Việc QHSDĐ theo quan điểm kinh tế - sinh thái tức là hướng về mục tiêu phát triển bền vững, vì "tính bền vững được tạo nên bởi nhiều yếu tố mà ta có thể gọi là tính bền vững về sinh thái, tính bền vững về kinh tế và tính bền vững về xã hội" [19, tr. 17]. Sản xuất lâm, nơng nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững là thực hiện phương hướng kinh tế - sinh thái không chỉ dựa vào sự điều chỉnh của tự nhiên, mà còn phải dựa vào sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật, sự tổ chức của xã hội, vào luật pháp, vào sự quản lý thông qua các quy hoạch và kế hoạch, khơng những trong phạm vi một địa phương mà cịn trong cả nước, thậm chí tồn cầu.
Mục tiêu của lâm nghiệp, sinh thái là bảo vệ và phát triển vốn rừng, để không ngừng nâng cao khả năng cung ứng các nhu cầu kinh tế về lâm sản các loại, đồng thời duy
trì tính đa dạng sinh học, tăng cường khả năng điều tiết dịng chảy, chống xói mịn, rửa trơi, bảo vệ môi trường. Hai vấn đề quan trọng nhất mà ngành lâm nghiệp phải chú trọng giải quyết là quản lý và sử dụng đất đai theo mục tiêu phát triển bền vững và tăng cường công tác điều chế rừng... "Trên phạm vi tồn quốc, đó là quy hoạch và xác định lâm phận của cả ba loại rừng..., không ngừng nâng cao độ che phủ và phân bố hợp lý của rừng" [21, tr. 13].
"Mục tiêu của nông nghiệp - sinh thái là tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp cân bằng, được thiết kế để đảm bảo cho cuộc sống con người ổn định, bền vững" [51,tr. 70]. "Nông nghiệp - sinh thái không phải là trở lại hồn tồn với tự nhiên..., nơng nghiệp - sinh thái có thể chỉ là những bắt chước tự nhiên hay thích nghi, thống nhất với các điều kiện tự nhiên trên cơ sở của kỹ thuật tiến bộ để cho sản phẩm ngày càng nhiều" [73, tr. 162]. Đặc biệt, nơng nghiệp - sinh thái cịn hướng tới sự tái tạo nguồn tài nguyên tự nhiên ở những nơi mà môi trường đã bị suy thối để chúng có thể tiếp tục phục vụ con người. Đối với từng vùng cụ thể, nơng nghiệp - sinh thái tập trung tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho sản xuất, tạo điều kiện thu nhập ổn định cho nông dân, đảm bảo sản xuất ổn định lâu dài hơn là tìm cách đạt được một sản lượng tối đa. Như thế, nông nghiệp - sinh thái sẽ tạo ra các hệ địa - sinh thái nông nghiệp nhân sinh ổn định và bền vững.
Quan điểm kinh tế - sinh thái định hướng cho q trình nghiên cứu để đề xuất QHSDĐ lâm, nơng nghiệp Thừa Thiên - Huế phải căn cứ vào khả năng đất đai hiện trạng sử dụng đất đai, mức sống dân cư, cơ sở hạ tầng và những phương hướng phát triển của tỉnh, khu vực và toàn quốc. Vấn đề sử dụng tối ưu mơi trường tự nhiên địi hỏi phải khai thác tính điều khiển của các hệ thống nơng và lâm nghiệp. Khả năng của con người tập trung vào các hướng điều khiển sau:
- Xác định các vùng lãnh thổ xung yếu phải có rừng để bảo vệ nguồn nước, chống xói mịn, bảo vệ cân bằng sinh thái. (Bảo vệ các khu rừng tự nhiên, khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng).
- Lựa chọn các hệ thống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của chúng, chú ý tới thị trường nhằm tái sản xuất mở rộng và đạt lợi ích kinh tế lớn nhất.
- Xác định các biện pháp kỹ thuật để tránh né những khó khăn do khí hậu, địa hình, đất gây ra cho sản xuất; tăng năng suất và hiệu quả khai thác lãnh thổ.