Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bước nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính; bước nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thông qua bảng khảo sát trực tiếp người dân tại Bộ phận một cửa.

- Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu tài liệu thứ cấp, thảo luận nhóm nhằm tham khảo ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chính phủ điện tử. Bước nghiên cứu này nhằm phát hiện, khám phá ra những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử của người dân tại tỉnh Bả Rịa Vũng Tàu, ngồi các yếu tố chính được đưa ra trong mơ hình nghiên cứu đề xuất. Đồng thời kiểm tra mức độ rõ ràng của các từ ngữ và tính trùng lắp của các phát biểu trong thang đo. Thông tin thu thập được sẽ là cơ sở để bổ sung, điều chỉnh (hoặc loại bỏ) một số biến quan sát trong thang đo cho phù hợp, từ đó tiến hành xây dựng thang đo và phiếu khảo sát để phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Số chuyên gia tham gia thảo luận nhóm là 8 người, trong đó gồm: cơng chức Phịng CNTT thuộc Sở thơng tin và truyền thông, Bộ phận Một cửa tập trung tỉnh và Bộ phận Cổng thông tin điện tử tỉnh thuộc Văn phòng UBND tỉnh, chuyên viên Trung tâm CNTT-TT, họ là những người có kinh nghiệm trong việc triển khai chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Phụ lục 1).

Trong phần thảo luận, người tham gia được yêu cầu liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử của người dân phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh BRVT. Tất cả 39 biến quan sát dùng để đo lường 8 yếu tố trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và từ nguồn tham khảo. Người tham dự được yêu cầu đánh giá ý nghĩa của từng biến, thêm, bớt, hoặc cải thiện các phát biểu này nếu thấy cần thiết, và sắp xếp lần lượt theo thứ tự tầm quan trọng của chúng trong mỗi yếu tố.

Kết quả nghiên cứu định tính, có 35 biến quan sát được sắp xếp trong 8 nhân tố, cụ thể: nhân tố hiệu suất kỳ vọng có 5 biến quan sát; nỗ lực kỳ vọng có 5 biến quan sát; ảnh hưởng xã hội có 4 biến quan sát; điều kiện thuận lợi có 5 biến quan sát; tin cậy vào mạng internet có 5 biến quan sát; tin cậy vào chính phủ có 5 biến quan sát; và mỗi nhân tố ý định hành vi và hành vi sử dụng đều có 3 biến quan sát.

- Nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng, với thang đo chính thức đã được hiệu chỉnh trên cơ sở kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính và sơ bộ định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng hình thức phát phiếu khảo sát cho người dân đến giao dịch tại bộ phận một cửa tập trung cấp huyện, tỉnh. Sau khi thu thập kết quả khảo sát, những bảng câu hỏi được mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu, xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và phân tích kết quả nghiên cứu.

Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trong nghiên cứu này có một biến phụ

thuộc (hành vi sử dụng để chấp nhận Chính phủ điện tử), một biến trung gian (Ý định hành vi) và sáu biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng cho việc chấp nhận Chính phủ điện tử).

- Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Đặt vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Thang đo sơ bộ Cơ sở lý thuyết

Thảo luận nhóm (N=8)

Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha Nghiên cứu định lượng

(Khảo sát N=350)

Thang đo chính thức

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kêt luận, kiến nghị

Phân tích độ tin cậy

Phân tích hồi quy Kiểm định mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)