Thực trạng đảm bảo tiền vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại SGD I – NHCTVN.doc (Trang 27 - 42)

1. Khái quát chung về sg di nhctvn –

2.3. Thực trạng đảm bảo tiền vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

doanh tại SGD I - NHCTVN

2.3.1. Các biện pháp đảm bảo tiền vay áp dụng tại SGD I - NHCTVN

Có thể nói việc lựa chọn khách hàng vay là biện pháp quan trọng nhất trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay. Do đó, bất kỳ khách hàng nào đến với Ngân hàng, các cán bộ tín dụng đều phải đánh giá khách hàng trên các khía cạnh tài chính và phi tài chính, đồng thời thẩm định phơng án s dụng vốn vay. Tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng, uy tín của khách hàng cũng nh hiệu quả của dự án mà chi nhánh quyết định hình thức bảo đảm sao cho hợp lý. Tuy nhiên, một phần do hạn chế từ phía khung pháp lý, mặt khác do sự dè dặt của các cán bộ tín dụng nên chi nhánh không áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản mà thờng yêu cầu khách hàng sẵn sàng chấp nhận những điều kiện về tài sản kèm theo. Vì lẽ đó, các điều kiện về tài sản mà khách hàng phải thực hiện khi vay vốn Ngân hàng bao gồm:

2.3.1.1.Hình thức đảm bảo bằng tài sản

Hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay.

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay là hình thức bảo đảm tiền vay chủ yếu mà chi nhánh áp dụng đối với khách hàng tham gia vay vốn đặc biệt là vốn trung và dài hạn.

Do đặc điểm của chi nhánh là hoạt động trên địa bàn đông dân c, là nơi tập trung nhiều trụ sở và cơ quan hành chính nên các khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng thờng đợc Ngân hàng lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp là nhà ở, quyền sử dụng đất. Các tài sản này đều có thị trờng chuyên dụng để mua bán, giao dịch, mặt khác việc phát mại các tài sản thế chấp này ngày càng thuận lợi do việc thẩm định và quản lý dễ dàng, nhu cầu của xã hội ngày càng tăng. Một số tài sản khác đợc phép thế chấp theo quy định nhng không thờng đợc chấp nhận do khi phát mại gặp

phải nhiều khó khăn về thủ tục và quy trình xử lý cũng nh hạn chế về khả năng, trình độ của cán bộ thẩm định.

Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp năm 2003

Đơn vị: triệu đồng

Loại tài sản thế chấp % Cho vay Thu nợ D nợ Nhà ở 86,5 329534 254065 75469 Quyền sử dụng đất 13,5 51458 45790 5668 Tổng cộng 100 380992 299855 81137

Phần lớn các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp mà Ngân hàng cung cấp đều tồn tại dới hình thức thế chấp nhà ở (chiếm tỷ trọng 86,5% trong tổng doanh số cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp). Nguyên nhân là do loại tài sản này thực hiện bảo đảm thì thuận lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng:

Về phơng diện khách hàng: Việc thế chấp nhà hầu nh không ảnh hởng gì đến phơng án hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nh sinh hoạt hàng ngày của bên bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm tơng đối lớn nên khách hàng có thể dùng để bảo đảm đủ nhu cầu vay vốn của mình. Hơn nữa chi phí thẩm định và định giá tài sản là không đáng kể so với giá trị của tài sản đó.

Về phía Ngân hàng : Thuận lợi lớn nhất đối với Ngân hàng là loại tài sản bảo đảm này dễ thẩm định, có thể xác định quyền sở hữu tài sản một cách khá chính xác, giá trị bảo đảm cao nên rủi ro với chính nó là rất thấp. Ngân hàng có khả năng xem xét tính thị trờng của tài sản bảo đảm và việc quản lý tài sản đơn giản. Việc mua bán chuyển nhợng tài sản là nhà ở nớc ta tơng đối thông dụng.

Loại tài sản bảo đảm là nhà ở hiện nay phổ biến nhất trong các Ngân hàng là do u điểm của loại tài sản này hơn hẳn các loại tài sản khác. Mặt khác điều kiện nớc ta hiện nay về cơ bản là nớc nghèo, lạc hậu, các loại tài sản chuyên dụng cha phát triển. Do đó nhà ở nh là tài sản lớn nhất của chủ

thể kinh doanh. Hơn nữa về phía Ngân hàng thì nhận tài sản thế chấp là nhà ở dễ phát mại, vì vậy mà việc đem thế chấp nhà là thích hợp, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh.

Nhng hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đang trong giai đoạn triển khai nên tỷ lệ đất đợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn khiêm tốn.

Song song với việc thế chấp nhà thì thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo cho khoản vay cũng đợc Ngân hàng áp dụng khá nhiều. Khách hàng muốn thế chấp giá trị quyến sử dụng đất để vay vốn thì phải có đầy đủ giấy tờ có liên quan đến đất đó, hợp đồng bảo đảm phải có công chứng hay chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền đề khi có tranh chấp xảy ra, Ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm. Chính vì vậy, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất còn hạn chế (chiếm tỷ trọng 13,5%).

Hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba (bảo lãnh).

Mặc dù chi nhánh luôn coi bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba cũng chỉ là hình thức bảo đảm tiền vay giống nh hình thức trên nhng số món vay có bảo đảm bằng hình thức này còn khá khiêm tốn. Hình thức bảo đảm này thờng đợc các công ty TNHH, Công ty cổ phần và các công ty t nhân áp dụng khi vay vốn chi nhánh để đầu t cho các dự án trung và dài hạn. Vì các dự án này cần một lợng vốn tơng đối lớn, trong khi đó vốn tự có của các công ty th- ờng rất nhỏ, nên khi vay vốn Ngân hàng, họ thờng kêu gọi sự bảo lãnh của những thành viên trong công ty ( đối với công ty TNHH và công ty cổ phần) và của ngời thân sở hữu công ty( đối với công ty t nhân). Các tài sản của bên bảo lãnh cùng với các tài sản cầm cố hoặc thế chấp của công ty cùng trở thành tài sản bảo đảm khoản vay.

Nghị định 178 của Chính phủ quy định việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với loại cho vay trung và dài hạn bởi đây là hình thức bảo đảm có nhiều rủi ro hơn cầm cố, thế chấp tài sản, do khi phát tiền vay cha có tài sản bảo đảm. Hơn nữa, việc quản lý trong quá trình hình thành tài sản tuỳ thuộc vào điều kiện và trình độ quản lý của chi nhánh. Do đó, phòng tín dụng ngoài quốc doanh chỉ áp dụng hình thức bảo đảm này đối với các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài với chi nhánh, khi các khoản tiền vay trớc đó đã đợc bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố.

2.3.1.2.Đảm bảo tiền vay trong trờng hợp cho vay không có TSBĐ

Việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản ở chi nhánh SGD I hiện nay chỉ dành cho các đối tợng là khách hàng truyền thống của Ngân hàng, đó là các Tổng công ty nh Tcty bu chính viễn thông, Tcty đờng sắt, Tcty điện lực. Doanh số cho vay đối với các đối tợng này chiếm tỷ trọng lớn (chiếm tới 80% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng). Đây là loại vay đợc đánh giá từ phía Ngân hàng là có tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đợc chi nhánh quan tâm cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

2.3.2.Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các DNNQD của SGD I NHCTVN

Năm 2001 Tỷ trọng % 2002 Tỷ trọng % 2003 Tỷ trọng % Vốn huy động 12 095 746 13 927 663 15 158 191 Cho vay Trong đó: - Dn quốc doanh

- Dn ngoài quốc doanh

- Dân c 2 056 923 1 752 845 301 069 3 009 100 85,2 14,6 0,2 2 186 543 1 824 157 359 165 3 221 100 83,4 16,4 0,2 2 345 722 1 943 863 397 650 4 209 100 82,8 17 0,2

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy mặc dù Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhng tỷ lệ cho vay của SGD I đối với khu vực này vẫn rất thấp chỉ chiếm tỷ trọng 14,6%(2001), 16,4%(2002) và 17%(2003). Vậy tại sao lại có tình trạng này?

Ví dụ sau có thể giúp hiểu rõ nguyên nhân tại sao hoạt động cho vay đối với các DNNQD của SGD I lại chiếm tỷ trọng thấp:

Công ty TNHH Ngọc Khánh trình dự án vay vốn lên SGD I để vay 1.800 triệu đồng trong thời gian 06 tháng (từ 13/02/2004 đến 13/08/2004) với TSBĐ tiền vay là một căn hộ trị giá 2. 598 triệu đồng. Tại SGD I lập bộ hồ sơ gồm các giấy sau:

- Đơn yêu cầu đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

- Biên bản định giá tài sản bảo lãnh vay vốn Ngân hàng.

- Hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

- Tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay.

- Biên bản hợp đồng tín dụng.

Trớc khi giám đốc SGD I ký quyết định cho vay, công ty Ngọc Khánh cần phải nộp cho Ngân hàng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH Ngọc Khánh, giấy quyết định bầu giám đốc công ty, biên bản họp sáng lập viên, bảng cân đối kế toán và bảng kết quả sản xuất kinh doanh trong hai năm 2002, 2003 đồng thời công ty Ngọc Khánh phải trình Ngân hàng giấy đề nghị vay vốn, phơng án vay vốn lu động, và các hợp đồng mua nguyên vật liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng kinh tế của công ty với các đối tác khác, hợp đồng bảo lãnh thế chấp tài sản đã có sự xác nhận của phòng công chứng.

Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ định giá tài sản bảo lãnh đồng thời yêu cầu công ty Ngọc Khánh nộp cho Ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất từ đó lập tờ trình thẩm định và kết luận của mình gửi lên tr- ởng phòng tín dụng. Giám đốc SGD I sau khi nhận đợc tờ trình thẩm định từ trởng phòng tín dụng và ký quyết định đồng ý cho công ty Ngọc Khánh vay vốn thì hai bên sẽ lập hợp đồng tín dụng. Trên cơ sở hợp đồng tín dụng, Ngân hàng sẽ lập giấy nhận nợ (chủ yếu là xác nhận lại các thông tin trong hợp đồng tín dụng). Quan trọng trong giấy nhận nợ phải có đầy đủ chữ ký của bên nhận nợ, của cán bộ tín dụng ngân hàng, của trởng phòng tín dụng và chữ ký của giám đốc SGD I.

Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố là máy móc, thiết bị cũng đợc SGD I áp dụng nhng không nhiều (tỷ trọng 24,1%).Bởi vì những tài sản cầm cố loại này ở nớc ta còn lạc hậu, có tính hao mòn nhanh đặc biệt là hao mòn vô hình. Nếu có máy móc hiện đại thì giá trị của nó lại có xu hớng biến động lớn, khó dự đoán trớc, phụ thuộc rất lớn vào sự ra đời của công nghệ mới. Hơn nữa với trình độ của các cán bộ tín dụng hiện nay thì việc xác định giá trị của loại tài sản này rất khó có thể thực hiện đợc.

2.3.3. Quy trình đảm bảo tiền vay bằng tài sản của khách hàng tại chi nhánh SGD I

Bằng nhiều biện pháp đảm bảo tài sản cho khoản tiền vay và có rất nhiều loại tài sản đợc dùng để đảm bảo tiền vay ở SGD I – NHCTVN nhng với bất kỳ biện pháp bảo đảm nào thì khi cho vay có đảm bảo, chi nhánh SGD I đều thực hiện theo các bớc sau:

2.3.3.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm.

Khi nhận hồ sơ TSBĐ, cán bộ tín dụng cần kiểm tra các yếu tố:

- Đủ loại và đủ số lợng theo yêu cầu.

- Có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan liên quan.

- Phù hợp về mặt nội dung giữa các loại tài liệu trong hồ sơ.

2.3.3.2. Thẩm định tài sản bảo đảm.

Cán bộ tín dụng cần làm rõ những vấn đề sau:

- Tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới TSBĐ.

- Nguồn gốc của TSBĐ, đặc điểm của TSBĐ.

- Quyền sở hữu tài sản/quyền sử dụng đất của bên bảo đảm.

- Tài sản đợc phép giao dịch và hiện không có tranh chấp.

- Tài sản dễ bán/dễ chuyển nhợng.

2.3.3.3. Xác định giá trị tài sản và lập hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Việc xác định giá trị TSBĐ nhằm làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay.

2.3.3.4. Công chứng, chứng thực hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và đăng ký, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm. và đăng ký, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm.

2.3.3.5. Bàn giao tài sản bảo đảm và hồ sơ tài sản bảo đảm.2.3.3.6. Quản lý tài sản bảo đảm và các loại giấy tờ liên quan. 2.3.3.6. Quản lý tài sản bảo đảm và các loại giấy tờ liên quan. 2.3.3.7. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

2.4. Đánh giá hoạt động công tác bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sgd i nhctvn

2.4.1. Kết quả thực hiện

Nh đã biết, bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Chi nhánh SGD I yêu cầu khách hàng tín dụng thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm mục đích:

- Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của Bên vay.

- Phòng ngừa rủi ro khi phơng án trả nợ dự kiến của Bên vay không thực hiện đợc, hoặc xảy ra các rủi ro không lờng trớc.

- Phòng ngừa gian lận.

Thực tế đã chứng minh đợc những biện pháp bảo đảm tiền vay mà SGD I áp dụng đã phát huy đợc hiệu quả rõ rệt. Năm 2003 là một năm rất thành công của chi nhánh SGD I khi mà mọi chỉ tiêu kinh doanh đều vợt so với kế hoạch, nợ tồn đọng của Ngân hàng đã giảm so với năm 2002. Các biện pháp này thu đợc kết quả nh vậy là do những chính sách rất hợp lý của Ngân hàng.

2.4.2. Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những thành công do việc áp dụng tốt các biện pháp phòng ng- à rủi ro, quá trình thực hiện đảm bảo tiền vay còn có nhiều hạn chế:

2.4.2.1. Thời gian, thủ tục còn phiền hà.

Ví dụ trên phần nào đã cho thấy việc vay vốn Ngân hàng mất nhiều thời gian và gặp nhiều thủ tục phiền hà. Để vay đợc vốn của Ngân hàng, doanh nghiệp phải lên Sở Kế hoạch và Đầu t thành phố Hà Nội xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lên Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội để xin dấu cho quyết định bầu giám đốc công ty và biên bản họp sáng lập viên, lên phòng công chứng để chứng thực các giấy tờ liên quan đến TSBĐ …

2.4.2.2. Việc định giá còn mang tính chủ quan.

Việc định giá TSBĐ tiền vay của SGD I chủ yếu dựa trên sự đánh giá của cán bộ phòng tín dụng mà cha có một bộ phận nào chuyên chịu trách nhiệm thẩm định TSBĐ.

2.4.2.3. Việc xử lý các TSBĐ còn gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp khi thế chấp tài sản để vay vốn đều không có đủ giấy tờ hợp lệ (vì nếu Ngân hàng thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn để cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì hầu hết các DNNQD sẽ không

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại SGD I – NHCTVN.doc (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w