Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

Mặc dù là một tỉnh cù lao, nhưng nhờ sự nổ lực của tỉnh và sự trợ giúp của Trung

ương nên hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư đáng kể, quy mô ngày càng mở rộng,

góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch Bến Tre trong tương lai.

Hệ thống giao thông đường bộ phát triển, cầu và đường đã được thông suốt và

nối liền với các trung tâm huyện, Tp, thị tứ và trung tâm các xã. Đặc biệt cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Lng hồn thành, tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng, tạo nên cơ hội

tăng trưởng mạnh về kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Tuy nhiên, một số tuyến điểm du lịch phải đi qua những con đường đang nâng cấp mở rộng, lịng đường hẹp, xe hai

chiều khó tránh nhau, mùa mưa đi lại rất trở ngại, xe 45 chỗ chưa đến được. Đây là một trong những hạn chế, thách thức lớn nhất đối với phát triển du lịch Bến Tre. Hệ thống

giao thông đường thuỷ khá thuận lợi và là một trong những kênh vận chuyển quan trọng nối liền với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tp.HCM. Tuy có thế mạnh về vận tải đường thuỷ nhưng đến nay tỉnh chỉ khai thác dưới dạng tự nhiên.

Hệ thống điện được kết nối với lưới điện quốc gia. Hệ thống điện trung và hạ

thế phát triển mạnh, lưới điện phủ khắp toàn tỉnh. Nguồn điện cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển du lịch và sinh hoạt của người dân.

Hệ thống cấp nước khơng ngừng hồn thiện và mở rộng, hiện tại các thị trấn, thị tứ, trung tâm trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 47 nhà máy có hệ thống xử lý nước,

chủ yếu sử dụng nước mặt và một số ít nước ngầm tầng sâu. Tính đến nay, có 857.145 người được cấp nước, chiếm 63,4% dân số. Số dân còn lại sử dụng nước mưa khoảng

20%, nước giếng sạch 6,6%, nước sơng rạch có xử lý 10%.

Hệ thống bưu chính viễn thơng được đầu tư phát triển tương đối hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong - ngồi tỉnh và quốc tế. Độ phủ sóng điện thoại di động phát triển nhanh, chủ yếu tập trung tại các đô thị, thị tứ. Tuy nhiên, một số điểm

du lịch sinh thái vườn ở nơng thơn sóng di động cịn chập chờn.

Các phương tiện vận chuyển phục vụ đưa đón khách du lịch: Từ năm 2000 đến nay, các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm đầu tư phát triển phương tiện vận chuyển

khách, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Đến nay có trên 100 xe từ 7 chỗ đến 45 chỗ chất lượng khá tốt phục vụ đưa đón du khách, cùng với 60 đò du lịch, 30 đầu xe

ngựa, trên 100 xuồng chèo được khách du lịch ưa chuộng. Các phương tiện vận chuyển công cộng đang phát triển mạnh.

Nhìn chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Bến Tre cịn khó khăn do đặc thù địa lý. Mặc dù có nhiều nổ lực trong thời gian qua nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng

được nhu cầu phát triển du lịch hiện tại. Cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính là lĩnh

vực cần được đặc biệt chú trọng đầu tư nhằm tăng cường khả năng tiếp cận du lịch cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2.3.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến quá trình phát triển du lịch. Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao

chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong

ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chun mơn, trình độ ngoại

ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ được hoàn thiện từng bước để

đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch.

Theo số liệu thống kê của Sở VHTT&DL Bến Tre (Tham khảo phụ lục 5), năm 1995 lao động trong ngành du lịch là 660 người, đến 2010 số lao động trong ngành có 4.040 người, tăng gấp 6.12 lần so năm 1995. Thực trạng về cơ cấu và trình độ đào tạo

lao động ngành du lịch là một vấn đề còn nhiều bất cập. Trong số 4.040 lao động đang

làm việc trong ngành du lịch thì có 404 lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong

đó số lao động được đào tạo về chuyên ngành du lịch khoảng 6%), số còn lại là lao động được đào tạo các chuyên ngành khác, lao động có trình độ trung cấp được đào tạo qua

các trường nghề, nhưng phần lớn chỉ được đào tạo ở loại hình cấp tốc (từ 1 tháng đến 1 năm) nên trình độ nghiệp vụ, kiến thức về du lịch cịn thấp.

Nhìn chung lao động trong ngành du lịch chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống và chun sâu theo từng cơng đoạn của quy trình cơng nghệ phục vụ du lịch. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... chưa đáp ứng được nhu cầu

ngày càng tăng của khách du lịch. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của

du khách, đội ngũ lao động cần phải được đào tạo và đào tạo lại một cách có hệ thống.

Các chuyên ngành đào tạo, các cấp đào tạo và số lượng lao động cần được đào tạo phải theo nhu cầu thực tế phát triển của ngành. Ngay từ bây giờ việc chuẩn bị tri thức, nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên du lịch phải được ưu tiên hàng đầu để chuẩn bị cho các kế hoạch tương lai, việc đào tạo phải được chuẩn hố ở cả 3 trình độ sơ cấp, trung cấp và

thức, cập nhật các tri thức, kỹ thuật mới, hiện đại cho phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển của thời đại.

2.2.3.4 Công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)