Khung phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố của ý định phòng ngừa ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp tại bệnh viện nhân dân 115 (Trang 35 - 37)

2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và kết quả lược khảo các nghiên cứu có liên quan, giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố của ý định phòng ngừa ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:

Sự đánh giá tích cực về hành vi phòng ngừa, tin tưởng vào kết quả mà hành vi phòng ngừa mang lại sẽ làm tăng khả năng thực hiện các hành vi phịng ngừa; do đó giả thuyết về ảnh hưởng của thái độ đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:

H1: Thái độ đối với hành vi phịng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.

Quan điểm của người thân, bạn bè về hành vi phịng ngừa sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện các hành vi phòng ngừa; do đó giả thuyết về ảnh hưởng của chuẩn chủ quan về hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:

Hành vi phòng ngừa THA Ý định phòng ngừa THA - Thái độ - Chuẩn chủ quan - Kiểm soát hành vi Đặc tính cá nhân - Nhân khẩu học - Kinh tế - xã hội Grossman (1972) Ajzen (1991)

H2: Chuẩn chủ quan về hành vi phịng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.

Nguồn lực về kiến thức, thời gian, tài chính sẽ giúp đảm bảo đủ khả năng thực hiện các hành vi phịng ngừa; do đó giả thuyết về khả năng kiểm sốt hành vi phịng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:

H3: Khả năng kiểm sốt hành vi phịng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi phịng ngừa tăng huyết áp.

Theo mơ hình sức khỏe của Grossman (1972), các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân đó; do đó giả thuyết về các đặc điểm cá nhân đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:

H4: Các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi phịng ngừa tăng huyết áp.

2.6. TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Kết quả tổng quan tài liệu về tăng huyết áp đã giúp đề tài tiếp cận được khái niệm về tăng huyết áp, phân loại các loại tăng huyết áp, biết được nguyên nhân và các biến chứng của bệnh tăng huyết áp cũng như phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và mơ hình sức khỏe của Grossman (1972) đã được vận dụng làm cơ sở để đề tài xây dựng khung phân tích. Dựa trên khung phân tích và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, các giả thuyết nghiên cứu đã được hình thành để đề tài tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành thực hiện thơng qua 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 - Nghiên cứu sơ bộ: Dựa trên thang đo được nghiên cứu xây dựng và phát triển từ quá trình tổng quan tài liệu, tiến hành thảo luận nhóm về các thành phần thang đo và về bảng câu hỏi để hiệu chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện thang đo và bảng khảo sát. Tiếp đó, tiến hành khảo sát sơ bộ trên nhóm mẫu nhỏ để tiếp tục hoàn thiện thang đo và bảng hỏi.

Gia đoạn 2 - Nghiên cứu chính thức: Dựa trên kết quả của nghiên cứu sở bộ, tiến hành khảo sát trên diện rộng và tiến hành các bước phân tích, đánh giá về dữ liệu thu thập được. Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu từ việc phân tích dữ liệu, khuyến nghị một số hàm ý để can thiệp vào hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố của ý định phòng ngừa ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp tại bệnh viện nhân dân 115 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)