CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.4. Thảo luận về các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật
Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa Việt Nam năm 2012 được trình bày trong Bảng 4.11
Bảng 4.11 Các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật
Ký hiệu biến Tên biến Hệ số p-value
Hằng số -3.877*** 0.000
SEX Giới tính chủ hộ
(1= Nam, 0= Nữ) -0.347*** 0.000
AGE Tuổi chủ hộ -0.007*** 0.000
EDU Số năm đi học của chủ hộ -0.045*** 0.000
MEM Số thành viên gia đình 0.013 0.497
POLICY
(1=được hưởng lợi từ dự án hỗ trợ của chính phủ, 0= không được hưởng lợi từ dự án hỗ trợ của chính phủ) 0.051 0.450 DBSCL (1=Thuộc vùng đồng bằng sông Hồng , 0= Vùng khác) -0.627*** 0.000 DBSH (1=Thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, 0=vùng khác)
-0.315***
0.001
CROP
(1=gieo trồng từ 2 vụ trở lên trong năm, 0=gieo trồng 1 vụ trong năm)
-1.873***
0.000
Ghi chú: *,**,*** chỉ mức ý nghĩa thống kê theo thứ tự là 10%, 5% và 1%.
Nguồn: tính tốn của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2012 (n= 3.316)
Kết quả từ Bảng 4.11 cho thấy chỉ có các biến SEX, AGE , EDU, ĐBSH, ĐBSCL, và CROP là có ý nghĩa thống kê trong mơ hình ở mức ý nghĩa 1%. Các biến MEM, POLICY khơng có ý nghĩa thống kê.
Trình độ học vấn có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Điều này cho thấy chủ hộ trồng lúa có số năm đi học cao thì có khả năng sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn so với những người nơng dân có số năm đi học thấp. Những chủ hộ có trình độ học vấn tăng thêm 1 năm thì hiệu quả kỹ thuật sản xuất sẽ tăng thêm 0,045. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Seyoum và cộng sự (1998), Weir và Knight (2000).
Người nông dân tiến hành tăng vụ trong sản xuất lúa sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất. Người dân gieo trồng từ hai vụ lúa trở lên sẽ tăng mức hiệu quả kỹ thuật thêm 1,87 so với những hộ chỉ trồng 1 vụ. Như trong Bảng 4.2, đa số các hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,25 hecta, năng suất lúa tạo ra cũng tăng vụ năng suất lúa ở vùng đất. Kết quả tương tự nghiên cứu của Srisompun (2012), Krishna (2014).
Hệ số ước lượng cho ảnh hưởng về giới tính trong sản xuất có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Người chủ hộ là nam sẽ tham gia sản xuất tốt hơn người chủ hộ là nữ. Điều này được giải thích là do cơng việc làm ruộng là do người nam nắm giữ cao hơn so với người nữ.