Chất lƣợng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 31)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2.3 Chất lƣợng tài sản

Đây là chỉ tiêu quan trọng tác động đến mức độ ổn định tài chính của ngân hàng. Ngân hàng hoạt động ổn định bền vững nếu chất lượng tài sản tốt và ngược lại, chất lượng tài sản kém sẽ làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng, hoạt động của các ngân hàng kém ổn định hơn. Chất lượng tài sản thể hiện chủ yếu qua chất lượng các khoản cho vay, tỷ lệ nợ xấu, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng mà các ngân hàng phải trích lập.

Đối với các ngân hàng, cho vay là hoạt động chiếm phần lớn trong giá trị tổng tài sản và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, khó khăn về tài chính của các ngân hàng thường phát sinh từ các khoản vay khó địi, do cơng tác quản lý yếu, hoặc không tuân thủ các quy định về cấp tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới các khoản vay không tốt.

Lanine và Vennet (2006) Các khoản vay là một phần quan trọng trong tài sản của ngân hàng, tuy nhiên các khoản vay cũng được coi là thành phần rủi ro nhất

trong danh mục đầu tư của ngân hàng. Cơ bản là do sự gia tăng trong các khoản vay có thể dẫn đến gia tăng trong rủi ro của ngân hàng, và ngân hàng sẽ kém ổn định. Chất lượng tài sản phản ánh qua chất lượng tín dụng của ngân hàng, hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro, mặc dù tín dụng tăng trưởng, nhưng nếu nợ xấu cũng tăng cao, ngân hàng sẽ phải bỏ ra lượng tiền lớn cho khoản mục dự phịng rủi ro tín dụng. Dự phịng rủi ro tín dụng được sử dụng để xử lý các danh mục khoản vay có thể bị mất đi trong tương lai. Do vậy, những ngân hàng nào mức độ mất vốn càng cao thì cần phải trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cao hơn, việc trích lập rủi ro tín dụng càng lớn càng làm cho thu nhập của ngân hàng giảm.

Theo nghiên cứu của Foos (2010) về tăng trưởng tín dụng với rủi ro của ngân hàng, việc tăng trưởng tín dụng sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trong ba năm tiếp theo, làm giảm thu nhập liên quan đến lãi suất, giảm tỷ lệ vốn. Do vậy tác động tiêu cực đến ổn định tài chính của ngân hàng.

Foos (2010) nghiên cứu tăng trưởng khoản vay trong quá khứ dẫn đến gia tăng khoản vay bị mất và giảm thu nhập liên quan đến lãi của ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng gia tăng khoản vay là gia tăng rủi ro của ngân hàng, ngoài ra tác giả còn nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và suy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng được đo lường bằng tổng vốn trên tổng tài sản cho mỗi năm quan sát. Khả năng thanh toán của ngân hàng được mong đợi nghịch biến với tăng trưởng cho vay, bởi vì tăng trưởng nhanh các khoản vay có thể khiến nguồn vốn ngân hàng không kịp đáp ứng. Amador và cộng sự (2013) chỉ ra rằng tăng trưởng cho vay quá mức trong khoảng thời gian dài sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng và do vậy cũng ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng. Các mơ hình lý thuyết dự đoán rằng tăng trưởng tín dụng có tác động tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng (Dell’Ariccia and Marquez, 2006). Al- Khouri và Arouri (2016), mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay với sự ổn định của ngân hàng có thể là mối quan hệ lưỡng hướng. Kết quả nghiên cứu của Al-Khouri và Arouri (2016) cũng cho thấy giá trị bậc 2 của tăng trưởng cho vay thể hiện mối

quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa, do vậy tăng trưởng cho vay ở mức cao ngân hàng sẽ kém ổn định hơn. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều của tăng trưởng cho vay tại mức thấp với sự ổn định tài chính của ngân hàng, tuy nhiên khi tăng trưởng ở mức cao, sự ổn định tài chính của ngân hàng dường như bị suy giảm. Để có thể cạnh tranh trên thị trường, những ngân hàng yếu sẵn lịng cấp một khoản tín dụng lớn cho khách hàng mà khơng cân nhắc đến những rủi ro của nó (Igan và Pinheiro, 2011). Niu (2016) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay với giá trị của ngân hàng đã cho rằng, khoản vay là tài sản sinh lời chính cho ngân hàng, lãi suất của khoản vay thường cao hơn lợi suất cổ phiếu của ngân hàng. Trong danh mục tài sản có, khoản mục cho vay của ngân hàng càng lớn, lợi nhuận từ hoạt động cho vay càng nhiều. Tăng trưởng cho vay cũng có nhiều lý do, ví dụ ngân hàng tăng cho vay với chính sách rộng rãi như giảm yêu cầu về tài sản đăm bảo, hợp đồng không chặt chẽ hay cung cấp khoản vay tới những người bị từ chối bởi ngân hàng khác, một số trường hợp khác tăng trưởng vay hướng đến giá trị cao hơn cho ngân hàng. Tuy nhiên việc phát triển cho vay cũng nảy sinh nhiều bất ổn. Các khoản vay trong ngân hàng được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm: Nhóm thứ nhất là các khoản vay có chất lượng tốt, nhóm thứ hai là các khoản vay có chất lượng trung bình, và nhóm thứ ba là các khoản vay có chất lượng chưa tốt. Nhóm nợ vay xấu có thể mang lại khoản lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng, nhưng khả năng mất vốn cũng lớn hơn so với các nhóm nợ khác. Tỷ trọng từng nhóm trong tổng dư nợ vay gắn liền với việc ngân hàng có thu được nợ gốc và lãi hay không.

Cho vay được xem là hoạt động sinh lợi chính của các ngân hàng, tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều rủi ro. Gia tăng nhu cầu về tín dụng, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong giai đoạn kinh tế bùng nổ cũng dẫn đến phát sinh nợ xấu trong tương lai, điều này dẫn đến các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro trong tương lai, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao làm giảm thu nhập, tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và các chi phí hoạt động khác, đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt,

các ngân hàng có thể vì kế hoạch kinh doanh của mình mà giảm chất lượng các khoản vay và do vậy làm gia tăng rủi ro hệ thống. Không những vậy, mối quan tâm lớn của khu vực này là áp lực cạnh tranh làm các ngân hàng gia tăng các khoản vay đối với khách hàng có mức tín nhiệm thấp, những khách hàng khơng đưa ra được tỷ lệ tài sản đảm bảo cao hơn, điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) cho biết tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, đo lường bẳng tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ vay. NPL tăng cho thấy việc quản lý khoản vay của ngân hàng đang gặp khó khăn, trong khi NPL giảm cho thấy ngân hàng quản lý các khoản nợ của mình hiệu quả hơn, hoặc do chính sách của ngân hàng nhà nước như xử lý nợ bằng cách bán nợ cho công ty VAMC cũng làm cho NPL giảm xuống.

Chất lượng tài sản của các ngân hàng được đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu, mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 do NHNN ban hành, về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, các khoản dư nợ tín dụng được chia làm 5 nhóm, nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2: nợ cần chú ý, nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4: nợ nghi ngờ, nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng dư nợ được xem là nợ xấu. Theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng phải dưới 3%. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy ngân hàng đang quản trị tốt các khoản cho vay của mình, ngược lại, tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát các khoản cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản trình bày hành vi chấp nhận rủi ro của các nhà quản lý trên tổng tài sản, là yếu tố biểu thị của chất lượng khoản vay. Tỷ lệ NPL cao biểu lộ ngân hàng chấp nhận nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay của họ, điều này ảnh hưởng đến sự ổn định cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Nó dẫn đến mức rủi ro tín dụng cao hơn, ngân hàng kém ổn định hơn (Al-Khouri và Arouri, 2016). Theo Kasman và cộng sự (2015), rủi ro tín dụng là nhân tố chính dẫn đến rủi ro ngân hàng, gia tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng có liên quan đến NPL. Khi NPL cao

đến mức khơng kiểm sốt được thì ngân hàng sẽ khánh kiệt. NPL ln được các nhà quản lý kiểm sốt chặt chẽ để đánh giá ổn định của ngân hàng, và được dùng làm thước đo chung cho chất lượng cho vay. Bên cạnh đó nó cịn là thước đo hành vi chấp nhận rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Chính vì vậy NPL được kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều với ổn định tài chính của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)