NGUY CƠ TỪ NHỮNG NGÔI NHÀ KÍN

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo dục bảo vệ môi trường (Trang 48 - 56)

IV. Tư liệu phục vụ GDMT

NGUY CƠ TỪ NHỮNG NGÔI NHÀ KÍN

Số 113, ngày 20 / 09/2003

Xã hội phát triển, dân số càng sinh sôi thì những ngôi nhà hình ống mọc lên ngày càng nhiều. Và khi diện tích thu hẹp lại, hệ quả tất yếu là không gian càng trở nên ngột ngạt. Cùng với nhiều vấn đề phát sinh từ cuộc sống hiện đại, nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ung thư phổi từ những ngôi nhà kín đã đến lúc cần cảnh báo.

Rađôn là một loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, không màu, không mùi sinh ra từ sự phân rã phóng xạ của uran, có ở hầu khắp mọi nơi trong không khí. Rađôn thoát qua các vết rạn và lỗ trống rất nhỏ trên mặt đất rồi khuếch tán vào không khí, từ đó con người hít phải. Đó là hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống.

* Vì sao nhà kín nguy hiểm ?

Trong lượng chất phóng xạ mà con người nhận vào cơ thể thì 65% là phóng xạ tự nhiên, trong đó khí rađôn chiếm tới 47%. Mặt khác, khi phân rã, rađôn phóng ra một lượng phóng xạ dưới dạng các hạt alpha mà nếu cùng hít một lượng như nhau thì các hạt alpha sẽ gây tổn thương về mặt sinh học gấp 20 lần các hạt khác (như hạt bêta, tia gama, tia X). Và như thế, nếu nồng độ khí rađôn trong không khí càng cao và thời gian chúng ta hít thở bầu không khí chứa rađôn càng dài thì nguy cơ bị ung thư phổi càng lớn. Cơ chế gây ra ung thư phổi là : Khi chúng ta hít phải khí rađôn và các hạt nhân con của nó, một số phân rã phóng xạ sẽ xảy ra ở trong phổi của chúng ta. Các hạt alpha được sinh ra có thể gây tổn hại đến mô của phổi, phá huỷ các DNA, tức làm biến đổi các gene sản xuất ra tế bảo phổi, từ đó dẫn đến ung thư phổi.

Theo nghiên cứu của Ban an toàn bức xạ và Hạt nhân - Bộ Khoa học & Công nghệ, trong những ngôi nhà kín, nồng độ khí rađôn cao gấp nhiều lần so với không khí ngoài trời. Bình thường, nồng độ rađôn trong không khí khoảng 10 Bq/m3, nghĩa là nếu ta tập hợp một trăm triệu triệu triệu (1020) phân tử không khí (khoảng một thìa càphê đầy) mới có thể tìm thấy khoảng 10 nguyên tử

rađôn trong đó. Còn trong nhà, nồng độ rađôn có thể từ 20 lên tới 10.000 Bq/m3, thậm chí còn cao hơn nữa do hiệu ứng "bẫy rađôn". Với những ngôi nhà "hộp" xuất hiện ngày càng nhiều ở các đô thị như hiện nay, cộng thêm với việc sử dụng điều hoà không khí trở nên phổ biến thì không khí trong các căn phòng càng khó lưu thông, đặc biệt việc hút thuốc lá trong phòng kín là điều kiện để nồng độ rađôn tăng cao. Nồng độ khí rađôn trong nhà cao còn do nhà được xây từ vật liệu lấy từ nguồn có chất phóng xạ, hoặc xây trên nền đất có nguồn phóng xạ. Nhiều nước đã khuyến cáo rằng, nồng độ rađôn trung bình hàng năm trong một ngôi nhà không nên vượt quá 200 Bq/m3 (mức can thiệp).

* Có hay không nguy cơ từ khí rađôn ?

Tuy nhiên, nếu bình thường, nồng độ khí rađôn ở trong nhà chưa đủ để gây nguy cơ ung thư phổi cho con người. Bởi nếu sống trong không khí có nồng độ rađôn khoảng 150 Bq/m3 trong một năm thì có khoảng 28 người chết vì ung thư phổi trên 1 triệu dân. Vậy nếu sống trong một ngôi nhà có nồng độ rađôn khoảng 20Bq/m3 trong 1 năm, nguy cơ bị chết vì ung thư phổi chỉ khoảng 4/1.000.000. Theo một cuộc điều tra do Ban an toàn bức xạ và hạt nhân - Bộ Khoa học & Công nghệ và Trung tâm kỹ thuật An toàn bức xạ và Môi trường - Viện khoa học kỹ thuật hạt nhân tiến hành với 300 nhà dân ở HN năm 1995, nồng độ khí rađôn trong nhà trung bình khoảng 27 Bq/m3, chỉ có 1- 2 nhà có nồng độ rađôn cao hơn mức bình thường : khoảng 130-140 Bq/m3 do những ngôi nhà làm bằng gạch xỉ than. Một điều tra khác do Cục Địa chất tiến hành cho thấy một số nơi ở nước ta có nồng độ rađôn cao bất thường như ở thị trấn Triệu Phong - Đông Hà - Quảng Trị có nồng độ rađôn 171-249 Bq/m3 do trong vật liệu xây dựng có chứa phóng xạ cao ; nồng độ rađôn ở công ty khai thác khoáng sản Thừa Thiên Huế là 137-145 Bq/m3 do ở đây dùng đất thải của xưởng tuyển sa khoáng để đắp nền, một số nhà dân, quán nước khu vực bãi tắm

Hội An có nồng độ rađôn khoảng 155 Bq/m3 do nền nhà dùng cát chứa sa khoáng có nhiều phóng xạ…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hào Quang - Trung tâm kỹ thuật An toàn bức xạ và Môi trường - Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân, nồng độ rađôn trong nhà ở các thành phố lớn hơn trong những năm gần đây chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể do sự xuất hiện ngày càng nhiều của kiểu nhà hộp, kín cổng cao tường, xây trên diện tích chật hẹp, những ngôi nhà luôn luôn đóng kín vì sử dụng điều hoà. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay lại chưa hề chú ý đến nguy cơ tiềm ẩn của khí rađôn.

Không chỉ có nguy cơ từ những ngôi nhà kín, không thông thoáng mà nguy cơ từ việc sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý cũng rất cao (trong khi ở vùng sâu, vùng xa nước ta, ở những nơi thiếu nước sinh hoạt thì điều này rất dễ xảy ra) mà chỉ cần áp dụng cách xử lý đơn giản nhất, lượng rađôn trong nước đã có thể giảm tới 90-95%. Đo nồng độ rađôn trong suối nước khoáng ở Thanh Thuỷ (Phú Thọ) thấy nồng độ này trong nước lên tới 100.000-130.000 Bq/m3 ( thông thường nồng độ rađôn trong nguồn nước khoảng 4.000-5.000 Bq/m3). Tuy vậy, khi đánh giá nguồn nước hiện chúng ta mới chỉ chú ý đến nồng độ rađium (được coi là "mẹ" của khí rađôn).

* làm thế nào để giảm nộng độ khí rađôn ?

Ông Đặng Thanh Lương - Ban An toàn bức xạ và hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Hầu hết các ngôi nhà có nồng độ rađôn cao thì phần lớn lượng rađôn đều phát ra từ nền nhà. Vì vậy một phương pháp để giảm mức rađôn trong nhà là tăng cường thông gió cho không gian dưới nền nhà. Điều đó có thể thực hiện bằng cách mở rộng các ô thông gió trên các bức tường, như thế sẽ cho phép sự dịch chuyển không khí tự nhiên được dễ dàng (trong trường hợp các tường chịu lực thì phải tuân theo các qui phạm xây dựng thích hợp). Những ngôi nhà được xây dựng trên các tấm sàn bêtông cần có nhiều cửa sổ

thông gió, trong nhiều trường hợp phải sử dụng thông gió cưỡng bức (cần biện pháp cải tạo riêng và phù hợp). Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu xây dựng cũng rất quan trọng vì nếu sử dụng vật liệu xây dựng (đất, đá, cát…) lấy từ nguồn có chất phóng xạ, không qua kiểm định thì nồng độ rađôn trong nhà chắc chẵn sẽ rất cao. Đặc biệt nhà càng kín (như những ngôi nhà sử dụng điều hoà không khí), lại thêm hút thuốc ở trong nhà thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người sống trong căn nhà đó sẽ tăng lên rõ rệt.

Sống trong một ngôi nhà gỗ hoặc một ngôi nhà được xây dựng trên các cột (nhà sàn) được thông gió tốt, chúng ta sẽ không phải lo lắng về ảnh hưởng của khí rađôn đối với sức khoẻ.

Nhà máy điện nguyên tử

Nhà máy điện nguyên tử hay nhà máy điện hạt nhân là một nhà mỏy tạo ra điện năng ở quy mụ cụng nghiệp, sử dụng năng lượng thu được từ phản ứng hạt nhõn

INCLUDEPICTURE "http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/ 4/4e/Nuclear_Power_Plant_Cattenom.jpg/240px-Nuclear_Power_Plant_Catten om.jpg" \* MERGEFORMATINET

Nhà máy điện nguyên tử ở Cattenom, Phỏp. Cỏc ống khúi đang nhả ra hơi nước khụng phúng xạ từ thỏp làm nguội. Lũ phản ứng hạt nhõn được đặt trong các ngôi nhà hỡnh ống trũn.

.

Các loại máy điện nguyên tử phổ biến hiện nay thực tế là nhà máy nhiệt điện, chuyển tải nhiệt năng thu được từ phản ứng phõn hủy hạt nhõn thành điện năng. Đa số thực hiện phản ứng dõy chuyền có điều khiển trong lũ phản ứng

nguyờn tử phõn hủy hạt nhõn với nguyên liệu ban đầu là đồng vị Uran 235 và

sản phẩm thu được sau phản ứng thường là Pluton, cỏc neutron và năng lượng nhiệt rất lớn. Nhiệt lượng này, theo hệ thống làm mát khép kín (để tránh tia phúng xạ rũ rỉ ra ngoài) qua cỏc máy trao đổi nhiệt, đun sụi nước, tạo ra hơi nước ở ỏp suất cao làm quay cỏc turbine hơi nước, và do đó quay máy phát điện, sinh ra điện năng.

Khi quỏ trỡnh sản xuất vả xử lý chất thải được bảo đảm an toàn cao, nhà máy điện nguyên tử sẽ có thể sản xuất năng lượng điện tương đối rẻ và sạch so với các nhà máy sản xuất điện khác, đặc biệt nó có thể ít gây ô nhiễm môi trường hơn các nhà máy nhiệt điện đốt than hay khớ thiờn nhiờn.

Thảm họa Chernobyl

Thảm hoạ nguyờn tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 thỏng 4 năm 1986

khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy cũn là một phần của Liờn bang Xụ viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhõn trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do khụng cú tường chắn, đám mây bụi phúng xạ tung lờn từ nhà mỏy lan rộng ra nhiều vựng phớa tõy Liờn bang Xụ viết, Đông và Tõy Âu, Scandinav, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vựng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đó rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đó rơi xuống bên ngoài lónh thổ ba nước cộng hoà Xô

viết . Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.

Vũ khớ hạt nhõn

Vũ khớ hạt nhõn (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khớ hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nú do cỏc phản ứng phõn hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thỡ cú thể phỏ hủy một vựng với bỏn kớnh 100 - 160 km. Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị thế chiến: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 cú tờn là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau cú tờn là Fat Man và được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từ plutonium.

Hơn hai ngàn vụ nổ hạt nhõn sau đó là do việc thử nghiệm hạt nhõn, chủ yếu là do các quốc gia sau đây thực hiện: Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

INCLUDEPICTURE "http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb /e/e0/Nagasakibomb.jpg/250px-Nagasakibomb.jpg" \* MERGEFORMATINET

Đám mây hỡnh nấm do quả bom nguy n tờ ử nộm xuống Nagasaki, Nh t B nậ ả v o nà ăm 1945 cao đến 18 km..

Các nước hiện nay công bố có vũ khí hạt nhõn là Hoa Kỳ, Nga, Phỏp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Thêm vào đó, Israel có nhiều dấu hiệu chứng tỏ sở hữu bom hạt nhân mặc dù chưa bao giờ chính thức thừa nhận. Gần đây, CHDCND Triều Tiờn cũng công bố đó chế tạo được vũ khí hạt nhân. Ukraina cũng cú thể sở hữu một quả bom hạt nhõn cũ từ thời Liờn Xụ do sai lầm của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Việc phi quõn sự húa năng lượng hạt nhân đó được đề xuất cho rất nhiều các ứng dụng dân sự.

Ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân

Năng lượng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân thoát ra ở bốn loại sau đây: Áp lực — 40-60% tổng năng lượng

Bức xạ nhiệt — 30-50% tổng năng lượng

Bức xạ ion — 5% tổng năng lượng

Bức xạ dư (bụi phóng xạ) — 5-10% tổng năng lượng

Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân được đo bằng kiloton hoặc megaton - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ TNT (tri-nitro-toluen). Vũ khí phân hạch đầu tiên có sức công phá đo được là vài ngàn kiloton, trong khi vụ nổ bom khinh khí lớn nhất đo được là 10 megaton. Trên thực tế vũ khí hạt nhân có thể tạo ra các sức công phá khác nhau, từ nhỏ hơn một kiloton ở các vũ khí hạt nhân cầm tay như Davy Crockett của Hoa Kỳ cho đến 54 megaton như Bom Sa hoàng (Tsar-Bomba) của Liờn Xụ ( vào ngày 30/10/1961 ).

Hiệu ứng quan trọng nhất của vũ khí hạt nhân là áp lực và bức xạ nhiệt có cơ chế phá hủy giống như các vũ khí quy ước. Sự khác biệt cơ bản là vũ khí hạt nhân có thể giải thoát một lượng lớn năng lượng tại một thời điểm. Tàn phá chủ yếu của bom hạt nhân không liên quan trực tiếp đến quá trỡnh hạt nhõn giải thoỏt năng lượng mà liên quan đến sức mạnh của vụ nổ.

Mức độ tàn phá của ba loại năng lượng đầu tiên khác nhau tùy theo kích thước của bom. Bức xạ nhiệt suy giảm theo khoảng cách chậm nhất, do đó, bom càng lớn thỡ hiệu ứng phỏ hủy do nhiệt càng mạnh. Bức xạ ion bị suy giảm nhanh chúng trong khụng khớ, nờn nú chỉ nguy hiểm đối với các vũ khí hạt nhân hạng nhẹ. Áp lực suy giảm nhanh hơn bức xạ nhiệt nhưng chậm hơn bức xạ ion

(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo dục bảo vệ môi trường (Trang 48 - 56)

w