Chi phí tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện dung quất (Trang 52 - 56)

Chương 2 Mô tả dự án và khung phân tích

4.4. Chi phí tài chính

4.4.1. Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư của dự án NMNĐ Dung Quất bao gồm các hạng mục sau: chi phí xây dựng cơng trình; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phịng.

Các hạng mục chi phí này được xác định dựa vào Thuyết minh báo cáo đầu tư của chủ đầu tư, tư vấn của công ty PECC2 và điều chỉnh theo lạm phát. Theo đó, tổng mức đầu tư ban

3 http://knoema.com/kyaewad/us-inflation-forecast-2015-2020-and-up-to-2060-data-and-charts

4 Loại than của NMNĐ Dung Quất là loại than á Bitum có đặc điểm là hàm lượng CaO cao (21%) và lượng SiO2+ Al2O3 + Fe2O3 ~ 60%, tro xỉ thải ra xếp vào loại C, có thể được sử dụng để sản xuất xi măng (PECC1, 2014). Dựa theo báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư cũng dự kiến sử dụng phương án thải xỉ khơ thay vì thải xỉ ướt truyền thống như lựa chọn trong Báo cáo đầu tư (PECC1, 2014) để hạn chế các tác động từ môi trường cũng như có khả năng tái sử dụng. Chủ đầu tư cũng dự định liên hệ với các nhà máy xi măng ở lân cận để tận dụng tiềm năng tái sử dụng tro xỉ.

đầu đã bao gồm cả lãi vay nhập gốc trong thời gian xây dựng của dự án NMNĐ Dung Quất của phương án than là 2.164,97 triệu USD và của phương án khí là 1.121,46 triệu USD. Chi tiết các hạng mục đầu tư ban đầu được thể hiện ở Phụ lục 2.

4.4.2. Chi phí hoạt động

4.4.2.1. Chi phí nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu của dự án được tính bằng lượng nhiên liệu dự án sử dụng nhân với giá tài chính của nhiên liệu. Với phương án sử dụng than, nhiên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ Indonesia. Giá than cũng như lượng than dự án tiêu thụ được trình bày tại phần 2.1.1.2. Với phương án sử dụng khí, nhiên liệu chính là khí tự nhiên chuyển từ mỏ khí Cá Voi Xanh. Giá khí và lượng khí dự án tiêu thụ được trình bày tại phần 2.1.2.2. và 2.2.1.

4.4.2.2. Chi phí lãi vay

Với cơ cấu vốn huy động tài trợ cho dự án này, trong điều kiện hạn chế về mặt thông tin, tác giả giả định vốn của dự án gồm 30% vốn chủ sở hữu, phần còn lại 70% vốn được huy động từ nguồn vốn vay. Chi phí lãi vay của dự án được tính tốn dựa trên giả định của tác giả cũng như dựa vào tham khảo các hợp đồng vay vốn khác có cùng mức đầu tư với mục đích thực hiện thiết lập mơ hình thẩm định sát với các điều kiện thực tế.

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương án vay cụ thể cho dự án sử dụng than như sau: - Tổng số vốn vay (70% tổng vốn đầu tư ngoại tệ ban đầu) trị giá số tiền vay: 1.413,17 triệu USD, giải ngân đều trong 4 năm đầu tiên của thời gian xây dựng.

- Lãi suất danh nghĩa: 6,6 %, trả lãi hàng năm. (ở mức gần Libor 6 tháng + 6% tham khảo ở các ngân hàng thương mại đối với khoản vay dài hạn hiện nay).

- Thời gian vay: 16 năm.

- Số năm ân hạn: 4 năm đầu, lãi vay thời gian xây dựng được ân hạn và nhập gốc. - Thời gian trả nợ gốc: 12 năm.

Với phương án khí, phương án vay được đề xuất như sau:

- Tổng số vốn vay (70% tổng vốn đầu tư ngoại tệ ban đầu) trị giá số tiền vay: 749,63 triệu USD, giải ngân đều trong 3 năm đầu tiên của thời gian xây dựng.

- Lãi suất danh nghĩa: 6,6 %, trả lãi hàng năm. (ở mức gần Libor 6 tháng + 6% tham khảo ở các ngân hàng thương mại đối với khoản vay dài hạn hiện nay).

- Số năm ân hạn: 3 năm đầu, lãi vay thời gian xây dựng được ân hạn và nhập gốc. - Thời gian trả nợ gốc: 13 năm.

- Ngồi ra, trong suốt q trình hoạt động của dự án, chủ đầu tư còn thực hiện khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động với mức lãi suất danh nghĩa là 3,6% (ở mức gần với Libor 3 tháng + 3%).

Lịch trả nợ vay xem ở Phụ lục 13.

4.4.2.3. Chi phí vốn của dự án

Chi phí vốn được xác định dựa vào cơng thức:

WACC =E+DD × RD+E+DE × RE,

Với: D: nợ vay; RD: suất sinh lợi nợ vay; E: vốn chủ sở hữu ; RE: suất sinh lợi VCSH. Sau khi tính tốn, ta có bảng tổng hợp kết quả cho các chi phí vốn của dự án, sử dụng làm cơ sở để so sánh trong các phân tích tài chính như sau:

Bảng 4 - 3: Chi phí sử dụng vốn hai phương án

Phương án Chi phí vốn Giá trị

Than Chi phí VCSH danh nghĩa 12,46%

Than Chi phí vốn dự án danh nghĩa 9,64%

Khí Chi phí VCSH danh nghĩa 12,54%

Khí Chi phí vốn dự án danh nghĩa 7,86%

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Chi tiết tính tốn tham khảo ở Phụ lục 11 đối với phương án than và Phụ lục 12 đối với

4.4.2.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định của dự án được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian tài sản đó tham gia vào vận hành kinh doanh của dự án5. Thời gian khấu hao các cơng trình xây dựng là trong vòng 20 năm kể từ khi đi vào giai đoạn vận hành thương mại; thời gian khấu hao của chi tiết máy móc thiết bị là 10 năm; các tài sản cố định còn lại khấu hao trong vòng 5 năm. Chi tiết khấu hao được thể hiện trong Phụ lục 13.

4.4.2.5. Vốn lưu động

Vốn lưu động gồm cả các khoản phải thu, các khoản phải trả và cân đối tiền mặt. Trong đó: - Khoản phải thu bao gồm những khoản mà Tập đồn Điện lực Việt Nam EVN chưa thanh tốn cho dự án trong kỳ thanh toán. Tác giả giả định khoản phải thu của dự án bằng 1/12 doanh thu điện của năm trước đó (Lê Bảo Bình, 2013).

- Khoản phải trả bao gồm những khoản nợ mà dự án chưa thanh toán cho nhà cung cấp nhiên liệu, các khoản chi phí vận hành và bảo dưỡng. Luận văn giả định khoản phải trả của dự án chiếm 8% chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành bảo dưỡng (Lê Bảo Bình, 2013). - Nhu cầu vốn lưu động ban đầu để dự án có thể đi vào hoạt động được xác định bằng một tháng của tổng chi phí của năm hoạt động sau đó dựa theo giả định của Phạm Văn Đạt (2011) trong dự án NMNĐ Sông Hậu 1.

- Cân đối tiền mặt là những khoản tiền dự án sẵn có để thoanh tốn chi phí O&M. Tác giả giả định cân đối tiền mặt bằng bằng một tháng chi phí O&M (Lê Bảo Bình, 2013). Ngồi ra, dựa theo những quy định hiện hành của Việt Nam đối với các dự án NMNĐ được thực hiện theo hình thức BOT, dự án NMNĐ Dung Quất còn được hưởng những ưu đãi chính sách từ chính phủ Việt Nam:

- Về thuế TNDN, ưu đãi cho các công ty BOT theo văn bản số 1604/TTg-KTN ngày 12/09/2011, trong đó cơng ty được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có lãi, được hưởng suất thuế TNDN 5% bắt đầu từ năm thứ 5 cho tới năm thứ 13 kể từ năm đầu

5 Theo Thơng tư 45/2013/TT (Bộ Tài Chính 2013) ký ngày 25/4/2013, tài sản cố định của công ty BOT được thực

tiên có lãi và hưởng suất thuế TNDN 10% bắt đầu từ năm thứ 15 tính từ năm đầu tiên có lãi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng BOT. Về thuế nhập khẩu, theo văn bản số 1604/TTg- KTN ngày 12/09/2011, công ty BOT được miễn thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu, vật tư và các thiết bị cấu thành tài sản cố định của dự án. Với NMNĐ Dung Quất, công ty BOT được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu cho than, các nhiên liệu phục vụ cho quá trình xây dựng, vận hành, bảo trì nhà máy.

- Về cơ sở hạ tầng, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ chịu trách nhiệm và chi phí phát sinh trong tổ chức công tác bồi thường, GPMB và tái định cư, đảm bảo thực hiện phù hợp với tiến độ của dự án; Đặc biệt, cơng ty cịn được miễn các loại thuế/phí sử dụng hoặc thuê đất trong thời hạn của hợp đồng BOT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện dung quất (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)