Phân loại đất đai và đánh giá đất đa

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 26 - 28)

Đánh giá đất đai là quá trình đánh giá tiềm năng đất cho một loại hình sử dụng cụ thể. Các loại hình, các mục đích sử dụng chính như trồng cây lương thực, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, hay các sản phẩm đặc biệt, trồng rừng hay khai thác khống sản, xây dựng đập nước, hồ tưới, khơi phục rừng, hay bảo vệ rừng tự nhiên là những loại hình thường xuyên được chú trọng. Như vậy, đánh giá đất đai là so sánh các yêu cầu về sử dụng đất đai với tài nguyên đất đai hay khả năng đáp ứng của đất đai. Đối với các loại sử dụng khác nhau, sẽ có những yêu cầu khác nhau và khả năng đáp ứng của đất đai cũng sẽ khác nhau.

- Các thông tin về chất lượng đất đai

- Hiện trạng sử dụng đất

- Các thông tin kinh tế.

Đánh giá đất đai theo các yêu cầu sử dụng đất đai, về mặt địa lý, thực chất là xác định những điều kiện tốt nhất để sử dụng đất đai, hoặc những điều kiện chưa phải tốt nhất nhưng có thể chấp nhận được, và những điều kiện của đất đai không thể thỏa mãn các yêu cầu sử dụng.

Để đánh giá đất đai, FAO (1976)[83], đã đưa ra các yêu cầu về sử dụng đất đai gắn với các đặc điểm của đất đai (land, characteristies) và chất lượng đất (land qualities).

Các đặc điểm của đất đai và chất lượng đất là các tính chất của đất đai. Đặc điểm của đất là những yếu tố, chỉ tiêu thu được khi nghiên cứu khảo sát đất đai bao gồm: đặc điểm về khí hậu trên mảnh đất, đặc điểm địa hình và thủy văn của đơn vị đất, các tính chất vật lý của đất, độ phì của đất...

Chất lượng đất là những thuộc tính, đại lượng thể hiện những yêu cầu trực tiếp của các dạng sử dụng đất. Chất lượng đất là kết quả của sự tương tác giữa các đặc điểm đơn lẻ của đất tạo ra.

- Hiện trạng sử dụng đất (phân bố các loại cây trồng, thảm thực vật...) là kết quả của sự phát triển về sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại, làm tiền đề cho hướng phát triển trong tương lai.

Như vậy để đánh giá đất đai cần có các thơng tin:

- Các đặc điểm và chất lượng của đất đai.

- Các yêu cầu cụ thể về từng loại hình sử dụng đất.

- Các chỉ tiêu về điều kiện sinh thái cây trồng và vật nuôi.

- Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế.

Hiện trạng sử dụng đất phản ánh khả năng đất đai, đồng thời lại tác động trở lại tới khả năng đất đai, ví dụ các cơng trình thủy lợi, các mơ hình canh tác, lượng vật chất đưa vào các hệ thống canh tác (phân bón...)

Bởi vậy, phân loại khả năng sử dụng đất đai tỉnh được xác định bằng việc kết hợp đánh giá khả năng đất đai với hiện trạng sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w