CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA
3.2 Các nhân tố ở cấp độ địa phương
3.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
Dân cư và lao động: dân số của Khánh Hịa thuộc loại trung bình trong khu vực và cả
nước, trong đó có một phần nhỏ người dân tộc thiểu số chủ yếu phân bố ở hai huyện miền núi26 nên không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Tỷ lệ dân
26 Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của TCTK, người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 5%
số thành thị của Khánh Hịa cao thứ nhì khu vực, chỉ sau Đà Nẵng. Tỷ lệ người phụ thuộc thấp hơn tỷ lệ người lao động cũng là lợi thế về nguồn lực cho tỉnh.
Bảng 3.1 Số liệu dân cư và lao động năm 2012
Tỉnh Dân số (nghìn người) Tỷ lệ dân số thành thị Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc Tỷ lệ người phụ thuộc Đà Nẵng 973,8 87,18% 49,9% 50,1% Quảng Nam 1.450,1 19,12% 56,7% 43,3% Quảng Ngãi 1.227,9 14,65% 58,6% 41,4% Bình Định 1.501,8 30,81% 58,6% 41,4% Phú Yên 877,2 23,23% 61,3% 38,7% Khánh Hòa 1.183,0 44,50% 53,5% 46,5% Ninh Thuận 576,7 36,14% 54,6% 45,4% Bình Thuận 1.193,5 39,30% 56,9% 43,1%
Nguồn: TCKT, NGTK Việt Nam năm 2012.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh lại có xu hướng giảm dần, từ 17,4% năm 2008 xuống chỉ cịn 13,7% năm 201227. Thêm vào đó, tỷ suất di cư thuần của tỉnh cũng mang dấu âm giai đoạn gần đây28, mặc dù khơng hồn tồn chỉ ra chính xác, nhưng cũng cho thấy sự dịch chuyển của những lao động có kỹ năng sang những địa phương khác có sức hút hơn. Điều này càng góp phần làm hạn chế nguồn lực cho sự phát triển của tỉnh.
Giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Giáo dục cơ bản ở Khánh Hòa tương đối đầy đủ.
Tỉnh đã hồn thành cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Hiện đã có 100% số xã, phường, thị trấn có trường tiểu học. Các chỉ tiêu thể hiện tình hình giáo dục cơ bản ở Khánh Hòa như số lớp, số giáo viên trên 100 học sinh đều tương đương với mức trung bình cả nước và khu vực29. Tuy nhiên hiện tượng bỏ học qua các cấp phổ thông ở Khánh Hòa lại lớn hơn so với khu vực. Ước tính30 có khoảng 70% số học sinh bỏ học từ
27 Chi tiết ở phụ lục 10. 28 Chi tiết ở phụ lục 11. 29 Chi tiết ở phụ lục 12. 30 Chi tiết ở phụ lục 13, 14.
cấp tiểu học lên cấp trung học phổ thơng (tính từ năm 2002). Mặc dù giai đoạn sau (tính từ năm 2005) tỷ lệ học sinh rời trường ở Khánh Hịa có giảm xuống khoảng 65% nhưng vẫn cịn cao so với mức trung bình của khu vực (khơng tính Khánh Hịa) là khoảng 57%.
Học sinh rời cấp trung học nhiều nhưng số lượng học sinh trung học chuyên nghiệp ở Khánh Hòa lại khá thấp, chỉ khoảng 7-8 học sinh trên 1000 dân, mặc dù đây là lực lượng quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Trong khi đó, số lượng sinh viên đại học, cao đẳng ở Khánh Hòa lại lớn hơn nhiều so với lượng học sinh trung học chuyên nghiệp (hình 3.4). Trong khi nền kinh tế Khánh Hòa vẫn dựa vào thâm dụng lao động thì việc thừa thầy – thiếu thợ khơng phải là một yếu tố khả quan thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà cịn là sự lãng phí nguồn lực. Do đó cơng tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông cần phải được cải thiện để tránh đi sự lãng phí này.
Hình 3.4 Số sinh viên trung cấp và cao đẳng, đại học
Nguồn: TCTK, Số liệu thống kê và CTK Khánh Hòa, NGTK năm 2012.
Y tế công cộng: các chỉ tiêu cơ bản phản ánh mặt bằng y tế của Khánh Hòa như tỷ lệ
bác sĩ, tỷ lệ giường bệnh viện trên 1 vạn dân đều thấp hơn trung bình của vùng và cả nước. Năm 2012, Khánh Hịa chỉ có 5,37 bác sĩ và 21,6 giường bệnh viện trên 1 vạn dân, thấp hơn trung bình của vùng là 5,58 bác sĩ và 22,7 giường bệnh viện, và thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước là 6,48 bác sĩ và 22,9 giường bệnh viện trên 1 vạn dân31. Phân bố cơ sở vật chất và số lượng bác sĩ trong tỉnh cũng không đồng đều khi hơn 50% số giường bệnh
31 Chi tiết ở phụ lục 15. 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012
viện và 63% số bác sĩ tập trung ở thành phố Nha Trang, vốn chỉ chiếm 1/3 dân số tồn tỉnh32. Điều này có thể làm hạn chế khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân và lao động ở những huyện, thành phố khác trong tỉnh.