.3 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa việt nam (Trang 32 - 40)

Tác giả Đề tài ghiên cứu Phương pháp Kết quả

Coelli và Battese (1996)

Xác định các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật ảnh hưởng đến nông dân Ấn độ -Hàm sản xuất - SFA -Phương pháp tiếp cận một giai đoạn. TE: 73%

Quy mô nông trại, tuổi và trình độ học vấn của nông dân Ajibefu n và cộng sự (1996)

Điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng trọt nhỏ ở Nigeria -Hàm sản xuất - SFA -Phương pháp tiếp cận một giai đoạn. TE: 82%

Quy mô nông trại, tuổi của chủ hộ và tỷ lệ lao động thuê ngoài được sử dụng

Seyoum và cộng sự (1998)

Hiệu quả kỹ thuật và năng suất lao động trồng ngơ ở phía Tây Ethiopia -Hàm sản xuất - SFA -Phương pháp tiếp cận một giai TE Trình độ học vấn của nông dân

đoạn. Weir và Knight (2000) Tác động của giáo dục ở vùng nông thôn Ethiopia -Hàm sản xuất - SFA -Phương pháp tiếp cận một giai đoạn. TE: 55% Trình độ học vấn của chủ hộ McGove -rn và cộng sự (2003)

Quy mô nông trại và các yếu tố quyết định hiệu quả kỹ thuật phía tây Brazil

DEA

-Phương pháp tiếp cận hai giai đoạn. Tiếp cận tín dụng Nguyễn Hữu Đặng (2011)

Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ĐBSCL, Việt Nam giai đoạn 2008-2011 -Hàm sản xuất - SFA -Phương pháp tiếp cận một giai đoạn. TE: 88,96%.

Tiếp cận tín dụng, tham gia tập huấn, tham gia hội nhóm

Khai và Yabe (2011)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Việt Nam năm 2006

-Hàm sản xuất – SFA và hồi quy Tobit hàm phi hiệu quả kỹ thuật. -Phương pháp tiếp cận hai giai đoạn. TE: 81,6%. Tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, thu nhập từ trồng lúa, chính sách chính phủ Phạm Lê Thông (2011) So sánh hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa hè thu và thu đông ở ĐBSCL

-Hàm sản xuất – SFA và hồi quy OLS hàm phi hiệu quả kỹ thuật. -Phương pháp

TE: 84,5% Trình độ học vấn

tiếp cận hai giai đoạn

Srisomp un (2012)

Thay đổi hiệu quả kỹ thuật trồng lúa tại Thái Lan: bằng chứng từ phân tích dữ liệu bảng

-Hàm sản xuất – SFA và hồi quy Tobit hàm phi hiệu quả kỹ thuật. -Phương pháp tiếp cận hai giai đoạn.

Hiệu quả kỹ thuật có xu hướng tăng giữa 2 thời điểm sản xuất.(1978/88 và 2007/08).

Số thành viên hộ, số vụ gieo trồng, tỷ lệ thu nhập từ trồng lúa trong tổng thu nhập. Lê Hoàng Việt Phương (2012)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Việt Nam năm 2008

-Hàm sản xuất – SFA và mơ hình phi hiệu quả kỹ thuật (OLS và FGLS)

-Phương pháp tiếp cận hai giai đoạn.

TE 60,28%,

Tuổi, tiếp cận tín dụng, tham gia hội nhóm

Donkoh và cộng sự (2012)

Ước lượng hiệu quả kỹ thuật các hộ trồng cà chua tại phía Bắc Ghana -Hàm sản xuất - SFA -Phương pháp tiếp cận một giai đoạn. TE 71%.

Kinh nghiệm chủ hộ và quy mơ hộ gia đình

Krishna (2014)

Yếu tố quyết định năng suất gạo và hiệu quả kỹ thuật tại Philippin

-Hàm sản xuất – SFA và mơ hình phi hiệu quả kỹ thuật (OLS) -Phương pháp tiếp cận 2 g.đoạn.

TE: 0.54%.

Quy mô đất, số vụ gieo trồng.

Dựa trên các nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu này xác định bao gồm có 2 nhóm yếu tố chính tác động đến hiệu quả kỹ thuật như sau:

- Các yếu tố đầu vào sản xuất: đất đai, lao động, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị…

- Nhóm các yếu tố phi kỹ thuật

o Đặc điểm cá nhân hoặc hộ sản xuất: trình độ học vấn, tuổi tác, giới tính, quy mơ hộ gia đình…

o Đặc điểm sản xuất: quy mơ của mẫu đất canh tác, lao động được sử dụng, số vụ gieo trồng…

o Các yếu tố xã hội: chính sách của chính phủ, mối quan hệ xã hội thơng qua hội nhóm,…

Trong đó, nhóm các yếu tố đầu vào sản xuất được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình trồng lúa, và nhóm các yếu tố phi kỹ thuật sẽ được sử dụng để đánh giá tác động đến sự phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất.

CHƯƠNG 3

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam - VHLSS 2012 được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê (GSO).

Quá trình khảo sát bao gồm các câu hỏi được tiến hành điều tra theo cấp hộ gia đình thuộc 63 tỉnh, thành phố nhằm cung cấp thông tin cụ thể về các đặc điểm cá nhân, thu nhập, chi tiêu và các thông tin phản ánh mức sống khác để làm căn cứ đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hố giàu nghèo của dân cư phục vụ cơng tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước về cải thiện mức sông dân cư ở tầm vi mô và vĩ mô.

Quy mô khảo sát gồm 46.995 hộ dân cư được chọn từ 3.133 địa bàn. Trong đó có 4.233 hộ gia đình tham gia vào hoạt động trồng lúa trong sản xuất nông nghiệp, được sử dụng vào nghiên cứu này. Những hộ gia đình với thơng tin khơng đầy đủ sẽ bị loại bỏ; do đó, số lượng hộ gia đình trong nghiên cứu này giảm cịn 3.316 hộ.

Từ bộ dữ liệu VHLSS, các thông tin hỗ trợ cho nghiên cứu bao gồm:

- Các thơng tin về chủ hộ gia đình trồng lúa: tuổi của chủ hộ (Mục 1A câu 5), giới tính chủ hộ (Mục 1A câu 2), số năm đi học (Mục 2 câu 2), số thành viên hộ gia đình (mục 1A câu 3)

- Các thông tin về sản xuất: sản lượng thu hoạch (Mục 4B câu 4), diện tích gieo trồng (Mục 4B câu 3) các đầu vào sản xuất (Mục 4B1.6 câu 2)

- Chính sách: chương trình trợ giúp của chính phủ bao gồm khuyến nơng, trợ cấp, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ máy móc và vật tư sản xuất (Mục 8 câu 2)

Ngoài những ưu điểm kể trên thì cơ sở dữ liệu cũng có những hạn chế về mặt thống kê. Số người trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi là rất ít nên khi đưa các biến vào mơ hình, nghiên cứu chỉ tập trung vào những biến có lượng thông tin lớn nhằm đảm bảo độ tin cậy của mẫu, các biến cịn lại do mẫu khơng đảm bảo độ lớn nên dù có đưa vào cũng khơng có ý nghĩa thống kê.

3.2. Mơ hình ước lượng và các biến số nghiên cứu

Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số - phân tích biên ngẫu nhiên đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977) và phát triển bởi Battese (1992) để phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa của hộ gia đình. Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng như sau:

𝑦𝑖 = 𝑓(𝑥𝑖; 𝛽) ∗ 𝑒𝑥𝑝{𝑣𝑖 − 𝑢𝑖} (3.1)

Mơ hình kinh tế lượng thực nghiệm được áp dụng để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố được xây dựng cơ bản dưới dạng hàm sản xuất đơn giản như Cobb- Douglas như các nghiên cứu của Khai và Yabe (2011), Krisha (2012), Sriompun (2014) hặc dạng hàm phức tạp Translog như nghiên cứu của Donkoh (2012).

Trong đề tài nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích cơ sở dữ liệu từ bộ VHLSS 2012 , mơ hình ước lượng dạng Cobb-Douglas có dạng tổng qt như trong cơng thức (3.2) như sau:

𝑙𝑛𝑌𝑖 = 𝛽0+ ∑𝑘𝑖=1𝛽𝑖𝑙𝑛𝑋𝑖+ 𝑣𝑖− 𝑢𝑖 (3.2) Và mơ hình ước lượng dạng Translog tổng qt trong cơng thức (3.3).

𝑙𝑛𝑌𝑖 = 𝛽0+ ∑ 𝛽𝑖 𝑘 𝑖=1 𝑙𝑛𝑋𝑖 +1 2∑ 𝛽𝑖 𝑘 𝑖=1 𝑙𝑛2𝑋𝑖+ ∑ 𝛽𝑖 𝑘 𝑖,𝑗=1 𝑙𝑛𝑋𝑖𝑙𝑛𝑋𝑗 + 𝑣𝑖 − 𝑢𝑖 (3.3)

Hàm translog sẽ trở thành hàm Cobb-Douglas khi các hệ số ước lượng của các biến tương tác bằng không.

Với các biến được sử dụng trong nghiên cứu này, mơ hình logarit của hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas được viết lại trong công thức (3.4)

𝒍𝒏𝑹𝑰𝑪𝑬 = ⁡ 𝜷𝒐+ 𝜷𝟏∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑵𝑫 + 𝜷𝟐 ∗ 𝒍𝒏𝑴𝑨𝑪𝑯𝑰𝑵𝑬 + 𝜷𝟑∗ 𝒍𝒏𝑺𝑬𝑬𝑫 +𝜷𝟒∗ 𝒍𝒏𝑨𝑮𝑹𝑶 + 𝜷𝟓𝒍𝒏𝑭𝑬𝑹 + 𝜷𝟔𝒍𝒏𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹 + 𝒗𝒊 − 𝒖𝒊 (3.4)

Trong đó,

ln là logarit tự nhiên;

𝑣𝑖 là sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn N~(0,𝜎𝑣2);

𝑢𝑖 là sai số ngẫu nhiên không âm, đại diện cho phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất của hộ nơng dân thứ i, được giả định có phơi phối nửa chuẩn;

Mơ hình logarit của hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Translog được viết lại trong công thức (3.5).

l𝒏𝑹𝑰𝑪𝑬 = ⁡ 𝜷𝒐+ 𝜷𝟏∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑵𝑫 + 𝜷𝟐∗ 𝒍𝒏𝑴𝑨𝑪𝑯𝑰𝑵𝑬 + 𝜷𝟑 ∗ 𝒍𝒏𝑺𝑬𝑬𝑫 +⁡𝜷𝟒∗ 𝒍𝒏𝑨𝑮𝑹𝑶 + 𝜷𝟓𝒍𝒏𝑭𝑬𝑹 + 𝜷𝟔𝒍𝒏𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹 + 𝜷𝟕∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑵𝑫𝟐 +𝟏 𝟐𝜷𝟖∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹 𝟐 +𝟏 𝟐𝜷𝟗∗ 𝒍𝒏𝑴𝑨𝑪𝑯𝑰𝑵𝑬 𝟐+𝟏 𝟐𝜷𝟏𝟎∗ 𝒍𝒏𝑺𝑬𝑬𝑫 𝟐 +𝟏 𝟐𝜷𝟏𝟏∗ 𝒍𝒏𝑨𝑮𝑹𝑶 𝟐+𝟏 𝟐𝜷𝟏𝟐∗ 𝒍𝒏𝑭𝑬𝑹 𝟐+ 𝜷𝟏𝟑∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑵𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑴𝑨𝑪𝑯𝑰𝑵𝑬 + 𝜷𝟏𝟒 ∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑵𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑨𝑮𝑹𝑶 + 𝜷𝟏𝟓∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑵𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑺𝑬𝑬𝑫 +𝜷𝟏𝟔 ∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑵𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑭𝑬𝑹 + 𝜷𝟏𝟕∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑵𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹 +𝜷𝟏𝟖 ∗ 𝒍𝒏𝑺𝑬𝑬𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑭𝑬𝑹 + 𝜷𝟏𝟗∗ 𝒍𝒏𝑺𝑬𝑬𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑴𝑨𝑪𝑯𝑰𝑵𝑬 +𝜷𝟐𝟎∗ 𝒍𝒏𝑺𝑬𝑬𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑨𝑮𝑹𝑶 + 𝜷𝟐𝟏 ∗ 𝒍𝒏𝑺𝑬𝑬𝑫 ∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹 +𝜷𝟐𝟐 ∗ 𝒍𝒏𝑭𝑬𝑹 ∗ 𝒍𝒏𝑴𝑨𝑪𝑯𝑰𝑵𝑬 + 𝜷𝟐𝟑∗ 𝒍𝒏𝑭𝑬𝑹 ∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹 +𝜷𝟐𝟒∗ 𝒍𝒏𝑭𝑬𝑹 ∗ 𝒍𝒏𝑨𝑮𝑹𝑶 + 𝜷𝟐𝟓∗ 𝒍𝒏𝑨𝑮𝑹𝑶 ∗ 𝒍𝒏𝑴𝑨𝑪𝑯𝑰𝑵𝑬 +𝜷𝟐𝟔∗ 𝒍𝒏𝑨𝑮𝑹𝑶 ∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹 + 𝜷𝟐𝟕∗ 𝒍𝒏𝑳𝑨𝑩𝑶𝑹 ∗ 𝒍𝒏𝑴𝑨𝑪𝑯𝑰𝑵𝑬 + 𝒗𝒊− 𝒖𝒊 (3.5) Theo cách tiếp cận một giai đoạn, 𝑢𝑖 là một hàm phi hiệu quả kỹ thuật bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa được trình bày trong công thức (3.4)

𝒖𝒊 = 𝜶𝟎+ 𝜶𝟏∗ 𝑺𝑬𝑿 + 𝜶𝟐∗ 𝑬𝑫𝑼 + 𝜶𝟑∗ 𝑨𝑮𝑬 + 𝜶𝟒∗ 𝑴𝑬𝑴 + 𝜶𝟓∗ 𝑷𝑶𝑳𝑰𝑪𝒀 + 𝜶𝟔∗ Đ𝑩𝑺𝑯 + 𝜶𝟕∗ Đ𝑩𝑺𝑪𝑳 + 𝜶𝟖∗ 𝑪𝑹𝑶𝑷 (3.3)

Các biến số trong mơ hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được định nghĩa trong Bảng 3.1.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa việt nam (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)