Các khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4 27 Tăn trƣởng kinh tế GDP

5.3 Các khuyến nghị chính sách

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn khuyến nghị các chính sách cho các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nhà nước trong việc nâng cao mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Cụ thể, các khuyến nghị chính sách được trình bày như sau:

5.3.1 Đối vớ á n n n t ƣơn mại

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ảnh hưởng tích cực đến ổn định tài chính của NHTM, do vậy các NHTM nên chú trọng đến tỷ lệ này, bằng cách điều chỉnh lãi suất tiền gửi, các chương trình khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng, sao cho chi phí bỏ ra để huy động vốn là thấp nhất, điều chỉnh hoạt động cho vay hợp lý, đảm bảo đem lại lợi nhuận cho NHTM. Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn khá nhỏ so với các quốc gia khác trên thế giới. Huy động và cho vay vẫn đang là hoạt động chính của ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động này đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của ngân hàng, do vậy gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giúp NHTM ổn định tài chính hơn. Bên cạnh đó tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản cũng tác động thuận chiều tới ổn định tài chính của ngân hàng thương mại. Các NHTM nên duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tốt, đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu rút tiền của khách hàng, đảm bảo khả năng chi trả các khoản tiền đến hạn hoặc đột xuất, điều này sẽ tạo ra tâm lý tin tưởng của khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng có thể từ đó khai thác, mở rộng nguồn khách hàng, phát triển hoạt động ngân hàng, góp phần giúp ngân hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính của NHTM ổn định hơn.

Ngược lại với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tác động thuận chiều với ổn định tài chính của NHTM. Hai chỉ số thể hiện chất lượng tài sản và quy mô của ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng lại có tác động làm giảm mức độ ổn định tài chính của NHTM. Do vậy, luận văn khuyến nghị các NHTM tích cực giảm tỷ lệ nợ xấu của NHTM xuống mức thấp

nhất. Các NHTM cần kiểm soát chặt chẽ trước và sau khi cho vay, trước khi cho vay các NHTM cần thẩm định kỹ khách hàng, mục đích vay, nguồn trả nợ, đảm bảo khách hàng là khách hàng tốt và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của NHNN. Sau khi cho vay, các NHTM cũng phải chú trọng công tác giám sát việc sử dụng vốn, đảm bảo khoản cho vay sử dụng đúng mục đích. Ngồi ra khi phát sinh nợ xấu, việc xử lý các khỏan nợ xấu này hết sức khó khăn, NHTM cần tăng cường đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu, trong trường hợp khơng thể thu hồi nợ thì tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Quy mô ngân hàng cũng tác động nghịch chiều với ổn định tài chính của NHTM, từ kết quả này, luận văn đưa ra khuyến nghị các NHTM nên tập trung vào chất lượng hơn là những con số về quy mô tài sản. Các NHTM nên giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận thay vì cố gắng tăng quy mơ. Một ngân hàng có quy mơ lớn sẽ khó khăn hơn trong quản lý hoạt động cũng như con người, thực tế những vụ việc chiếm đoạt tiền khách hàng, làm sai quy trình quy định diễn ra trong thời gian vừa qua cũng rơi vào những ngân hàng có quy mơ lớn.

Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra hai biến có mối quan hệ phi tuyến với ổn định tài chính của NHTM, đó là biến tăng trưởng cho vay và biến tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng. Luận văn khuyến nghị các NHTM nên xem xét, cân nhắc kỹ hai chỉ tiêu này, không nên quá chạy theo việc tăng trưởng cho vay, mặc dù cho vay mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, nhưng tăng trưởng cho vay quá nóng sẽ làm ngân hàng trở nên bất ổn. Đồng thời các nhà quản lý nên sử dụng các kỹ thuật, đánh giá, kinh nghiệm của nhà quản lý để xây dựng những dự báo về huy động tiền gửi và cho vay, nhu cầu về vay vốn và lượng tiền gửi trong từng giai đoạn, chu kỳ kinh tế, những thay đổi trong nhu cầu này cũng cần được dự báo trước.

5.3.2 Đối vớ n n n n nƣớc

Ngân hàng nhà nước có vai trị quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định hoạt động của các ngân hàng. Để hoạt động của hệ thống ngân hàng ln an tồn hiệu quả thì các quy định ln phải được duy trì. NHNN là cơ quan quản lý,

NHNN đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định an toàn, tức là đảm bảo cho hệ thống ngân hàng khơng xảy ra khủng hoảng, đổ vỡ có tính hệ thống. Do vậy NHNN cần phải đưa ra các quy định để phòng chống các rủi ro có thể xảy ra với hệ thống ngân hàng, như là đưa ra các quy định về an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Các quy định về phân loại nợ, trích dự phịng rủi ro, hay các quy định về việc tổ chức quản lý và hoạt động của ngân hàng.

Thường xuyên thực hiện thanh tra giám sát đảm bảo các ngân hàng thực hiện đúng theo quy định đã đề ra. Để làm được điều này thì NHNN phải thường xuyên nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra giám sát Ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN nên thường xun có những phân tích đánh giá và dự báo xu hướng phát triển để các NHTM điều chỉnh hoạt động của ngân hàng mình kịp thời.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến vĩ mô tăng trưởng kinh tế tác động thuận chiều với ổn định tài chính của NHTM, do vậy, với vai trò của mình, NHNN cần nâng cao hiệu quả của các cơng cụ chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách vĩ mơ hợp lý để duy trì tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)