KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh long an theo cách tiếp cận nghèo đa chiều (Trang 55)

Nguồn: bandovn.vn

Hình 4.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Long An

Tỉnh Long An có tổng diện tích đất tự nhiên của tồn tỉnh là 4.491,87 km2.

thuộc khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, phía Đơng giáp với Thành phố Hồ Chí

Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Trên địa bàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình trũng bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hố và Đức Huệ. Đây là những huyện có nhiều

hộ nghèo. Các huyện thị của Tỉnh được phân bố trải đều, cách xa trung tâm, điều này dẫn đến sự khác biệt về kinh tế và điều kiện sống của người dân giữa các huyện trong Tỉnh. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó cịn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trị

đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.

Dọc theo tuyến biên giới ở Long An với đường biên giới dài khoảng 136km, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: Cửa khẩu Mỹ Quý Tây - Đức Huệ; Cửa khẩu Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường; Cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng; Cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng; Mỹ Q Tây (Xịm-Rơng). Điều này tạo nên sự khác biệt so với nhiều Tỉnh thành đó là hoạt động bn lậu tại các huyện có đường biên giới diễn ra khá sôi nổi và đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình kể cả từ việc trực tiếp bn bán hay tham gia vận chuyển hàng lậu. Bên cạnh đó ảnh hưởng từ các casino và trường gà tại Campuchia cũng làm cho cuộc sống nhiều hộ gia đình ở các huyện có đường biên giới trở nên xáo trộn theo chiều hướng gia tăng các tệ nạn như cờ bạc, đá gà. Từ đó có thể thấy, nếu nhìn trên góc độ thu nhập, chi tiêu có thể nhiều hộ gia đình có nguồn thu cao từ các nguồn kể trên nhưng đời sống, điều kiện sống của họ thì thật sự bấp bênh, thiếu thốn và tạo nên một bức tranh khác biệt so với những người có thu nhập cao nhưng sống tại thành thị.

Cơ cấu kinh tế của Tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp. Tỉnh Long An

đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012-2030 đạt

12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012-2020 tăng 13%/năm. Năm 2015, GDP bình

quân đầu người đạt 50,4 triệu đồng/người/năm ( kế hoạch 50 triệu đồng/ người/ năm và năm 2014 là 44. 5 triệu đồng/ người/ năm) và kế hoạch đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tầm nhìn đến năm 2030, GDP bình

quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)

năm 2015 đạt 21.801 triệu đồng (theo giá cố định 1994), tốc độ tăng trưởng 11,6% (KH 11,5%); trong đó: khu vuc I ( khu vực nông lâm thủy sản) tăng 3,2% (KH 3,2%); khu vuc II ( khu vực công nghiệp xây dựng) tăng 15,4% (KH 15,2%);

khu vuc III ( khu vực thương mại , dịch vụ) tăng 12% (KH 12%). Đến năm 2020 là

15%, 45%, 40% và tầm nhìn đến năm 2030 là 7%, 48%, 45%.

Tổng diện tích lúa gieo cấy năm 2015 đạt 522.438 hecta,lợi nhuận người nông dân đạt được từ 15-20 triệu đồng/hecta. Về chăn ni cịn gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Thị trường tiêu thụ không ổn định về giá cả cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập từ chăn ni của người dân. Tồn tỉnh có đàn trâu 13.059 con, đàn bò đạt 93.962 con, đàn heo đạt 258.327 con. Diện tích rừng trong tỉnh là 25.635 hecta, diện tích ni tơm nước lợ 6.441 hecta,sản lượng đạt 12.061 tấn. Tồn tỉnh hiện có 16/28 KCN đang hoạt động với tỷ lệ lắp đầy khoảng 56,56%. Đến năm 2015, các KCN đã thu hút được 1.058 dự án đầu tư, thuê lại 1.583 hecta đất và 832.179 m2 nhà xưởng, trong đó có 416 dự án đầu tư nước ngoài với tổng 2.668 triệu USD va 642 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đạt 45.338 tỷ đồng. Tồn tỉnh có 14/32 cụm cơng nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lắp đầy 85,4%. Hiện các CCN hoạt động thu hút 255 dự án đầu tư gồm 56 dự án có vốn đầu tư nước ngồi, với tổng vốn đầu tư 202,7 triệu USD va 199 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 5.183 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2015 của Tỉnh là 7.933 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa đạt 6.408 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.525 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương 2015 là 7.969 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 57.955 tỷ đồng. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được đầu tư mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Tồn tỉnh hiện có 645 trường từ mầm non đến phổ thông và 29 cơ sở giáo dục khác ( 17 trung tâm GDTX-KTTH-HN, 12 trung tâm Ngoại ngữ-Tin học. Đến hết năm 2015, có 375 trường đạt chuẩn quóc gia đạt tỷ lệ 58,14%. Tình hình kinh tế khó khăn , thu nhập người dân tăng không nhiều nhưng sức mua xã hội tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 48.024 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm trước. Năm 2015, dân số có 1.508.475 người, với 384.958 hộ trong đó, có 28 dân tộc, người Hoa có 2.690 người, 1.195 người Khơ Me cùng nhiều dân tộc khác,; tỷ lệ dân số ở nông thôn 82,20%. ( UBND Tỉnh Long An, 2015).

Huyện Mộc Hóa với 29.764,25 ha diện tích tự nhiên, 28.958 nhân khẩu và có 07 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các xã Tân Lập, Bình Hịa Tây, Bình Hịa Đơng, Bình Phong Thạnh, Bình Hịa Trung, Tân Thành và Bình Thạnh. Trên địa bàn huyện có 04 dân tộc sinh sống (Kinh, Hoa, Khơ-me, Chăm. Các tơn giáo chính ở huyện gồm: Cao đài Chơn lý, Cao Đài Tây Ninh, Cơng Giáo, Tin Lành, Hịa Hảo, Phật Giáo chiếm 0.05% dân số.

Dân cư huyện Mộc Hóa và cả vùng Đồng Tháp Mười được hình thành và phát triển chủ yếu từ các hình thức di dân là chính. Dân cư có đức tính lao động cần cù, chịu khó với lao động nơng nghiệp là nghề sản xuất chính, chiếm trên 70% lao động của nền kinh tế, lao động ngành nghề khác chiếm khoảng 30%.

Mộc Hóa có nhiều ngành nghề thủ cơng như: nghề đóng ghe, nghề đương đệm bàng, nghề làm mắm, ủ nước mắm, nghề đương các dụng cụ bắt cá…đã tồn tại rất lâu và nuôi sống người dân.

Huyện Vĩnh Hưng có 50.421 nhân khẩu, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, nằm ở vùng sâu củaĐồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Vĩnh Hưng có tuyến biên giới giáp Campuchia dài 45,62 Km (chiếm 31,1% tổng chiều dài biên giới của tỉnh Long An) được xem là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng. Vĩnh Hưng nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp - lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hố. Huyện có cửa khẩu Long Khốt (Thái Bình Trung) và Bình Tứ (Hưng Điền A) nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại qua biên giới (kinh tế cửa khẩu).

Đức Huệ là huyện phía bắc tỉnh Long An, giáp vùng "Mỏ vẹt" của Campuchia với diện tích tự nhiên (DTTN) 43.092,4 ha, với 60.197. Có vị trí là nằm giữa Campuchia và Tp.HCM, Campuchia và các tỉnh ĐBSCL nên Đức Huệ được xem là một trong những đầu mối giao lưu giữa TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL với Campuchia thông qua hai tuyến đường trục của huyện là 838 và 839. Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nơng nghiệp. Huyện có tiềm năng phát triển thương mại với Campuchia. Đức Huệ được xem là huyện nghèo nhất của tỉnh Long An, điều

kiện kinh tế khó khăn. Nơng nghiệp là ngành chủ yếu, nhưng khả năng cạnh tranh không cao. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ chưa phát triển, nên khơng hỗ trợ tích cực cho nơng nghiệp phát triển. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (>80%), trong khi lũ lụt, thiên tai diễn ra liên tiếp, cộng với biến động bất lợi về giá cả nơng sản, làm cho đời sống người dân càng khó khăn, khả năng tích lũy tái đầu tư cho sản xuất hạn chế. Hệ thống giao thông chậm được đầu tư. Trước năm 2010, tồn huyện chỉ có được chưa đầy 2 km đường bộ được nhựa hóa. Trong tương lai, khi hoàn thành xây dựng các trục giao thơng chính và tuyến đường vành đai biên giới N1 sẽ giúp cho Đức Huệ khai thác các lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế dịch vụ phát triển mạnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Về thực trạng nghèo đói trên địa bàn Tỉnh Long An, thực tế khảo sát có thể thấy có tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập, trong mức sống giữa dân cư thành thị và nông thông cao. Tại thành phố Tân An, hay các thị trấn của các huyện có thể thấy cơ sở hạ tầng hoàn thiện, người dân sống với mức sống cao về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên khi đến các xã vùng sâu, vùng xa thì có thể thấy nhà tranh, vách lá, những đứa trẻ trong độ tuổi đến trường lấm lem bùn đất mưu sinh cùng cha mẹ. Cuộc sống phải lo từng bữa ăn vẫn còn tồn tại. Tuy tỷ lệ hộ nghèo các năm của Tỉnh Long An thấp hơn với tỷ lệ của cả nước nhưng việc phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nơng thơn có thể nhận thấy rất rõ.

( Nguồn : tác giả tổng hợp từ phụ lục 02)

Hình 4.2 : Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo các huyện trong tỉnh năm 2015

( Nguồn : tác giả tổng hợp từ phụ lục 02)

Hình 4.3 : Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo các huyện trong tỉnh năm 2014

( Nguồn : tác giả tổng hợp từ phụ lục 02)

Hình 4.4 : Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo các huyện trong tỉnh năm 2013

Qua số liệu cho thấy, qua các năm tình trạng nghèo theo chuẩn nghèo trên địa bàn Tỉnh Long An giảm dần. Huyện Đức Huệ là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Huệ năm 2015 đã giảm so với các năm tuy nhiên vẫn ở mức cao 11,82%. Thực tiễn khảo sát cho thấy, Đức Huệ nghèo cả về kinh tế lẫn xã hội. Đời sống dân cư cịn lạc hậu. Là một huyện thuần nơng, khơng có nhà máy, xí nghiệp nào lớn hoạt động trên địa bàn.

4.2 Thống kê mô tả mẫu khảo sát.

Với kết quả khảo sát 230 hộ trên địa bàn 3 huyện Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tác giả mã hóa các biến và sử dụng phần mềm SPSS 18 để thống kê và phân tích dữ liệu.

Kết quả thống kê mơ tả về địa chỉ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, số nhân khẩu, số người phụ thuộc của 230 hộ như sau:

4.2.1 Thực trạng nghèo – tính theo chuẩn nghèo đơn chiều : Bảng 4.1 : Số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đơn chiều Bảng 4.1 : Số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đơn chiều

Tình trạng hộ Tần số Phần trăm

Không phải hộ nghèo 114 49.6

Hộ nghèo 116 50.4

Tổng 230 100

( Nguồn : dữ liệu khảo sát)

Như đã trình bày ở phần chọn mẫu, tác giả từ số liệu thống kê của Sở LĐTBXH sẽ chọn làm 02 nhóm nghèo và khác nghèo. Và trong 230 mẫu khảo sát thì có 116 hộ nghèo chiếm 50.4% mẫu khảo sát, cịn lại là 114 hộ khác nghèo.

4.2.2 Địa chỉ khảo sát : Bảng 4.2: Địa chỉ khảo sát Bảng 4.2: Địa chỉ khảo sát Huyện Tần số Phần trăm Mộc Hóa 93 40.4 Vĩnh Hưng 61 26.5 Đức Huệ 76 33.0 Tổng 230 100.0

( Nguồn : dữ liệu khảo sát)

Từ kết quả thống kê cho thấy trong 230 hộ khảo sát có 93 hộ ở địa bàn huyện Mộc Hóa, 61 hộ ở huyện Vĩnh Hưng và 76 hộ là ở huyện Đức Huệ. Địa bàn huyện Mộc Hóa nằm trong Thị Xã Kiến Tường, nơi đang được các nhà quản lý cơng lưu ý để phát triển chính sách kinh tế- xã hội nhằm tạo dựng một thị xã phát triển cho Tỉnh Long An. Theo số liệu thống kê nghèo đơn chiều nêu trên có thể thấy huyện Mộc Hóa là ít số hộ nghèo đơn chiều hơn so với huyện Đức Huệ và huyện Vĩnh Hưng. Sinh hoạt, mức sống người dân cũng được cho là nhộn nhịp, phồn thịnh hơn. Mộc Hòa lại tiếp giáp cửa khẩu Bình Hiệp, tình trạng bn lậu từ đường sơng, đường bộ rất cao. Từ đó , làm cuộc sống người dân ở đây có thể thấy về thu nhập chi tiêu là khá, nhưng với những tác động khác của mức sống, y tế, giáo dục thì theo tác giả cần nghiên cứu thêm.

4.2.3 Giới tính:

Bảng 4.3 : Giới tính chủ hộ

Tần số Phần trăm

Giới tính Nam 135 58.7

Nữ 95 41.3

( Nguồn : dữ liệu khảo sát)

Trong 230 quan sát thì có 135 chủ hộ là nam giới chiếm tới 58,7% - chiếm đa số trong tổng khảo sát, còn lại 95 chủ hộ là nữ giới chiếm 41,3%. Kết quả này có thể cho thấy tại các địa bàn khảo sát tư tưởng nam giới làm chủ gia đình vẫn cịn in nặng trong truyền thống gia đình. Mặt khác cũng có thể thấy, do đặc trưng kinh tế của 03 địa bàn khảo sát thì chủ yếu là lĩnh vực nơng nghiệp, làm việc nặng nhọc. Nên người nam thường phải gánh vác gia đình hơn nữ.

4.2.4 Tuổi của chủ hộ: Bảng 4.4: Tuổi của chủ hộ Tần số Phần trăm Nhóm tuổi 30 trở xuống 21 9.1 30 đến 60 144 62.6 trên 60 65 28.3 Tổng 230 100

( Nguồn : dữ liệu khảo sát)

Chủ hộ sẽ là người gánh vác cuộc sống gia đình cả về kinh tế, giáo dục. Nên chủ hộ còn quá trẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều dễ dẫn đến những thiếu hụt trong việc quản lý gia đình kể cả về cách thức làm kinh tế lẫn nền tảng giáo dục. Chủ hộ quá già thì chỉ còn là chỗ dựa về mặt tin thần, kinh nghiệm cho gia đình, cịn việc đứng ra phát triển kinh tế gia đình thì khơng cịn sức. Từ kết quả thống kê, trong 230 hộ khảo sát chủ hộ ở nhiều độ tuổi khác nhau nên tác giả chia ra theo 03 nhóm tuổi. Tác giả chia theo mức độ trưởng thành của nhóm tuổi để có thể

đủ khả năng gánh vác trách nhiệm chính của chủ hộ. Nhóm 30 trở xuống có thể thấy chủ hộ cịn q trẻ để có thể có đủ kinh nghiệm sống cũng như tích lũy năng lực bản thân để phát huy được vai trị trụ cột gia đình, đưa cuộc sống gia đình phát triển. Nhóm từ 30 đến 60, theo thực tế thì nhóm tuổi này đã đủ độ chín mùi trong tính cách, trong kinh nghiệm sống và làm việc, nên nhóm tuổi này làm chủ gia đình sẽ có cơ hội giúp gia đình ngày càng phát triển. Nhóm từ 60 tuổi trở lên , nhóm này kinh nghiệm sống đã nhiều nhưng sức lao động đã yếu, chỉ cịn là trụ cột gia đình về mặt tin thần. Theo kết quả khảo sát, trong 230 hộ thì nhóm tuổi chủ hộ từ 30 đến 60 có đến 144 hộ, chiếm 62,6%. Điều này cho thấy, nếu các nhà quản lý cơng có những chính sách xác thực trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình thì các hộ khảo sát hồn tồn có cơ hội tiếp thu, thực hiện để cải thiện kinh tế gia đình, thay đổi điều kiện sống hiện tại.

4.2.5 Trình độ học vấn: Bảng 4.5: Trình độ học vấn của chủ hộ Tần số Phần trăm Trình độ học vấn 01-05 102 44.3 06-09 97 42.2 10-12 31 13.5 Tổng 230 100

( Nguồn : dữ liệu khảo sát)

Tác giả chia trình độ học vấn của chủ hộ theo nhiều nhóm tương ứng với từng cấp học. Nhóm từ lớp 1 đến lớp 5, nhóm từ lớp 6 đến lớp 9 và nhóm lớp 10 đến 12. Kết quả khảo sát về trình độ học vấn phần nào nói lên ngun nhân tại sao các hộ ở vùng sâu, vùng xa lại nghèo. Trong 230 chủ hộ có 120% chủ hộ mới có trình độ tiểu học chiếm 44.3%, có 97 chủ hộ có trình độ ở bậc THCS chiếm 42,2%. Với 2 cấp học thấp nhất thì có tới 86,5% số chủ hộ- cho thấy trình độ học vấn ở đây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh long an theo cách tiếp cận nghèo đa chiều (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)