CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.3. Thảo luận về mức độ hiệu quả kỹ thuật
Bảng 4.8 thống kê mức độ hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa của các hộ nông dân Việt Nam năm 2012.
Bảng 4.8 Mức độ hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa của các hộ nông dân Việt Nam, năm 2012
Hiệu quả kỹ thuật (TE,%) Số hộ gia đình Tỷ lệ phần trăm (%)
90 < 𝑇𝐸 ≤ 100 901 27,17
80 < 𝑇𝐸 ≤ 90 1.388 41,86
60 < 𝑇𝐸 ≤ 70 237 7,15 50 < 𝑇𝐸 ≤ 60 165 4,97 𝑇𝐸 ≤ 50 144 4,34 TE trung bình 81,81 TE nhỏ nhất 18,05 TE lớn nhất 97,47
Nguồn: tính tốn của tác giả từ bộ dữ iệu VHLSS 2012 (n =3.316), theo phương trình
Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ trồng lúa trong nghiên cứu là 81,81% so với mức sản lượng biên, mức độ dao động từ 18,05% đến 97,47%. Kết quả ước tính cho thấy các hộ đều hoạt động dưới mức hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa tại Việt Nam ở mức tương đối cao, với phần lớn các hộ gia đình có mức hiệu quả kỹ thuật lớn hơn 80% (chiếm 69,03%) trong 3.361 hộ được nghiên cứu. Nhìn chung, các hộ vẫn cần cải thiện hiệu quả kỹ thuật hơn nữa, với các nguồn lực hiên có và kỹ thuật phù hợp thì sản lượng của hộ trồng lúa vẫn có khả năng tăng thêm 23,62%.
Bảng 4.9 So sánh hiệu quả kỹ thuật trung bình giữa các vùng Vùng Số quan sát Mức TE trung bình
ĐBSH 805 85,059%
ĐBSCL 531 84,695%
Vùng khác 1.980 79,716%
Nguồn: tính tốn của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2012 (n= 3.316)
* Kruskal-Wallis equality-of-populations rank test: Prob>chi2 = 0.0001, ở mức ý nghĩa 1% có thể kết luận rằng có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật giữa các vùng. (Phụ lục 4)
Nông dân cả hai vùng ĐBSH và ĐBSCL có hiệu quả kỹ thuật sản xuất trung bình ở mức cao. Hiệu quả kỹ thuật trung bình vùng ĐBSCL thấp hơn hiệu quả kỹ thuật trung bình vùng ĐBSH khơng đáng kể. Như phân tích ở Bảng 4.1 và Bảng 4.4, mặt dù diện tích canh tác nhỏ hơn 0.25hecta nhưng năng suất lúa bình quân tại
khu vực ĐBSH cao hơn tại ĐBSCL, trình độ học vấn của người dân vùng ĐBSH cũng cao hơn nên khả năng nắm bắt kỹ thuật, quản lý sản xuất tốt hơn so với vùng ĐBSCL. Điều này tương tự như một số nghiên cứu mối quan hệ nghịch đảo giữa quy mô sản xuất và hiệu quả kỹ thuật của Bravo-Ureta (1995), Van Zyl (1995), Djato (1996), tuy nhiên sự khác biệt ở đây không rõ nếu chưa xét đến các đặc điểm khác của hai vùng.
Bảng 4.10 Hiệu quả kỹ thuật theo diện tích đất canh tác Diện tích đất canh tác Số hộ TE trung bình (%) Diện tích đất canh tác Số hộ TE trung bình (%)
< 0.25 hecta 1.913 82,15
0.25-0.5 hecta 820 81,06
0.5-1 hecta 326 81,32
1-3 hecta 214 81,80
> 3hecta 43 84,92
Nguồn: tính tốn của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2012 (n= 3.316)
* Kruskal-Wallis equality-of-populations rank test: Prob>chi2 = 0.0036, ở mức ý nghĩa 1% có thể kết luận rằng có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật giữa các diện tích đất canh tác khác nhau. (Phụ lục 5 ).
Tuy nhiên, chưa thể kết luận rằng quy mô đất canh tác lớn sẽ có hiệu quả hơn so với quy mô đất nhỏ.