6. Kết cấu đề tài
2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thu hút NNLCLC của AG
2.2.2. Các văn bản thực hiện chính sách thu hút của tỉnh An Giang
Việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một nội dung quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó tỉnh đã ban hành 04 Nghị quyết, 01 Chỉ thị và 05 Quyết định thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học tham gia công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, văn bản gồm:
+ Nghị quyết số 09/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2008 ngày 11 tháng 7 năm 2008 về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh.
+ Nghị quyết số 21/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 09/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2008 ngày 11 tháng 7 năm 2008 về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh.
+ Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết số 09/2008/NQ-HĐND và Nghị quyết số 21/2009/NQ-HĐND).
+ Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang.
+ Chỉ thị số 32/1999/CT.UB.TC ngày 22 tháng 12 năm 1999 về việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức tỉnh An Giang.
+ Quyết định số 2119/2003/QĐ-UB ngày 24 tháng 10 năm 2003 về việc ban hành Quy định tạm thời về chính sách ưu đãi cán bộ, giảng viên, giáo viên, sinh viên có trình độ cao về cơng tác ở các Trường Đại học, THCN, dạy nghề của An Giang.
+ Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2008 về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyết khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh An Giang.
+ Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2010 về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyết khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh An Giang.
+ Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2012 về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyết khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh An Giang.
+ Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2015 ban hành Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang. (cụ thể hóa Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND thay thế Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND).
2.2.3. Số lượng nhân lực chất lượng cao đã tuyển dụng, thu hút và mức độ đóng góp của nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tính đến năm 2013, tỉnh AG đã tuyển dụng, thu hút là 113 người (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng NLCLC đã tuyển dụng, thu hút.
TT Tổng số Tiến sỹ và tương đương Thạc sỹ và tương đương Cử nhân giỏi, xuất sắc Khác Ghi chú 1 Cán bộ 00 00 00 00 2 Công chức 00 12 00 00 3 Viên chức 00 61 40 00 Cộng 00 73 40 00
- Về mức độ đóng góp của NNLCLC được tuyển dụng, thu hút.
+ Những người được tuyển dụng theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tài chính, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao và được lãnh đạo đánh giá cao.
+ Những người được tuyển dụng theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện năng lực vượt trội, đóng góp nhiều cho cơ quan, đơn vị.
* Phân tích số liệu nghiên cứu:
+ Có 40% tỷ lệ ý kiến cho rằng những người tuyển dụng theo chính sách thu hút
góp phần tăng năng suất lao động; Góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển, sản xuất kinh doanh (30%); Góp phần phát triển kinh tế các xã khó khăn (28,6%). Cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dịch vụ giáo dục (26,4%). Cải thiện môi trường sống (25%). Tăng thu nhập bình qn cho người dân (20,7%). Góp phần giảm hộ nghèo cho địa phương (19,3%). Góp phần giảm tệ nạn xã hội (17,1%).
Bảng 2.2. Thống kê ý kiến của cc, vc về mức độ đóng góp những người diện CSTH Rất không tác động Không tác động Khó trả lời Tác động chưa rõ Tác động rất rõ
Góp phần tăng năng suất lao động 0 5 8,6 46,4 40 Góp phần tăng thu nhập của người dân 0 10,7 17,1 51,4 20,7 Góp phần hỗ trợ DN, người dân phát triển SX 0 6,4 20 43,6 30 Góp phần giảm hộ nghèo cho địa phương 0 13,6 25 42,1 19,3 Góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế 0 9,3 22,1 42,1 26,4 Góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ GD 0 10 19,3 44,3 26,4 Góp phần cải thiện mơi trường sống 7 11,4 17,1 45,7 25 Góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội 0 10,7 18,6 53,6 17,1 Góp phần phát triển kinh tế - xã hội xã kk 0 7,9 19,3 44,3 28,6 + Đa số ý kiến đồng thuận những người được tuyển dụng có tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Có 35,7% ý kiến cho rằng những người được tuyển dụng theo chính sách thu hút góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, 35% nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, 30% nâng cao chất lượng thực hiện chính sách, pháp luật, 25,7% nâng cao chất lượng xây dựng, chính sách, pháp luật.
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ đóng góp của người được tuyển dụng theo CSTH.
Rất khơng tác động Khơng có tác động Khó trả lời Tác động nhưng chưa rõ Tác động rất rõ
Nâng cao chất lượng xây dựng, CS, PL 1,1 8,6 21,4 42,9 25,7 Nâng cao chất lượng thực hiện CS, PL 1,4 8,6 20,7 39,3 30
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước 7 8,6 18,6 36,4 35,7 Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý NN 7 7,9 19,3 37,1 35
+ Có 41,4% tỷ lệ ý kiến “đồng ý”, 13,6% “hoàn toàn đồng ý” nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện năng lực vượt trội, đóng góp nhiều cho cơ quan, đơn vị. 27,1% “đồng ý”, 4,3% “Hoàn toàn đồng ý” nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực bình thường như các cơng chức, viên chức khác và 21,4% “đồng ý”, 5% “hoàn toàn đồng ý” năng lực của họ không phù hợp với vị trí cơng tác. Bên cạnh đó, 45,7% tỷ lệ người khảo sát cho rằng “khó trả lời” với tiêu chí “Năng lực khơng phù hợp với vị trí cơng tác”. (xem bảng 4.2)
Bảng 4.2. Thể hiện ý kiến của cc, vc về mức độ đóng góp của NNLCLC.
Tiêu chí Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khó trả lời Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Thể hiện năng lực vượt trội, đóng góp nhiều
cho cơ quan, đơn vị 1,4 11,4 32,1 41,4 13,6 Năng lực bình thường như cc, vc khác 1,4 27,1 40 27,1 4,3 Năng lực không phù hợp với vị trí cơng tác 1,4 26,4 45,7 21,4 5,0
2.60 2.80 3.00 3.20 3.40 3.60 Tỷ lệ Tỷ lệ 3.54 3.06 3.02 Đóng góp nhiều
cho cơ quan,
Năng lực bình thường
Năng lực k hơng phù hợp vị trí
Qua biểu đồ ta thấy: tiêu chí “Năng lực vựợt trội, đóng góp nhiều cho cơ quan, đơn vị” được đánh giá ở mức cao. Điều này cũng có thể thấy rằng: họ kỳ vọng những người được xác định là nguồn nhân lực chất lượng cao phải là người thể hiện được năng lực vượt trội và có đóng góp nhiều cho cơ quan, đơn vị.
2.2.4. Đánh giá chính sách thu hút NNLCLC của tỉnh An Giang.
- Những mặt đạt được.
+ Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của tỉnh, cụ thể đến nay tỉnh An Giang đã ban hành 04 Nghị quyết, 01 Chỉ thị và 05 Quyết định.
+ Việc thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trị quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thúc đẩy cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ, nâng cao vị thế địa phương đồng thời góp phần bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
+ Việc triển khai chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đã có những tác động nhất định đến đội ngũ cơng chức, viên chức ở tỉnh.
* Phân tích số liệu nghiên cứu:
+ Theo ý kiến của những người được khảo sát, tác động lớn nhất của chính sách thu hút là việc thúc đẩy công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ (37,1%). Ngồi ra chính sách cịn có một số tác động khác đến đội ngũ công chức, viên chức như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (35,7%), góp phần bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, công chức, viên chức (35%), bổ sung trí thức trẻ cho các xã khó khăn miền núi (25,7%) và góp phần tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức (20%).
Bảng 5.2. Thống kê ý kiến cc, vc về tác động chính sách thu hút đến NNLCLC. Tiêu chí Rất khơng tác động Khơng tác động Khó trả lời Tác động nhưng chưa rõ Tác động rất rõ
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC 0 10 13,6 40,7 35,7
Thúc đẩy CBCC học tập nâng cao trình độ 0 9,3 14,3 39,3 37,1
Góp phần bố trí, sử dụng hợp lý CBCCVC 7 9,3 16,4 38,6 35
Góp phần tinh giản biên chế CBCCVC 7 12,1 25 42,1 20
Bổ sung trí thức trẻ cho các xã khó khăn 7 10,7 16,4 46,4 25,7
+ Có (42,1%) ý kiến đánh giá chính sách thu hút góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (34,3%), nâng cao vị thế của địa phương, (32,9%), góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cơng, 29,3% góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, (25,7%) góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh, (22,1%) nâng cao chỉ số Hiệu quả Quản trị và HCC cấp tỉnh, (18,6%) tạo ra sự chênh lệch về nhân lực giữa các địa phương. Có 15,7% ý kiến cho rằng chính sách thu hút khơng tác động đến việc thu hút nhân lực chất lượng cao đến các vùng kinh tế khó khăn.
Bảng 6.2. Thống kê ý kiến của cc, vc về tác động của CSTH đến phát triển KT-XH.
Tiêu chí Rất khơng tác động Khơn g tác động Khó trả lời Tác động nhưng chưa rõ Tác động rất rõ
Nâng cao vị thế của địa phương 0 6,4 17,9 41,4 34,3 Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 0 4,3 12,1 41,4 42,1 Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cơng 0 5,7 17,9 43,6 32,9 Góp phần thúc đẩy CCHC (PAR INDEX) 0 4,3 20,7 45,7 29,3 Góp phần nâng cao chỉ số (PCI) 5 5 25,7 43,6 25,7
- Những tồn tại, hạn chế.
+ Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức phục vụ trong nền công vụ của tỉnh từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn thấp so với khu vực tư. Do đó, việc thu hút sinh viên giỏi, xuất sắc, người có trình độ sau đại học vào phục vụ trong khu vực nhà nước hiện nay chưa thực sự hấp dẫn đối với đội ngũ này.
+ Chính sách thu hút, tạo nguồn chỉ thực hiện đối với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức. Đối với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên chỉ thực hiện đến khâu khảo sát về số lượng hàng năm. Việc rà soát, lập danh sách đối tượng từ sinh viên để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nguồn của Đề án 01- ĐA/TU chưa thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh chưa có cơ chế thu hút đối với lực lượng này. Cụ thể, văn bản của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức chỉ cho phép tuyển dụng không qua thi đối với sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngồi (hai nhóm đối tượng này rất hiếm), trong khi đó người tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc (nhưng không phải thủ khoa), tốt nghiệp thạc sĩ loại khá, giỏi, tốt nghiệp tiến sĩ ở trong nước với các chuyên ngành phù hợp nhu cầu của địa phương thì tỉnh chưa được phép tuyển dụng đặc cách để tạo nguồn cán bộ.
+ Chính sách thu hút của tỉnh với hình thức trợ cấp một lần đối với cán bộ, các nhà khoa học trẻ an tâm ổn định cuộc sống khi chuyển công tác về tỉnh An Giang vẫn chưa được cải thiện tốt.
Góp phần nâng cao chỉ số Hiệu quả Quản trị và
HCC cấp tỉnh (PAPI) 7 7,9 12,1 47,1 22,1
Tạo sự chênh lệch về nhân lực giữa địa phương 7 10,7 25,7 44,3 18,6 Gây ra khó khăn về thu hút nhân lực chất lượng
+ Mặc dù chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh được điều chỉnh nhiều lần để phù hợp hơn so với thực tế. Tuy nhiên, đối tượng thu hút được tại An Giang chủ yếu là thạc sỹ và sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc. Từ năm 2010 đến nay, chưa thu hút được Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sỹ khoa học, tiến sỹ về cơng tác; đội ngũ tiến sĩ hiện có chủ yếu là do quy hoạch và cử đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước và ở nước ngoài.
+ Các quy định của Nhà nước về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, quản lý cơng chức, viên chức nhằm thực hiện chính sách thu hút hiện nay chưa thật sự đảm bảo yêu cầu thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong khu vực cơng.
* Phân tích số liệu nghiên cứu:
+ Trong các quy định hiện hành nhằm thu hút NNLCLC thì chính sách quản lý cơng chức, viên chức được đánh giá là “chưa đảm bảo” với tỷ lệ 25%. Kế đến là chính sách sử dụng với tỷ lệ 22,1%, đãi ngộ 18,6%, đào tạo, bồi dưỡng, 16,4% và tuyển dụng, 15,7% có ý kiến lựa chọn.
Bảng 7.2. Thống kê các ý kiến của cc, vc đánh giá các quy định hiện hành của NN.
Các khâu chủ yếu Hồn tồn chưa đảm bảo
Chưa đảm
bảo Khó trả lời Đảm bảo
Hoàn toàn đảm bảo
Tuyển dụng 25 15,7 38,6 19,3 1,4
Sử dụng 17,1 22,1 45 14,3 1,4
Đào tạo, bồi dưỡng 10 16,4 52,9 19,3 1,4
Đãi ngộ 22,9 18,6 37,9 16,4 4,3
Quản lý 13,6 25 43,6 14,3 3,6
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
+ Chính sách thu hút của tỉnh vẫn chưa thật sự hấp dẫn so với các địa phương lân cận. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất cịn khó khăn, môi trường làm việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương phục vụ cho công tác nghiên cứu, thực hành chuyên môn để tiếp tục phát huy tài năng tại địa phương còn hạn chế.
+ Chính sách chưa được nghiên cứu đầy đủ, lĩnh vực thu hút còn mất cân đối, nhiều cơ quan chưa được tham gia xác định danh mục, lĩnh vực, đối tượng thu hút, chính sách chưa được quảng bá rộng rãi, nhiều sinh viên, nhiều cơ sở đào tạo chưa được tiếp cận.
2.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến chính sách thu hút NNLCLC.
2.3.1. Chính sách tuyển dụng, thu hút.
- Về tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại An Giang, một số tiêu chí sử dụng để xác định NNLCLC thực hiện theo quy định Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và Quyết định số 12/2012/QĐ- UBND ngày 21 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chế