Các nguồn gân ghép sử dụng tái tạo DCCT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bằng gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Các phƣơng pháp phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT

1.3.4. Các nguồn gân ghép sử dụng tái tạo DCCT

Sự lựa chọn một mảnh ghép gân là bƣớc quan trọng đầu tiên của phẫu thuật tái tạo DCCT. Một gân ghép lý tƣởng cho phẫu thuật tái tạo DCCT tái tạo lại cấu trúc giải phẫu phức tạp của DCCT, có đặc điểm cơ sinh học gần giống với DCCT nguyên bản, cho phép cố định vững chắc và khỏe, nhanh chóng đồng hóa sinh học, giảm thiểu tối đa tổn thƣơng tại vùng cho gân[89].

Các nguồn gân ghép sử dụng trong phẫu thuật tái tạo DCCT bao gồm: gân tự thân, gân đồng loại và gân tổng hợp [67].

1.3.4.1. Gân ghép tự thân (Autograft):

Gân ghép tự thân là gân đƣợc lấy từ chính bản thân ngƣời bệnh sử dụng làm mảnh ghép tái tạo DCCT. Các gân đƣợc lựa chọn từ các nhóm gân cơ sao cho sau khi lấy đi không làm mất chức năng của nhóm gân cơ đó. Đây là nguồn gân ghép đƣợc sử dụng rộng rãi nhất để tái tạo DCCT.

Ưu điểm:

- Là tổ chức của chính bản thân ngƣời bệnh nên khả năng đồng hóa nhanh, quá trình tái cấu trúcthành dây chằng có thể khơng qua giai đoạn thối hóa mảnh ghép [90].

- Sử dụng gân ghép tự thân khơng bị nguy cơ truyền bệnh, khơng có các phản ứng miễn dịch.

- Vì khơng mất chi phí mua gân nên giảm chi phí của phẫu thuật.

Nhược điểm:

-Nhƣợc điểm chính của gân tự thân là gây tổn thƣơng cho vùng lấy gân. -Giới hạn về số lƣợng và kích thƣớc mảnh ghép tùy thuộc vào từng cá thể. -Thời gian phẫu thuật sẽ dài hơn do mất thời gian để lấy gân.

Các mảnh ghép tự thân phổ biến thƣờng đƣợc sử dụng trong phẫu thuật tái tạo DCCT bao gồm: Gân bánh chè, gân Hamstring, gân tứ đầu đùi. Trong đó gân Hamstring đƣợc sử dụng rộng rãi nhất nhờ đặc điểm cơ sinh học của nó, và sự tổn thƣơngtại vùng cho gân khơng đáng kể.

1.3.4.2. Mảnh ghép gân đồng loại (Allograft):

Gân đồng loại đã đƣợc sử dụng trong phẫu thuật tái tạo DCCT trên 20 năm nay. Shino [91], Noyes [92] đã thông báo các kết quả lâm sàng tốt khi dùng gân đồng loại tái tạo DCCT từ những năm đầu 1990s. Từ đó gân đồng loại đã dƣợc sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật tái tạo dây chằng.

Sử dụng gân đồng loại trong phẫu thuật tái tạo DCCT có rất nhiều ƣu điểm:

- Không phải lấy gân của bản thân ngƣời bệnh nên không bị các tổn thƣơng tại vùng cho gân, không mất chức năng của gân bị dùng làm mảnh ghép.

- Đƣờng rạch da nhỏ, thời gian phẫu thuật nhanh hơn do không phải mất thời gian cho việc lấy gân.

-Có thể đáp ứng đƣợc nguồn gân cho phẫu thuật tái tạo nhiều dây chằng, nhƣ bệnh nhân trật gối, bệnh nhân tổn thƣơng nhiều dây chằng phối hợp: DCCT, dây chằng chéo sau, phức hợp sau ngoài….

-Với sự sẵn có đa dạng về kích thƣớc mảnh ghép, có nút xƣơng hay khơng có nút xƣơng, gân đồng loại có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu tùy theo sở trƣờng của phẫu thuật viên, cũng nhƣ yêu cầu của phẫu thuật, của ngƣời bệnh.

Tuy nhiên bên cạnh các ƣu điểm thì mảnh ghép gân đồng loại cịn có những nhƣợc điểm cần chú ý:

- Nguy cơ truyền bệnh và nhiễm trùng

- Phản ứng miễn dịch của cơ thể với mảnh ghép - Chậm tái tạo và đồng hóa với cơ thể

- Tăng giá thành phẫu thuật.

Các mảnh ghép gân đồng loại hay đƣợc sử dụng nhất bao gồm: gân bánh chè, gân Achilles, gân Hamstring, gân chày trƣớc, gân chày sau, gân mác bên dài.

1.3.4.3. Mảnh ghép gân tổng hợp:

Trong những năm 1980s và đầu 1990s, nhằm khắc phục các nhƣợc điểm của mảnh ghép gân tự thân (liên quan tới sự tổn thƣơng của vùng cho gân) và mảnh ghép gân đồng loại (liên quan tới nguy cơ nhiễm trùng, truyền bệnh, chậm đồng hóa..) mảnh ghép gân tổng hợp đã đƣợc sử dụng phổ biến.

Ƣu điểm của mảnh ghép gân tổng hợp bao gồm: - Mảnh ghép khỏe, độ bền cao.

- Không bị tổn thƣơng do vùng cho gân. - Nguồn cung cấp không hạn chế.

- Kỹ thuật phẫu thuật dễdàng hơn.

Các mảnh ghép tổng hợp đã từng đƣợc sử dụng bao gồm: dây chằng nhân tạo Các-bon, Dacron, Gore- tex, Kennedy LAD, Leed- Keio, LASR…

Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng các phát hiện trên lâm sàng nhƣ: sự không dung nạp của cơ thể, tình trạng tràn dịch khớp trƣờng diễn, nhiễm trùng muộn, tỉ lệ phẫu thuật lại cao, kèm theo là tăng giá thành phẫu thuật đã khiến cho mảnh ghép gân tổng hợp khơng cịn đƣợc sử dụng nữa [67], [89]

Các nghiên cứu và phân tích trong lịch sử dây chằng nhân tạo đã đặt cơ sở cho các nghiên cứu trong tƣơng lai để tìm chất liệu thay thế dây chằng với đặc tính lý hóa tốt nhất. Nghiên cứu trong lĩnh vực dây chằng nhân tạo đã chứng tỏ rằng yều cầu về đặc tính quan trọng nhất của các chất liệu này là sự tƣơng thích sinh học (Sự ổn định hóa học, độ trùng hợp hóa, khơng có các chất phụ gia hịa tan, sự hấp thụnƣớc thấp, có các lỗ cho nguyên bào sợi phát triển xen vào), bên cạnh đó đặc tính cơ sinh học càng giống với DCCT nguyên bản càng tốt [93].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bằng gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)