CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 Đề xuất mơ hình nghiên cứu:
2.4.3 Chất lượng cảm nhận
Chất lượng cảm nhận chính là chất lượng mà người tiêu dùng đánh giá, cảm nhận được từ sản phẩm. Chất lượng cảm nhận đôi khi khác với chất lượng sản phẩm mà nhà sản xuất đã quy định cho sản phẩm đó. Tuy nhiên người tiêu dùng thực chất chỉ quan tâm đến chất lượng cảm nhận mà thơi. Vì đây chính là cơ sở để người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn và mua một thương hiệu nào đó. Đây là một yếu tố mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào mỗi cá nhân khi họ so sánh và lựa chọn thương hiệu. Nếu họ cảm nhận tốt về thương hiệu thì họ sẽ cảm thấy thích thú khi thương hiệu đó tung ra sản phẩm mới và họ sẵn sàng tìm hiểu, mua về sản phẩm đó để được cảm nhận thực tế sản phẩm đó như thế nào.
Máy tính bảng là loại sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng cảm nhận của khách hàng rất nhiều. Ví dụ như sản phẩm máy tính bảng của Apple, thương hiệu này luôn dẫn đầu bảng xếp hạng về thị phần máy tính bảng. Khơng ai có thể phủ nhận rằng nếu đánh giá về chất lượng cảm nhận giữa các sản phẩm máy tính bảng thì Apple ln đứng đầu danh sách.
Theo Pappu (2005) cho rằng chất lượng cảm nhận của khách hàng sẽ tác động đến lòng trung thành thương hiệu của họ, lòng trung thành càng cao thì rất có thể họ có chất lượng cảm nhận về thương hiệu càng tích cực và ngược lại. Các tác giả khác như Yoo & Donthu (2001), Veloutsou & Christodoulides (2010) cũng đã kiểm tra mối liên hệ này trong các nghiên cứu của mình. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Tống Thị Nghiêm (2012) cũng khẳng định chất lượng cảm nhận có tác động một cách có ý nghĩa đến lòng trung thành thương hiệu. Giả thuyết nghiên cứu đề xuất:
Giả thuyết H3: Khách hàng có sự cảm nhận về chất lượng thương hiệu máy tính bảng
càng cao thì lịng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu càng cao.