Khả năng đất đai là tiềm năng của đất đai cho các sử dụng hay hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 25 - 26)

quản lý cụ thể. Nó khơng nhất thiết phải là loại sử dụng tốt nhất hay có lợi ích lớn nhất. Việc phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào các hạn chế lâu dài. Các hạn chế

(limitations) là những đặc điểm đất đai có tác dụng ngược lại với yêu cầu. Các hạn chế lâu dài (permanent limitations) là các hạn chế khó khắc phục bằng cách cải tạo thơng thường, kể cả những cải tạo quy mơ nhỏ, đó là độ dốc, độ dày đất, độ ngập lũ...[82, tr. 11 - 53]; [122, tr. 115 - 129]; [123, tr.85, 87]; [124, tr. 116-118]; [125, tr. 72]. Với lãnh thổ miền núi, việc phân loại khả năng đất đai dựa trên khả năng cung cấp của đất đai cho sử dụng nông nghiệp, chăn thả, lâm nghiệp hoặc cho giải trí hay bảo tồn. Hệ thống này liên quan đến độ phù hợp của đất đai cho sử dụng đất hơn là khả năng sản xuất và nhấn mạnh vào nguy cơ xói mịn. [124, tr. 116].

Chỉ tiêu xác định giới hạn khả năng đất đai khác nhau giữa các quốc gia, ví dụ: các nước Liên Xô cũ giới hạn độ dốc sản xuất cây hàng năm 50, các nước vùng Caribê là 100

hay Inđonesia là < 220...[52, tr. 120]. Quyết định 278/TTG (11/7/1975) của nước ta xác định nơi có độ dốc < 150 và độ dày tầng đất mặt > 35cm được sử dụng cho nơng nghiệp nhưng phải có biện pháp chống xói mịn, độ dốc 150 - 250 và độ dày trên 35 cm được sử dụng cho nơng lâm kết hợp và những nơi có độ dốc trên 250 hoặc độ dày dưới 35cm được sử dụng cho lâm nghiệp.

+ Phân loại khả năng sử dụng đất đai là phân loại, xây dựng các chỉ tiêu cơ bản về đất đai, làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng đất đai trong sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ đất, chống thối hóa, chống xói mịn đất.

Các đặc điểm chính của đất đai được chú trọng phân tích khi phân loại khả năng sử dụng gồm có:

- Độ dày tầng đất tối thiểu là độ dày tầng đất được giới hạn khi gặp các vật cản sự hoạt động của rễ như kết vón, đá ong.

- Nhóm đá mẹ, đá gốc, biểu thị sự khác nhau về thành phần cơ giới và thành phần hóa học của đất, như độ chua, độ phì của đất.

- Độ dốc địa hình ảnh hưởng lớn tới sử dụng đất và quyết định các biện pháp làm đất, để khơng làm tăng nguy cơ xói mịn.

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w