation, University of
Alshehri, M., Drew, S., & AlGhamdi, R. (2013). Analysis of citizens acceptance for e-government services: applying the UTAUT model. arXiv preprint arXiv:1304.3157.
Al-Hujran, O., Al-Debei, M. M., Chatfield, A., & Migdadi, M. (2015). The imperative of influencing citizen attitude toward e-government adoption and use.
Computers in human Behavior, 53, 189-203.
Al-Shafi, S. H. (2009). Factors affecting e-Government implementation and adoption in the State of Qatar (Doctoral dissertation, Brunel University, School of
Information Systems, Computing and Mathematics).
Al-Shafi, S., & Weerakkody, V. (2010). Factors affecting e-government adoption in the state of Qatar.
Barua, M. (2012). E-governance adoption in government organization of India.
International Journal of Managing Public Sector Information and Communication Technologies, 3(1), 1.
Carter, L., & Bélanger, F. (2005). The utilization of e‐government services: citizen trust, innovation and acceptance factors. Information systems journal, 15(1), 5-25. Chatzoglou, P., Chatzoudes, D., & Symeonidis, S. (2015, September). Factors affecting the intention to use e-Government services. In Computer Science and Information Systems (FedCSIS), 2015 Federated Conference on (pp. 1489-1498).
IEEE.
Chatzoglou, P., Chatzoudes, D., & Symeonidis, S. (2015, September). Factors affecting the intention to use e-Government services. In Computer Science and Information Systems (FedCSIS), 2015 Federated Conference on (pp. 1489-1498).
IEEE.
Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS quarterly, 319-340.
http://www.worldbank.org/en/topic/ict/brief/e-government
the critical success factors. Journal of Enterprise Information Management, 19(2), 192-222.
Khanh, N. T. V. (2014). The critical factors affecting E-Government adoption: A Conceptual Framework in Vietnam. arXiv preprint arXiv:1401.4876.
Kumar, V., Mukerji, B., Butt, I., & Persaud, A. (2007). Factors for successful e- government adoption: A conceptual framework. Electronic Journal of E- government, 5(1).
Lean, O. K., Zailani, S., Ramayah, T., & Fernando, Y. (2009). Factors influencing intention to use e-government services among citizens in Malaysia. International Journal of Information Management, 29(6), 458-475.
Li, L. (2010). A critical review of technology acceptance literature. Retrieved April,
19, 2011.
Muraya, B. M. (2015). Factors Affecting Successful Adoption of E-Government in Kenya’s Public Sector (Doctoral dissertation, United States International
University-Africa).
Rehman, M., Esichaikul, V., & Kamal, M. (2012). Factors influencing e- government adoption in Pakistan. Transforming Government: People, Process and
Policy, 6(3), 258-282.
Venkatesh, V., & Davis, F. D. (2000). A theoretical extension of the technology acceptance model: Four longitudinal field studies. Management science, 46(2), 186- 204.
Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478.
Weerakkody, V., El-Haddadeh, R., Al-Sobhi, F., Shareef, M. A., & Dwivedi, Y. K. (2013). Examining the influence of intermediaries in facilitating e-government adoption: An empirical investigation. International Journal of Information Management, 33(5), 716-725.
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách và dàn bài thảo luận nhóm
STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
01 Huỳnh Đức Dũng Phó CVP UBND tỉnh, kiêm Trưởng Bộ phận Một cửa Bộ phận Một cửa tập trung cấp tinh 02 Hoàng Trọng Kháng Trưởng Bộ phận Cổng thông tin tỉnh Bộ phận Cổng thơng tin tỉnh
03 Lê Nguyễn Hồng Trinh
Phó trưởng Phịng CNTT Sở TT&TT tỉnh BRVT
04 Nguyễn Bảo Bình Phó giám đốc Trung tâm CNTT-TT