2.1 .T ổng quan cơ sở lý thuyết
2.2. Các lý thuyết kinh tế học có liên quan
2.2.1 Lý thuyết về phân phối thu nhập: cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù kinh tế chung nhất của xã hội loài người. vấn đề lý luận về phân phối thu nhập chỉ thực sự xuất hiện sau cơng trình Wealth of Nations (1776) của Adam Smith và được hệ thống thành một lý thuyết phân phối thu nhập với David Ricardo (1817). Từ đó đến nay, lý thuyết phân phối thu nhập đã không ngừng phát triển với sự đóng góp, bổ sung, hồn thiện của các học giả các nhà kinh tế trên thế giới. Nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập bao gồm: giải thích bản chất của phân phối thu nhập, các yếu tố tác động đến q trình phân phối thu nhập, phân tích các vấn đề nảy sinh từ kết quả của phân phối thu nhập như bất bình đẳng kinh tế, nghèo đói, sự can thiệp của nhà nước …
Về bản chất, phân phối thu nhập được đặc trưng bởi ba yếu tố cơ bản: đối tượng phân phối, chủ thể phân phối và người tiếp nhận thu nhập. Ba yếu tố cơ bản trên kết hợp tạo ra quá trình phân phối thu nhập trong đời sống kinh tế - xã hội. Nguyên tắc cơ bản cho sự kết hợp này là thực hiện quyền sở hữu của chủ thể tạo ra giá trị hay thu nhập. Đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong lý thuyết phân phối thu nhập của hầu hết các trường phái kinh tế, dù là cổ điển, tân cổ điển hay mácxít… Như trong tác phẩm Wealth of Nations, A.Smith tranh luận rằng giá trị của bất cứ thứ hàng hóa nào cũng bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tơ. Theo A.Smith, trước khi có chủ nghĩa tư bản, người lao động tạo ra sản phẩm bằng những tư liệu sản xuất và ruộng đất của chính họ nên người lao động được toàn quyền sở
hữu giá trị sản phẩm được tạo ra đó, nhưng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, khi người lao động khơng có ruộng đất và phải đi làm thuê để tạo ra của cải thì họ chỉ được hưởng một bộ phận giá trị sản phẩm được tạo ra đó là tiền lương. Bên cạnh đó, lợi nhuận và địa tơ là những khoản khấu trừ tiếp theo vào trong giá trị sản phẩm được tạo ra và nó thuộc về nhà tư bản kinh doanh và các địa chủ (địa tơ là khoản khấu trừ đầu tiên cịn lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai – khoản còn lại trong giá trị sản phẩm); ngoài ra, lợi tức là một phần của lợi nhuận và nó thuộc về chủ sở hữu vốn.
2.2.2 Lý thuyết tăng trưởng, giáo dục và giảm nghèo : mơ hình Tân cổ điển (neoclassical economy) cho thấy tác động của sự tích lũy vốn con người tới điển (neoclassical economy) cho thấy tác động của sự tích lũy vốn con người tới tăng trưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng vào năng suất lao động đã được phát triển trên cơ sở lý thuyết vốn con người. Ý tưởng chính ở đây là giáo dục là một sự đầu tư, và sản lượng của giáo dục có thể tính tốn được. Vấn đề là xác định ai phải đầu tư, bao nhiêu và đầu tư vào đâu (Girma and Kedir, 2003)
2.2.3 Phát triển kinh tế bền vững : thuật ngữ phát triển bền vững ( PTBV- Sustainable Development ) lần đầu được sử dụng trong bản “ Chiến lược bảo tồn thế giới “ do UICN đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của chiến lược là “ đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” . Năm 1987, trong báo cáo “ Tương lai chung của chúng ta”, Ủy Ban Môi Trường và Phát triển Thế giới ( WCED) của Liên Hợp Quốc, “ phát triển bền vững” được định nghĩa là “ Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn thương cho việc đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Nội hàm về “Phát triển bền vững” được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế ), phát triển xã hội
làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi trường; phịng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
2.2.4 Mơ hình nghèo đói của Gillis – Perkins – Roemer - Snodgrass:
Mối quan hệ giữa giảm nghèo đói và tăng trưởng kinh tế theo hướng khi GNP/ đầu người tăng thu nhập trung bình của người nghèo sẽ tăng
Y = f(YP), trong đó:
Y: Thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội. YP: GNP/người/năm.
Dựa vào phương trình trên, các nhà kinh tế học đã tính tốn từ số liệu thu thập được của 63 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1965 - 1988 cho kết quả: 97% sự thay đổi thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội được giải thích bởi sự thay đổi GNP/người/năm. Ngồi ra, mối tương quan dương giữa tình trạng nghèo đói và vùng địa lý có GNP/người thấp cũng được tìm thấy. Hoặc số người nghèo đói tập trung phần lớn trong các vùng địa lý có GNP/người thấp.
Bảng 2.4 : Số người nghèo đói phân theo vùng địa lý
Vùng
Số người nghèo
( triệu người) % của tổng sốngười nghèo trên thế giới
Nam Á 520 47
Đông Á 280 25
Sa mạc Sahara 70 6
Châu Mỹ La tinh và vùng
Caribe 180 16
Trung Đông và Bắc Phi 60 5
Đông Âu 6 1
Tổng số 1.116 100
Nguồn : Gillis, M., Perkins, D.H., Roemer, M. and Snodgrass, D.R.,1983,
trích trong Đinh Phi Hổ, 2006.
Mơ hình trên cho thấy rằng tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng nâng cao thu thập cho người nghèo, như vậy, sẽ giảm số người nghèo. Do đó, sẽ
ngộ nhận khi các chính sách q nhấn mạnh đến xóa đói giảm nghèo mà không dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế.
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan 2.3.1 Nghiên cứu trong nước