Tình hình kết quả kinhdoanh của BIDV Đồng Nai 2015– 2017

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 37 - 43)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Kết quả theo các năm So sánh

16/15 So sánh 17/16 2015 2016 2017 Δ % Δ % 1. Dư nợ tín dụng 5.366 5.815 7.010 449 8.4 1.195 21 2. Huy động vốn 6.156 7.456 8.152 1.300 21.1 696 9.3 3. Thu dịch vụ ròng 26 28 31 2 7.7 3 10.7

4. Lợi nhuận trước thuế 140 166 188 26 18.6 22 13.2 (Nguồn: báo cáo BIDV Đồng Nai năm 2015– 2017)

27

Hình 3.1: Tình hình huy động vốn và cho vay tại BIDV Đồng Nai 2015-2017

Hình 3.1 cho thấy BIDV Đồng Nai từ năm 2015 – 2017 hoạt động huy động vốn liên tục tăng. Năm 2016 hoạt động huy động vốn tăng 21,1% so với năm trước đạt 7.456 tỷ đổng, qua đến năm 2017 tỷ lệ tăng trưởng có giảm nhẹ một chút khi chỉ tăng 9,3% so với năm 2016 đạt 8.152 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuế năm 2015 đạt 140 tỷ đồng, năm 2016 tăng 18,6% so với năm 2015 và đạt 166 tỷ đồng. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế tiếp tục thăng thêm 13,2% so với năm 2016 và đạt 188 tỷ đồng.

3.2. Quá trình triển khai dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh- SamsungPay tại BIDV.

Là một trong những định chế tài chính hàng đầu trên thị trường Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) không ngừng đầu tư về khoa học công nghệ để nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Hiện tại, BIDV Đồng Nai đang cung cấp các hình thức thanh tốn qua điên thoại di động như sau:

“BIDV Smart Banking” là dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động thông minh cho phép khách hàng cá nhân thực hiện các giao dịch tài chính, phi tài chính và các tiện ích nâng cao do BIDV cung cấp như: nạp tiền điện thoại; thanh toán tự động tiền điện, tiền nước, internet, bảo hiểm, đặt vé máy bay…

Ứng dụng BIDV Smart Banking có thể sử dụng trên các thiết bị dùng các hệ điều hành iOS, Android, Window Phone.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2015 2016 2017 1. Dư nợ tín dụng 2. Huy động vốn

28

“BIDV Bankplus”: là dịch vụ hợp tác giữa BIDV và Viettel cung cấp cho các khách hàng có tài khoản thanh tốn tại BIDV các dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động sử dụng mạng Viettel.

“BSMS”: là dịch vụ gửi nhận tin nhắn qua điện thoại di động thông qua số tổng đài tin nhắn của BIDV (8149), cho phép khách hàng có tài khoản tại BIDV chủ động vấn tin về các thông tin liên quan đến tài khoản khách hàng và/hoặc nhận được các tin nhắn tự động từ phía BIDV.

“Samsung Pay”: là dịch vụ thanh toán tại các máy POS bằng điện thoại Samsung thay cho hình thức quẹt thẻ truyền thống.

Nếu như trước đây khách hàng chủ yếu sử dụng dịch vụ IBMB (e-banking) để thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến thì sau khi ứng dụng BIDV Smartbanking chính thức được triển khai vào tháng 12/2015, số lượng người dùng dịch vụ này ngày một gia tăng. Năm 2016, số lượng người đăng ký đạt 1258 người. Năm 2017, số lượng người đăng ký tiếp tục tăng mạnh đạt 1905 người, nhiều hơn hẳn số lượng người đăng ký dịch vụ IBMB.

Hình 3.2 cho thấy số lượng người sử dụng dịch vụ Smart Banking ngày một gia tăng, thay thế dần hình thức e-banking. Điều này cho thấy khách hàng ngày càng ưa chuộng các hình thức thanh tốn trên điện thoại di động hơn là những hình thức thanh tốn khác. Nắm bắt được xu hướng này, ngày 29/09/2017, BIDV đã liên kết với Tập đồn Samsung triển khai chính thức dịch vụ thanh tốn Samsung Pay.

Hình 3.2: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ IBMB và Smartbanking 2015- 2017 1692 1893 1205 145 1258 1965 0 500 1000 1500 2000 2500 2015 2016 2017 IBMB SMART BANKING

29

3.2.1. Khái quát về dịch vụ Samsung Pay

Samsung Pay là dịch vụ thanh toán thẻ trên các điện thoại di động Samsung được ra mắt chính thức lần đầu tiên tại Hàn Quốc vào tháng 08.2015. Đây là ứng dụng thanh toán hoạt động dựa trên nền tảng hạ tầng chuyển mạch tài chính và hạ tầng số hóa của các tổ chức thanh toán thẻ, và kết nối với hệ thống thanh toán thẻ của các Ngân hàng để cung cấp dịch vụ thanh tốn di động một cách nhanh chóng và an tồn. Dịch vụ này cho phép khách hàng sử dụng điện thoại để “quẹt” máy POS mà không cần dùng tới thẻ ATM.

Tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn Samsung đã hợp tác với NAPAS và các Ngân hàng tham gia cung cấp giải pháp thanh toán Samsung Pay. Đối tượng khách hàng là chủ thẻ của các ngân hàng tại Việt Nam (giai đoạn đầu tiên triển khai bao gồm các Ngân hàng: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Citibank, ShinhanBank và ABBank). Với việc triển khai Samsung Pay, Việt Nam là quốc gia thứ 20 trên thế giới, thứ 10 tại Châu Á và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Singapore, Thái Lan và Malaysia) cung cấp dịch vụ thanh toán Samsung Pay.

Samsung Pay được ra mắt tại thị trường Việt Nam từ tháng 9.2017. Thông tin từ Samsung cho hay, sau 1 tháng ra mắt thị trường Việt Nam, Samsung Pay đã có 80.000 người đăng ký sử dụng và 30.000 lượt giao dịch. Đến tháng 12/2017, con số này tăng lên gấp đôi với 150.000 thuê bao sử dụng. Tới đầu năm 2018, số liệu thống kê mới nhất của Samsung công bố cho biết lượng người sử dụng Samsung Pay hiện tại đã đạt hơn 209.000 người. Nó cho thấy tiềm năng mở rộng số lượng khách hàng của dịch vụ này vẫn rất khả quan. Chính sự bảo mật cao của Samsung Pay giúp các ngân hàng kiểm soát và ngăn chặn tình trạng gian lận trong thanh tốn cũng như thu được lợi ích từ các dịch vụ phi tín dụng khác.

Tại BIDV, tính đến tháng 6/2018, đã có 9.943 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SamsungPay, 67% khách hàng đăng ký dịch vụ thông qua kênh Contact Center, 33% còn lại đăng ký thành công tại quầy. Điều này dễ hiểu do đối tượng khách hàng mục tiêu của dịch vụ BIDV Samsung Pay là đối tượng khách hàng trẻ,

30

u thích cơng nghệ và mong muốn các trải nghiệm hiện đại, tiện lợi. Tỷ lệ khách hàng thực hiện thanh tốn thành cơng là 54%.

3.2.2. Lợi ích của dịch vụ Samsung Pay

Với Samsung Pay, khi đi mua sắm người tiêu dùng sẽ không cần mang theo tiền mặt mà chỉ cần smartphone cài đặt ứng dụng. Sau đó q trình thanh tốn được thực hiện bằng thao tác một chạm đơn giản vào máy quẹt thẻ mà không cần xuất trình thẻ. Hoạt động thanh tốn diễn ra một cách an tồn nhờ mối liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ: ngân hàng, nhà mạng, hệ thống tiêu dùng và người tiêu dùng. Samsung Pay hiện được cài đặt sẵn trên hầu hết các dòng smartphone cao cấp của Samsung, hoạt động trên nền tảng hạ tầng chuyển mạch tài chính và hạ tầng số hóa thanh tốn của các tổ chức thẻ bao gồm NAPAS, VISA và Master Card, kết nối với hệ thống các Ngân hàng để cung cấp dịch vụ thanh toán di động một cách nhanh chóng, đơn giản và an tồn.

Người tiêu dùng Việt Nam hiện có thể sử dụng Samsung Pay để thanh toán tại hàng triệu cửa hàng trên toàn quốc, mang đến một trải nghiệm mua sắm nhanh hơn và dễ dàng hơn

3.2.3. Một số vấn đề còn tồn đọng khi triển khai Samsung Pay tại BIDV-chi nhánh Đồng Nai.

Để thu hút khách hàng đăng ký và giao dịch thành công bằng SamsungPay, BIDV liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng. Tuy nhiên sau một tháng triển khai chương trình khuyến mãi từ 01/07/2018 đến 31/07/2018, chương trình mới thu được 606 khách hàng đăng ký thành công dịch vụ Samsung Pay, bằng 9% mục tiêu chương trình. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì dự kiến chương trình chỉ hồn thành 27% mục tiêu đề ra.

Như phần trên đã đề cập, số lượng khách hàng đăng ký tại quầy hiện nay khá ít, chỉ chiếm 33% trong tổng số khách hàng đăng ký, trong khi số lượng khách hàng đăng ký qua kênh Contact Center khá cao, điều này cho thấy tiềm năng khai thác dịch vụ này là khá lớn. Tuy nhiên tại chi nhánh Đồng Nai, tính đến ngày

31

20/06/2018 chỉ mới có 5 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Samsung Pay, số lượng này là quá ít nếu so với tồn hệ thống nói chung. Trong khi đó, địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng tập trung khá nhiều trung tâm thương mại, siêu thị lớn, rất nhiều các địa điểm kinh doanh chấp nhận thanh toán bằng máy POS, là tiềm năng để phát triển những dịch vụ cơng nghệ hiện đại như Samsung Pay. Vì vậy, BIDV Đồng Nai cần phải nỗ lực hơn nữa để gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ SamsungPay, nhằm gia tăng lợi nhuận từ các dịch vụ phi tín dụng và sẽ là tiền đề để phát triển các giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Nhà nước. Việc áp dụng thành công Samsung Pay cũng sẽ thúc đẩy nhiều cơng nghệ thanh tốn mới được áp dụng tại Việt Nam.

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh tốn qua điện thoại thơng minh của khách hàng cá nhân tại BIDV Đồng Nai

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng cá nhân tại BIDV Đồng Nai, tác giả thực hiện phân tích bộ dữ liệu khảo sát khách hàng bằng phần mềm SPSS 20.

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Cả hai giai đoạn này áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Hình 3.3: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang đo sơ bộ Phỏng vấn (n=75)

Thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng

(n=250)

Kiểm định Cronbach Alpha alpha

Phân tích EFA

Phân tích tương quan, hồi quy Đánh giá kết quả nghiên cứu

32

3.3.1. Xây dựng thang đo

Thang đo sơ bộ cho các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được kế thừa từ các nghiên cứu trong và ngoài nước về ý định sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh tốn qua điện thoại nói riêng.

Các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm này sẽ được đo bằng thang đo Likert với (1) hoàn tồn khơng đồng ý đến (5) hồn tồn đồng ý. Đây là thang đo phổ biến nhất để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong kinh doanh vì ưu điểm dễ thiết lập, độ tin cậy tương đối cao và giúp nhà nghiên cứu dễ thực hiện các phép toán thống kê.

Thang đo khái niệm Nhận thức về sự hữu ích

Thang đo khái niệm Nhận thức về sự hữu ích gồm 3 biến quan sát được hiệu chỉnh từ thang đo của Bhattacherjee (2001), Devaraj và cộng sự (2002), van der Heijden (2003), Schierz và cộng sự (2010)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 37 - 43)