.1 Khung phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá của người đi làm tại tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 36)

Nguồn: tác giả, 2015

Theo như khung phân tích, với kỳ vọng là nhằm giảm số người hút thuốc cũng như tiêu thụ thuốc lá của những người đi làm bằng việc xem xét các yếu tố nào có tác động thông qua thống kê mô tả và hồi quy. Từ đó, nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể. Đó là kết quả nghiên cứu muốn hướng đến.

Yếu tố cá nhân - Thu nhập - Tuổi - Bằng cấp - Nghề nghiệp - Giới tính - Dân tộc - Khu vực … Chính sách của Chính phủ - Giá cả - Tuyên truyền - Cảnh báo - Xử phạt Hành vi hút thuốc lá Tìm ra các yếu tố có tác động đến hành vi tham gia hút thuốc lá và cường độ hút thuốc

Kết quả-hướng nghiên cứu

Đưa ra các giải pháp nhằm giảm hành vi hút thuốc lá cũng như tiêu thụ thuốc lá thông qua các yếu tố ảnh hưởng

3.2 Mơ hình nghiên cứu:

Để đánh giá mức độ tham gia hút thuốc từ đối tượng khảo sát, tác giả dựa vào mơ hình của Elisabeth Sadoulet (1995), mơ hình này giải thích tình trạng hút thuốc (biến giả) bằng cách sử dụng tất cả thông tin cá nhân và giá thuốc lá. Mơ hình logit với logarit của giá thuốc lá và thu nhập được thể hiện ở mơ hình (3.1).

Dsmoker = β1 + β2.ln(Giá thuốc lá) + β3.ln(Thu nhập) + ∑ βi. Xi 𝑖

1 + εi (3.1)

Với Dsmoker: biến giả mô tả hành vi hút thuốc (0: khơng hút thuốc; 1: có hút thuốc) Xi là các biến bao gồm giới tính, tuổi, nghề nghiệp, bằng cấp, khu vực, tổng số người trong hộ, dân tộc, tình trạng hơn nhân.

Riêng về giá, tác giả dùng giá thuốc lá được tính bằng trung bình của giá thuốc Warhorse và Whitehorse cũng như giá riêng của từng loại ở mỗi phường, xã được khảo sát.

Để đánh giá các yếu tố tác động đến cường độ hút ở người hút thuốc lá, tác giả dựa vào mô hình của Ramu Ramanathan (2002) và sử dụng hàm logarit của số lượng điếu thuốc lá. Với số điếu thuốc là biến phụ thuộc. Mơ hình sử dụng là mơ hình log-log (3.2):

ln(Cường độ hút thuốc lá)= β1 + β2.ln(Giá thuốc lá) + β3.ln(Thu nhập)+ ∑ βi. Xi 𝑖 1 + εi

(3.2) Các biến giải thích tương tự như mơ hình (3.1).

3.3 Giả thiết nghiên cứu

Từ lý thuyết, các nghiên cứu trước cũng như khung phân tích, tác giả đưa ra các giả thiết như sau:

GT1: Giá thuốc có tác động đến sự tham gia hút thuốc hay khơng? GT2: Giá thuốc có tác động đến cường độ hút thuốc hay không? GT3: Thu nhập có tác động đến sự tham gia hút thuốc hay khơng? GT4: Thu nhập có tác động đến cường độ hút thuốc hay khơng? GT5: Tuổi có tác động đến sự tham gia hút thuốc hay khơng? GT6: Tuổi có tác động đến cường độ thuốc hay khơng?

GT8: Tình trạng hơn nhân có tác động đến cường độ hút thuốc hay khơng? GT9: Tình trạng hơn nhân có tác động đến sự tham gia hút thuốc hay không? GT10: Dân tộc có tác động đến cường độ hút thuốc hay khơng?

GT11: Dân tộc có tác động đến sự tham gia hút thuốc hay khơng?

GT12: Các nhóm nghề có tác động đến sự tham gia hút thuốc hay khơng? GT13: Các nhóm nghề có tác động đến sự tham gia hút thuốc hay khơng? GT14: Bằng cấp có tác động đến sự tham gia hút thuốc hay không? 3.4 Phương pháp phân tích:

Người đủ tiêu chuẩn để đánh giá phân tích là người đang đi làm trong các cơng ty tư nhân, Nhà nước. Đây là nhóm có thu nhập ổn định, giúp việc đánh giá được chính xác. Tuổi được chọn là từ 18 đến 65 tuổi. Đây là nhóm tuổi có năng lực làm việc. Riêng phần đánh giá tác động về cường độ hút thuốc là người đang hút thuốc lá và giả sử họ đang hút thuốc lá hàng ngày. Việc phân loại theo nhân khẩu học được cụ thể như sau:

- Khu vực: thành thị, nông thôn - Giới tính: nam, nữ

- Tuổi: dưới 30 tuổi, từ 30 đến 45 tuổi, trên 45 tuổi - Hôn nhân: kết hôn, khác

- Dân tộc: kinh, khác

- Bằng cấp: từ Tiểu học trở xuống, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông, Cao đẳng trở lên

- Thu nhập: dưới 2 triệu/tháng, từ 2 đến 4 triệu/tháng, từ 4 đến 6 triệu/tháng, trên 6 triệu/tháng

- Cường độ hút thuốc: dưới 7 điếu/ngày, từ 7 đến 15 điếu/ngày, trên 15 điếu/ngày

- Nghề nghiệp: lãnh đạo, nhà chuyên môn bậc cao và trung, nhân viên trợ lý văn phòng, nhân viên dịch vụ bán hàng, lao động có kỹ năng, lao động giản đơn, quân đội, lao động thủ cơng, thợ lắp ráp và vận hành máy móc.

Đầu tiên, tác giả đánh giá thống kê tỉ lệ tham gia hút thuốc và cường độ hút thuốc theo phân loại ở trên. Sau đó, so sánh sự khác biệt về nhân khẩu học giữa người tiêu dùng thuốc lá giá cao và giá thấp. Việc đánh giá các yếu này vào sự lựa chọn nhãn hiệu thuốc lá cũng được đưa vào phân tích.

Ngồi ra, tác giả đánh giá cảnh báo của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông cũng như trên bao thuốc lá. Đánh giá xem phản ứng của người hút thuốc lá khi tăng giá thuốc ở các mức khác nhau, cũng như tác hại của bệnh tật do thuốc lá gây ra. Đồng thời tác giả muốn xem xét mức độ hiểu biết về quy định địa điểm cấm hút thuốc, xử phạt khi hút thuốc tại địa điểm cấm.

3.5 Mô tả dữ liệu:

Đối tượng khảo sát là những người đang đi làm từ 18 đến 65 tuổi. Địa điểm và thời gian khảo sát

Dữ liệu được thu thập từ tháng 12/2014 đến tháng 2/2015 tại tỉnh Quảng Ngãi gồm 11 phường, xã trong đó có 3 phường ở khu vực thành thị và 8 xã ở khu vực nông thôn.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Đối tượng khảo sát được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Ban đầu, tác giả dựa vào các nghiên cứu liên quan và một số câu hỏi khảo sát của GATS năm 2010, sau đó khảo sát thử 50 người ở 50 hộ gia đình để đánh giá và hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với mục đích nghiên cứu cùng với kết hợp ý kiến của chuyên gia. Tiếp đến, tác giả chính thức thu thập dữ liệu với mẫu khảo sát là 450 người với phương pháp phỏng vấn tay đôi Cụ thể:

- Khu vực thành phố Quảng Ngãi, chọn 3 phường với số mẫu là 100 người. - Khu vực huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn, chọn 8 xã với mẫu là 350 người.

Sau khi tổng hợp có 411 mẫu đạt yêu cầu. Số liệu được nhập và phân loại theo nhiều hướng để phù hợp với nghiên cứu dưới phần mềm thống kê Stata.

Dữ liệu thu thập bao gồm các thông tin về yếu tố cá nhân như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, bằng cấp, thu nhập, khu vực, tình trạng hơn nhân. Các câu hỏi liên quan về kiến thức, nhận thức, truyền thông về tác hại cũng như quy định xử phạt của thuốc lá

cũng được thu thập. Ngồi ra, có một phần riêng về hút thuốc lá như độ tuổi hút, thời gian hút thuốc, số tiền chi cho hút thuốc hàng tháng.

Bên cạnh câu hỏi về thông tin cá nhân, tác giả thu nhập thông tin về giá thuốc ở mỗi phường, xã khảo sát là 2 cửa hàng bán thuốc lá. Giá của loại thuốc lá giá cao là White Horse và loại thuốc lá giá thấp là War Horse sẽ được thu thập và tổng hợp. Giá thuốc đại diện ở mỗi phường, xã là mức giá trung bình của 2 loại thuốc lá này.

Quy trình phân tích dữ liệu:

- Tóm tắt và phân loại dữ liệu cho phù hợp mục đích nghiên cứu - Thống kê mơ tả

- Phân tích mơ hình hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mơ hình - Kiểm định các giả thiết theo mơ hình nghiên cứu của đề tài

Tóm lại, chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là phương pháp định lượng và định tính bằng khảo sát 450 người từ bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là người đi làm từ 18 đến 65 tuổi tại tỉnh Quảng Ngãi. Dữ liệu thu thập được phân loại để phù hợp cho nghiên cứu đánh giá. Mơ hình phân tích, các kiểm định và các giả thiết cũng được đặt ra nhằm giải thích sự tác động giữa các yếu tố về sự tham gia hút thuốc và cường độ hút thuốc. Chương này cũng là nền tảng cho việc phân tích kết quả ở chương kết quả phân tích.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm của mẫu quan sát

4.1.1 Tồn bộ mẫu

Như đã trình bày ở chương 3, đối tượng tham gia khảo sát là những người đi làm trong từ 18 đến 65 tuổi tại Quảng Ngãi. Số phiếu phát ra là 450 và có 411 phiếu hợp lệ. Thông tin chi tiết được dẫn ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Thông tin tổng quan về đối tượng nghiên cứu

Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số người khảo sát 411 Khu vực Thành thị 97 23.6 Nông thôn 314 76.4 Dân tộc Kinh 394 95.9 Khác 17 4.1 Giới tính Nam 399 97.1 Nữ 12 2.9 Tuổi Dưới 30 tuổi 56 13.6 Từ 30 đến 45 tuổi 213 51.8 Trên 45 tuổi 142 34.6 Tình trạng hơn nhân Kết hôn 362 88.1 Khác 49 11.9 Bằng cấp Tiểu học trở xuống 179 43.5 THCS 133 32.4 THPT 61 14.8 Cao đẳng trở lên 38 9.3 Nghề nghiệp

Lãnh đạo cơ quan Nhà nước, tư nhân 13 3.2 Nhà chuyên môn bậc cao và trung 33 8.0 Nhân viên trợ lý văn phòng 9 2.2 Nhân viên dịch vụ và bán hàng 34 8.3 Lao động có kỹ năng trong nơng, lâm, ngư

nghiệp 70 17.0

Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 23 5.6 Lao động thủ công và các nghề nghiệp liên

quan khác 114 27.7 Lao động giản đơn 115 28.0

Theo kết quả thống kê, số người ở nông thôn chiếm tỉ lệ 76,4%, dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 95,9%. Cịn về giới tính, nam giới chiếm tỉ lệ 97,1% trong 411 người khảo sát. Về trình độ học vấn, tỉ lệ cao nhất là Tiểu học trở xuống (43,5%), kế đến là Trung học cơ sở (32,4%), Trung học phổ thông (14,8%) và thấp nhất là số người có bằng Cao đẳng trở lên (9,3%).

Chiếm đa số trong khảo sát là nhóm người từ 30 đến 45 tuổi (51,8%), tiếp đến là nhóm người trên 45 tuổi (34,6%), thấp nhất là nhóm dưới 30 tuổi (13,6%). Riêng về nghề nghiệp, chiếm nhiều nhất là nhóm lao động thủ cơng và lao động giản (55,7%), cịn thấp nhất là nhóm nhân viên trợ lý văn phòng, nhân viên dịch vụ và bán hàng, lãnh đạo, nhà chuyên môn bậc cao (21,7%).

Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa bằng cấp và nghề nghiệp

(tỉ lệ %) Nghề Bằng cấp Tổng Tiểu học trở xuống THCS THPT Cao đẳng trở lên

Lãnh đạo cơ quan nhà nước, tư nhân 0 7.7 30.8 61.5 100 Nhà chuyên môn bậc cao và trung 0 9.1 30.3 60.6 100 Nhân viên trợ lý văn phòng 11.1 0 66.7 22.2 100 Nhân viên dịch vụ và bán hàng 20.6 50.0 20.6 8.8 100 Lao động có kỹ năng trong nơng,

lâm, ngư nghiệp 68.6 27.1 4.3 0 100 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc,

thiết bị 21.7 52.2 21.7 4.4 100 Lao động giản đơn 62.6 24.4 11.3 1.7 100 Lao động thủ công và các nghề

nghiệp liên quan khác 40.3 46.5 11.4 1.8 100 Tổng 43.5 32.4 14.8 9.3 100

Nguồn: dữ liệu khảo sát của tác giả

Dựa vào bảng 4.2, các ngành u cầu vận dụng trí óc nhiều như lãnh đạo cơ quan nhà nước, nhà chun mơn bậc cao và trung thường có bằng cấp cao hơn sơn với các ngành nghề còn lại. Còn các ngành nghề ít sử dụng kiến thức và trí óc nhiều thì chủ yếu có bằng cấp từ THCS trở xuống. Cụ thể: lãnh đạo cơ quan nhà nước và tư nhân

có bằng Cao đẳng trở lên là 61,5%, bằng THPT là 30,8%. Nhà chuyên môn bậc cao và trung, bằng Cao đẳng trở lên chiếm 60,6%, THPT chiếm 30,3%. Nhân viên trợ lý văn phịng có bằng THPT chiếm 66,7%. Nhân viên dịch vụ và bán hàng có bằng THCS là 50%. Lao động có kỹ năng trong nơng, lâm, ngư nghiệp có bằng Tiểu học trở xuống chiếm 68,6%, có bằng THCS chiếm 27,1%. Lao động giản đơn chiếm nhiều nhất là bằng Tiểu học trở xuống (62,6%), THCS là 24,4%.

Bảng 4.3 Thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng khảo sát

(đơn vị: ngàn đồng) Biến Số lượng Trung bình Độ lệch Nhỏ nhất Lớn nhất Thu nhập hàng tháng 411 3261.3 1778.9 800 10400

Nguồn: dữ liệu khảo sát của tác giả

Thu nhập trung bình của của đối tượng khảo sát là 3261,3 ngàn đồng/tháng, trong đó thu nhập thấp nhất là 800 ngàn đồng/tháng và cao nhất là 10400 ngàn đồng/tháng. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn mức độ phân bố mức thu nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá của người đi làm tại tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)