Ký hiệu ma trận trọng số không gian W

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến sự đồng biến giữa các TTCK tiếp cận từ mô hình spatial econometrics (Trang 53 - 55)

Ký hiệu Ma trận W theo… WW_ExRateVola Dao động tỷ giá

WW_FDI Tỷ trọng đầu tư trực tiếp

WW_ForeignClaim Tỷ trọng nợ ngân hàng với ngân hàng nước ngoài WW_FPI Tỷ trọng đầu tư gián tiếp

WW_Geo Khoảng cách địa lý WW_InfDiv Hội tụ lạm phát WW_IntDiv Hội tụ lãi suất

WW_IntUIRP Hội tụ lãi suất điều chỉnh theo UIRP WW_KaOpen Độ mở thị trường vốn

CHƯƠNG 5. DỮ LIỆU

Chương này trình bày vấn đề thu thập dữ liệu, nguồn dữ liệu và các phân tích thống kê cơ bản dấu hiệu nhận biết có tồn tại sự đồng bộ giữa các thị trường chứng khoán.

Các chỉ số đại diện thị trường chứng khoán các quốc gia thu thập từ các chỉ số chứng khoán quốc gia, chỉ số MSCI đại diện, hoặc từ chỉ số Nasdaq đại diện qua Yahoo!Finance. Chuỗi tỷ giá hối đoái song phương là tỷ giá giao ngay được thu thập từ trang web công ty chuyên về công nghệ thông tin và và dịch vụ giao dịch ngoại hối oanda.com. Dữ liệu thương mại, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, nợ nước ngoài song phương được thu thập qua website cơ quan thống kê APEC. Tăng trưởng GDP, chỉ số CPI được thu thập qua thư viện IMF, World Bank. Chuỗi dữ liệu lãi suất, sản lượng công nghiệp được thu thập từ cơ sở dữ liệu của World Bank, riêng sản lượng công nghiệp Việt Nam được tập hợp thủ công từ các báo cáo kinh tế xã hội hằng năm của chính phủ Việt Nam và sau đó nội suy để được chuỗi theo tháng. Chuỗi chỉ số KaOpen được thu thập từ website của nhóm tác giả Menzie D. Chinn, Hiro Ito. Khoảng cách địa lý hai quốc gia được đo bằng khoảng cách giữa hai thủ đơ hoặc thành phố kinh tế chính do tác giả khai thác qua website Distance Calculator. Giá dầu thô giao sau, giá vàng giao sau trên sàn giao dịch London được thu thập từ website investing.com. Xếp hạng tín dụng các đồng tiền là Fitch long- term sovereign ratings, được tác giả thu thập qua website Fitch Ratings .

Phân tích thống kê cơ bản đối với tỷ suất sinh lợi (bảng 5.2 a, b, c, d) cho thấy trước khủng hoảng tỷ suất sinh lợi trung bình tháng cao hơn so với trong và sau khủng hoảng. Và trong khủng hoảng thì mức độ dao động của tỷ suất sinh lợi cao hơn nhiều so với trước và sau khủng hoảng.

Kiểm định Pearson’s product-moment correlation được sử dụng nhằm kiểm định

tương quan từng cặp chỉ số chứng khoán qua các thời kỳ trước khủng hoảng (2004- 2006), trong khủng hoảng (2007-2009) và sau khủng hoảng (2010-2013). Kết quả

cho thấy rõ ràng có mối liên hệ rất vững chắc giữa các tỷ suất sinh lợi, thể hiện qua hệ số tương quan ρij tương đối lớn và tất cả có rất ý nghĩa thống kê; Trong giai đoạn khủng hoảng hệ số tương quan lớn hơn giai đoạn trước và sau. Từ đây cho ta nhận định quả thực tồn tại sự đồng biến (co-movement) giữa các thị trường chứng khoán

và mức độ tăng lên trong khủng hoảng (Xem và so sánh bảng 5-3 a,b,c và, hình 5.1:

Hệ số tương quan thời kỳ khủng hoảng lớn hơn nhiều so với thời kỳ trước và sau đó).

Tơi cũng thực hiện kiểm định phụ thuộc chéo bằng Persaran CD test và Breusch

Pagan LM test. Cả hai đều cho kết quả phủ định giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết

H1 “có tồn tại sự phụ thuộc chéo”, đồng thời các giá trị thống kê z hay Chi-squared

cũng lớn hơn trong giai đoạn khủng hoảng (Xem bảng 5-4). Điều này cho thấy lựa chọn mơ hình spatial econometrics với sự phụ thuộc chéo là hợp lý.

Kiểm định chuỗi đơn vị (unitroot test) bằng phương pháp Harris-Tzavalis cho dữ liệu bảng và kiểm định Philips Perron cho từng chuỗi riêng lẻ cho thấy các chuỗi tỷ suất sinh lợi là các chuỗi dừng (Xem bảng 5.5).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến sự đồng biến giữa các TTCK tiếp cận từ mô hình spatial econometrics (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)