Cù lao Bảo (gồm Thành phố Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri) Cù lao Minh (gồm 3 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

- Cù lao Minh (gồm 3 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú)

Ngồi các con sơng lớn cịn có nhiều kênh rạch chằng chịt thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thuỷ giữa các vùng, các khu vực trong ngồi tỉnh. Với địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn trái cây ngon ngọt, những vườn dừa bạt ngàn xanh biếc, khơng có các rừng cây lớn mà chỉ có một số rừng chồi và rừng ngập mặn ven biển và vùng cửa sơng.

Về khí hậu, tỉnh Bến Tre mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ ổn định trung bình hàng năm là 27,30C và chia ra hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là Bắc đến Đơng Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1.250mm đến 1.500mm. Nhìn chung tồn tỉnh Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ lớn hàng năm.

Nằm ở phía Đơng của ĐBSCL, Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.322 km2. Kinh tế Bến Tre phát triển tương đối nhanh và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt khoảng 9,41%/năm trong giai đoạn 2005-2010. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu

vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (45,66%), khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 18,57% và khối dịch vụ chiếm tỷ trọng 35,77%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 866USD. Đời sống của người dân từng bước được cải

thiện. (Nguồn: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Bến Tre tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần IX).

Cây trồng chủ lực của Bến Tre là cây ăn trái, lúa, dừa phục vụ công nghiệp chế biến. Đặc biệt dừa Bến Tre đã trở thành biểu tượng của địa phương. Các sản phẩm từ

dừa có giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần tạo nên bản sắc của hình ảnh du lịch địa phương.

Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, diện tích trồng lúa ngày càng giảm, diện

tích trồng cây ăn trái ngày càng được mở rộng.

Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Lng hồn thành, Bến Tre kỳ vọng sẽ có bước phát triển đột phá trong việc thu hút đầu tư cũng như phát triển khối du lịch - dịch vụ -

thương mại. Sự phát triển của kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cũng như đầu tư du lịch. Vị trí của Bến Tre tương đối thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch. Từ đây, có thể nối các tuyến du lịch liên hồn trong vùng ĐBSCL và các tuyến du lịch quốc gia. Mặt khác Bến Tre còn nằm trong khu vực của dự án Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng, nằm gần tuyến du lịch xuyên Á..., đây là những yếu tố rất quan trọng để Bến Tre

phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch

2.1.3 Dân tộc, dân cư

Cho đến cuối thế kỷ 17, vùng Đồng Nai - Gia Định (tức Nam Bộ nói chung), vùng đất Bến Tre ngày nay về cơ bản vẫn còn là vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Vùng đất này được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng

từ lâu người Việt đã đến đây ở từ trước đó khá lâu. Những đồn lưu dân người Việt, người

Hoa đến vùng Bến Tre khai phá trong những năm cuối thế kỷ 17 và thế kỷ 18 hầu hết là

những người chuyển cư từ miền ngoài, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung vào đất Đồng Nai Gia

Định diễn ra không ồ ạt nhưng tương đối đều đặn và liên tục. Những người lưu dân vào miền đất mới theo hai con đường chính: bằng ghe xuồng từ cửa Cần Giờ ngược dòng Đồng Nai đến ngã ba Nhà Bè, rồi theo sông rạch đổ về miền Tây hoặc đến bằng đường biển, theo các

cửa sông: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông rồi ngược các dịng sơng lớn tiến sâu vào nội địa, định cư trước tiên ở cù lao, những vùng đất cao hai bên bờ sông hoặc ven kênh rạch…Bến Tre đã trở thành nơi lưu dân đi theo đường biển đến định cư nhiều nhất, từ những đoàn lưu dân tự phát gồm những người cùng quê hương, cùng dòng họ, đến những đợt di dân do triều Nguyễn tổ chức “những người dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn mộ vào Nam khai phá”.

Dân số Bến Tre hiện nay là 1.354.589 người, mật độ bình quân khoảng 583

người/km2, đa số là dân tộc Kinh. Lực lượng lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm 64,64% tổng số dân. Con người Bến Tre hiền hoà, mộc mạc chất phát, thân thiện mến khách. Về tôn giáo, do ảnh hưởng truyền thống lâu đời, phần lớn người dân ở Bến Tre theo đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên và các tôn giáo như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài.

2.1.4 Tài nguyên du lịch

2.1.4.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)