Kết quả kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 50 - 51)

(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)

Kết quả kiểm định thang đo ở bảng (4.11) cho thấy: biến DDCN4 hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted bằng 0.825 và bằng hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên biến DDCN4 sẽ bị loại và biến DDCD4 có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) bé hơn 0.3 nên cũng bị loại. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của các thang đo của các biến còn lại đều lớn hơn 0.3 và đều có hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted của biến bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nên các biến đó đạt yêu cầu về độ tin cậy để phân tích nên khơng có thêm thang đo nào bị loại. Các biến nên hoàn toàn đạt yêu cầu để đưa vào trong bước phân tích tiếp theo.

4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Đối với tất cả các biến đạt yêu cầu và đạt độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố (EFA) thì các biến quan sát yêu cầu phải thõa mãn các điều kiện sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị lớn hơn 0.5 và nằm giữa khoảng giá trị từ 0 tới 1 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett (sig.<=0.05).

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) >=0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (theo Hair & ctg (1998, 111).

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (Cumulative %) >=50% và hệ số Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1.

Thang đo các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học:

Tất cả 34 biến sau bước kiểm định thang đo thì có 32 biến đạt u cầu, tác giả bắt đầu tiến hành phân tích nhân tố (EFA) và có được kết quả sau:

Kết quả kiểm định KMO & Bartlett's trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO khá cao (KMO = 0.893 > 0.5); điều này chứng tỏ các biến tác giả đưa vào phân tích nhân tố là có ý nghĩa và mơ hình phân tích phù hợp với các giả thuyết đã đề ra.

Tiếp theo kiểm định tương quan biến (Bartlett's Test of Sphericity) có giá trị gần bằng 0 (Sig. = 0.000 < 0.05). Điều này cho thấy giả thuyết H0 là các biến khơng có tương quan với nhau đã bị bác bỏ, chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp.

KMO and Bartlett's Test

Kiểm định KMO .893

Kiểm định Bartlett's

Approx. Chi-Square 4736.721

df 496

Sig. .000

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)