Phân tích kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện dung quất (Trang 25 - 27)

Chương 2 Mô tả dự án và khung phân tích

2.2. Khung phân tích

2.2.1. Phân tích kinh tế

Để xác định được các dòng ngân lưu kinh tế, tác giả sẽ xác định lại các khoản lợi ích và chi phí tài chính sau đó chuyển đổi sang giá kinh tế.

NMNĐ Dung Quất khi đi vào hoạt động thì một phần cung cấp cho phụ tải khu vực và một phần phát lên hệ thống điện quốc gia. Với công suất 1.200MW, dự án theo phương án than được dự kiến đến năm 2021 sẽ có tỷ trọng sản lượng điện phát chiếm 54% tổng sản lượng điện phát ra sử dụng nguồn than và tỷ trọng này giảm dần còn 26% giai đoạn 2026 – 2030; đồng thời, sản lượng của dự án sẽ chiếm 19% tổng lượng điện sản xuất của toàn khu vực miền Trung năm 2021, sau đó, tỷ trọng này giảm xuống còn 12% năm 2027. Như vậy, NMNĐ Dung Quất sẽ trở thành nguồn cung điện quan trọng cho khu kinh tế Dung Quất cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải tại khu vực miền Trung và một phần được dùng phát lên hệ thống điện quốc gia cung cấp cho các khu vực khác trong nước. Do đó, lợi ích kinh tế của dự án là sản lượng điện cung cấp phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện năng của cả nền kinh tế. Tác giả giả định 100% sản lượng tạo ra từ dự án là sản lượng tăng thêm. Lợi ích kinh tế dự án thu được là giá trị lượng điện được sản xuất ra từ dự án tính theo mức sẵn lịng chi trả của người sử dụng điện.

Chi phí kinh tế của dự án được xác định trên cơ sở chi phí tài chính chuyển từ giá danh nghĩa sang giá thực và nhân với hệ số chuyển đổi giữa chi phí tài chính và chi phí kinh tế ứng với từng loại chi phí (CF =PPef ). Giá kinh tế được xác định bằng công thức tổng quát:

Pe = Giá kinh tế chưa điều chỉnh + Phí bù ngoại hối = (Giá tài chính * Hệ số chuyển đổi CF) + [Giá tài chính * Hàm lượng ngoại thương * (Hệ số tỷ giá hối đoái kinh tế - 1)]

Với phương án sử dụng khí, chi phí kinh tế của dự án chủ yếu đến từ chi phí nhiên liệu khí được chuyển từ mỏ khí Cá Voi Xanh. Chi phí kinh tế của khí bằng lượng khí tiêu thụ nhân với giá kinh tế của khí. Giá kinh tế khí tự nhiên bằng bình qn trọng số của giá cung (tác động tăng thêm) và giá cầu (tác động thay thế) (Glenn Jenkins và Harberger, 1995). Khi khơng có NMNĐ Dung Quất thì lượng khí đó được cung cấp cho các dự án khác trong nước ở mức giá khí thế giới. Khi có NMNĐ Dung Quất, tồn bộ lượng khí tiêu thụ cho NMNĐ Dung Quất này sẽ sử dụng lượng khí mà dự kiến bán cho các dự án tiêu thụ khí khác trong nước khi khơng có dự án này. Do đó, dự án hồn tồn chỉ có tác động thay thế, và khơng có tác động tăng thêm. Vì thế, giá kinh tế khí sẽ bằng với giá cầu, cũng là mức giá khí thế giới vào năm 2023. Giá khí cung cấp cho dự án NMNĐ Dung Quất được căn cứ theo giá thị trường thế giới. Hiện tại, giá khí được định giá bằng 46% giá dầu HSFO Singapore năm 2015 cộng với chi phí vận chuyển khí tự nhiên (Hồ Thị Mỹ Hạnh, 2013). Giá dầu HSFO Singapore trung bình năm 2015 là 9,21 USD/mmBTU. Chi phí vận chuyển khí năm 2015 là 2 USD/mmBTU (Howard Rogers, 2015). Giá khí thế giới năm 2015 là 6,24 USD/mmBTU. Tính tốn chi tiết thể hiện trong Phụ lục 5. Giá khí thế giới năm 2016 sẽ được trượt giá so với năm 2015 (6,24 USD/mmBTU) và mức giá này được sử dụng làm giá kinh tế của khí năm 2015, tác giả dùng để phân tích kinh tế dự án sử dụng khí.

Ngồi ra, trong chi phí kinh tế của dự án, tác giả cịn thực hiện lượng hóa ngoại tác tiêu cực của ơ nhiễm khơng khí do bụi từ nhà máy thải ra bằng cách ước tính số người dân có thể bị ảnh hưởng bởi ơ nhiễm khơng khí do bụi, nhân với chi phí tương ứng với các tổn thất sức khỏe người dân có thể mắc phải khi bị phơi nhiễm bụi.

Trên cơ sở lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế của dự án, ngân lưu kinh tế được thiết lập cho tồn bộ vịng đời của dự án, trong đó ngân lưu rịng kinh tế được xác định như sau:

Chiết khấu ngân lưu kinh tế theo suất chiết khấu kinh tế ECOC, tính được giá trị hiện tại ròng kinh tế ENPV và suất sinh lợi nội tại của dự án. Nếu ENPV của dự án lớn hơn hoặc bằng 0 thì dự án khả thi về mặt kinh tế. Ngược lại, nếu ENPV của dự án nhỏ hơn 0 thì dự án khơng khả thi trên phương diện kinh tế, nhà nước không nên phê duyệt dự án đầu tư này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện dung quất (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)